Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Tìm hiểu về bệnh giun xoắn?

Bệnh giun xoắn là một loại bệnh kí sinh trùng do loại giun tròn Trichinella spiralis. Bệnh ít phổ biến nhưng đôi khi rất nghiêm trọng.

Đó là một loại giun rất nhỏ có kích thước khoảng vài milimet, màu trắng, có con đực, con cái riêng biệt, kí sinh không chỉ ở người mà còn ở bất kì động vật có vú nào. Bệnh giun xoắn có thể gặp ở nhiều nơi trên thế giới với các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam trước  1967  chưa phát hiện thấy, nhưng 1968 đã thấy một ổ bệnh ở một vùng rừng núi thuộc Tây Bắc.

Bệnh được phát hiện ở nhiều loài động vật như: lợn, chó, mèo, gấu, lợn rừng, chuộc. Tỉ lệ nhiễm bệnh của người khó xác định vì còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, có những vùng tỉ lệ nhiễm ở súc vật cao nhưng ở người không có thói quen ăn thịt sống thì bệnh vẫn ít xẩy ra và nếu súc vật mổ thịt được kiểm tra sát sinh thì tỉ lệ bệnh sẽ không đáng kể. Nhưng nếu súc vật bị nhiễm không được kiểm tra sát sinh, lại được nhiều người ăn dưới hình thức sống thì bệnh nhiễm có tính chất dịch và không phụ thuộc vào tuổi hay giới.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm với số lượng ít, bệnh sẽ biểu hiện không rõ nét hoặc có tính chất thầm lặng và chỉ phát hiện được nhân xét nghiệm tử thi. Còn trong trường hợp nhiễm nặng, giun xoắn phóng thích ra trong cơ thể vật chủ những chất chuyển hóa có độc lực cao và gây dị ứng. Bệnh tiến triển trầm trọng, thường dẫn tới tử vong. Bộ mặt lâm sàng mang tính chất nguy kịch với một chứng viêm quan trọng do tác động liên tiếp và phối hợp của giun trưởng thành trong ruột non và ấu trùng di chuyển vào các cơ và cuối cung là của ấu trùng tạo kén.

Bệnh chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn xâm nhập hay giai đoạn viêm ruột: sau một thời gian ủ bệnh ngắn không có triệu chứng, khoảng 24 – 48 giờ. Biểu hiện bằng những rối loạn tiêu hóa dữ dội, khi ở đầu bằng những cơn đau vùng thượng vị, nôn, ỉa chảy phân có màu xám và có khi giống như phân tả. Sốt cao kéo dài, người rất mệt, ra nhiều mồ hôi, ăn không ngon, khát nước nhiều. Xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan tăng, gama globulin tăng. Trong những trường hợp ỉa chảy liên tục như tả, bệnh rất nặng và dẫn tới tử vong nhanh, 24 - 48 giờ.

Giai đoạn dị ứng hay giai đoạn toàn phát: Thường xảy ra sau giai đoạn viêm ruột, sốt vẫn cao, bệnh nhân mê sảng, kiệt sức, đau ở mọi cơ, cơ càng lớn đau càng nhiều; có thể gây khó thở, khó nhai, khó nói, có thể xuất hiện phù nề. Xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan và gama globulin vẫn tiếp tục tăng. Bệnh nhân có thể tử vong do phù phổi cấp hoặc viêm cơ tim, viêm não. Các thể nhẹ hơn sẽ tiến triển trong 2 – 4 tuần lễ, sau đó sẽ dẫn đến mạn tính.

Giai đoạn mạn tính: Đó là giai đoạn ấu trùng làm thành kén trong các cơ. Do đó hội chứng viêm giảm, nhiệt độ giải các cơ bớt đau nhưng thay thế bằng hiện tượng co thắt cơ biến dạng và teo, chức năng của cơ bị hạn chế.

Chuẩn đoán lâm sàng bệnh giun xoắn thường dựa vào tính chất phát bệnh đột ngột và xảy ra hàng loạt cùng một thường điểm với các triệu chứng đặc hiệu như sốt cao kéo dài , đau cơ, ỉa chảy, bạch cầu ái toan tăng. Xét nghiệm khó thấy giun xoắn trưởng thành trong phân, ấu trùng trong máu hoặc trong dịch não tủy, có thể tìm thấy ấu trùng trong sinh tiết. Dùng phản ứng miễn dịch cho kết quả đặc hiệu.

Ở giai đoạn đầu có thể dùng các thuốc diệt giun sán nhưng giai đoạn này ít khi phát hiện được bệnh. Ở giai đoạn ấu trùng có thể dùng tiabendazole (mintezol) vừa có thể diệt giun trưởng thành và cả ấu trùng, liều lượng 25mg/kg x 2 lần trong ngày, mebendazole (vermox) hay flubendazole (fluvermal) có tác dụng tên cả ấu trùng lẫn giun trưởng thành.

Việc điệu trị triệu chứng, cần giữ cho cân bằng điện giải và dùng corticode để chống viêm và hiện tượng dị ứng, hạ sốt nhanh, giảm đau cơ.

Cần chú ý đến việc chăn nuôi lợn không thả rông và khi mổ thịt cần kiểm tra sát sinh, nhất là trong các vùng có bệnh lưu hành. Ăn thịt nấu chín kể cả các loại thú nhà và thú rừng để phòng chúng bị nhiễm ấu trùng giun xoắn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình