Bảng đánh giá tuổi thai của viện bảo vệ sức khỏe trẻ em
|
Điểm |
Cách đánh giá |
Điểm đạt của bệnh nhân |
Tư thế |
1
2
3 |
Nằm duỗi thẳng
Nằm hai chỉ dưới co
Hai tay co, hai chân co |
|
Nằm sắp trên bàn tay người khám |
1
2
3 |
Đầu gập xuống thân, 4 chi duỗi chéo đầu
Đầu cúi xuống, 4 chi hơi cong
Đầu ngẩng gần 3 giây, hai tay gấp, 2 chân nửa cong nửa duỗi
|
|
Núm vú |
1
2
3 |
Là một chấm không nổi lên mặt da
Nhìn thấy rõ, sờ thấy nhưng không trội lên mặt da
Nhìn thấy rõ nhô cao 2mm trên mặt da |
|
Móng |
1
2
3 |
Chưa mọc đến đầu ngón tay
Mọc tới đầu ngón tay
Mọc chùm quá đầu ngón tay |
|
Tai |
1
2
3
4 |
Mềm, dễ biến dạng khi ấn gấp bật trở lại chậm hoặc không
Khi ấn bật trở lại chậm sụn mềm
Sụn hình rõ bật trở lại
Sụn cứng bật trở lại |
|
Sinh dục |
1
2
3
4 |
Chưa có tinh hoàn hoặc môi bé to
Tinh hoàn nằm trong ống bẹn
Tinh hoàn năm trong hạ nang, môi lớn hơn khép kín
Bìu có nếp nhăn hoặc môi lớn khép kín |
|
Vạch gan bàn chân |
1
2
3
4 |
Không có
1/3 vạch ngang trên lòng bàn chân
2/3 vạch ngang trên lòng bàn chân
Vạch ngang chiếm cả lòng bàn chân |
|
Bảng điểm
Điểm |
Tuổi thai (tuần) |
Điểm |
Tuổi thai (tuần) |
7 |
27 |
15-17 |
33-34 |
8 |
28 |
18-20 |
35-36 |
9-10 |
29-30 |
21-22 |
38-39 |
11-14 |
30-32 |
23-24 |
40-42 |
Cách tìm các dấu hiệu thần kinh (của Dubowitz)
Tư thế : Đặt trẻ nằm thẳng trên một mặt phẳng (bàn, giường) quan sát tư thế rồi cho điểm.
Góc vuông của sổ : gập nhẹ bàn tay vào cổ tay : tính góc vuông giữa bàn tay và cổ tay.
Góc gấp bàn chân : Để trẻ nằm thẳng, gập bàn chân vào phía cẳng chân. Đánh giá góc giữa bàn chân và cẳng chân.
Gập lại cẳng tay : Để trẻ nằm thẳng, kéo nhẹ 2 chân, sau đó bỏ ra cẳng chân tự gập lại. Đánh giá góc giữa chân và bụng.
Góc gập kheo chân : Đánh giá góc của kheo chân
Gót tới tai : Trẻ nằm thẳng, đưa gót chân về phía tai.
Bảng đánh giá về dấu hiệu thần kinh của Dubowitz
Dấu hiệu khăn quàng : Trẻ nằm thẳng, giữ 1 tay song song với người, tay kia đưa sang phía vai, cố định. Đánh giá khuỷu tay với đường giữa của cơ thể : trẻ đẻ non khuỷu tay vượt qua đường giữa.
Đầu ngửa ra sau : Đặt trẻ nằm thẳng - kéo nhẹ 2 tay (như hình vẽ) trẻ càng non, đầu càng ngửa ra sau.
Treo bụng : Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay trái (người khám), lấy tay phải nâng nhẹ đầu trẻ lên rồi bỏ ra, ở trẻ đủ tháng, đầu giữ cao được vài giây.
Nguyên nhân gây đẻ non
Thai nhi : Suy thai, sinh nhiều con (sinh 2,3), thai dị tật
Nhau thai : Nhau tiền đạo, nhau bong non
Bà mẹ : Đẻ nhiều lần, có bệnh trong thời kỳ mang thai : giang mai, lao tim, thận, tiền sản giật, mẹ nhiều tuổi quá hoặc ít tuổi quá, nghiện thuốc, rượu, lao động nặng.
Những nguyên nhân khác : Mức sinh hoạt quá thấp, vỡ ối sớm, đa ối, không rõ nguyên nhân.
Phân loại đẻ non
Đẻ sát giới hạn : 36 - 37 tuần. Những trẻ này có cân nặng khi sinh bình thường, về lâm sàng có thể gặp vàng da kéo dài, bú kém. Có thể bị suy hô hấp nhưng ít gặp. Có thể chăm sóc tại nhà.
Đẻ non vừa phải : 31-35 tuần. Dễ bị nhiễm trùng, suy hô hấp, vàng da kéo dài.
Đẻ quá non : 24 - 30 tuần nhất là những giai đoạn quá non 24 - 28 tuần, những trẻ này trong giới hạn của sự sống. Hay bị suy hô hấp, xuất huyết phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng. Đòi hỏi phải có sự chăm sóc đặc biệt, là nhóm có tỉ lệ tử vong cao nhất và dễ có di chứng.
Những nguy cơ thường gặp ở trẻ đẻ non
Hội chứng suy hô hấp (bên màng trong) : tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (5/1), vàng đẻ non càng có nhiều nguy cơ suy hô hấp : 5% ở trẻ 35-36 tuần, 35% trẻ 31-32 tuần. Xảy ra trong ngày đầu sau đẻ do thiếu hụt chất điện hoạt (surfactant).
Lâm sàng : vài giờ sau khi sinh thở bình thường, sau đó nhịp thở nhanh nông, tím tái, rồi nhịp thở chậm dần. Thường chết sớm trong hai ba ngày đầu nếu không được điều trị đặc biệt (trong đó hô hấp hỗ trợ giữ vai trò quan trọng).
Tăng bilirubin trong máu : Phân loại và chăm sóc đặc biệt theo nhóm, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra.
Đối với trẻ đẻ non, bilirubin trong máu tăng hơn trẻ đủ tháng vì khả năng kết hợp bilirubin trong gan giảm.Tăng bilirubin tự do trong máu (bilirubin gián tiếp)dễ có nguy cơ vàng da nhất là những trẻ rất non. triệu trứng lâm sàng da vàng sáng, thường xuất hiện ngày thứ 3,4 sau đẻ, có thể sớm hơn;vàng da tăng dần, nước tiểu vàng, phân vàng, gan lách không to.
Chiếu đèn điều trị khi bilirubin gián tiếp tăng trên 10mg% thay máu khi bilirubin gián tiếp từ 15-20mg% ở trẻ đẻ non và 25mg% ở trẻ đủ tháng. tuỳ theo tình trạng chung của trẻ mà quyết định.
Nhiễm trùng: Do thiếu hụt miễn dịch nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng (IgA của mẹ qua nhau thai không đủ ,IgM không qua được, hệ thống bổ thể hàm lượng thấp). Do nhiễm trùng từ mẹ sang trong đó thường gặp nhiễm trùng ngược dòng. Triệu trứng lâm sàng thường không đặc hiệu. Trẻ da vàng, không lên cân, bú kém, ỉa lỏng, hạ thân nhiệt, tím tái.
Ngạt: Do trung tâm hô hấp chưa hoàng chỉnh, trẻ càng non có nguy cơ bị ngạt khi đẻ.
Thiếu máu: Nồng độ huyết sắc tố giảm so với trẻ đủ tháng, số lượng sắt trong toàn cơ thể giảm, tuỷ xương hoạt động chưa tốt.
Viêm ruột hoại tử: xảy ra thứ phát sau thiếu dưỡng khí khéo dài trong suy hô hấp. Rất thường gặp ở nhóm trẻ đẻ non cân nặng thấp dưới 1500mg nhưng có thể gặp ở trẻ đủ tháng. Trong điều trị cần phải cho nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Chảy máu:Thường gặp những trẻ có cân nặng thấp dưới 1500mg tuổi thai nhỏ hơn hoặc bằng 30 tuần, đặc biệt thường gặp ở nhóm trẻ đẻ rất non. Chảy máu ở phổi, màng não, não thất thường gặp.
Rối loạn chuyển hoá:Hạ đường máu, hạ canxi máu.
Hạ thân nhiệt: Hay gặp.
Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đẻ non.
Ngay sau đẻ: làm sạch thông thoáng đường thở; chăm sóc rốn, mắt, lau khô ủ ấm.
Tiên lượng xa ở trẻ đẻ non:Chậm pháp triển tinh thần và thể chất; một số bệnh sảy ra muộn; não úng thuỷ; chảy máu não thất; kém pháp triển phổi.
bằng nhiều phương pháp điều trị, hiện nay ở một số nước khoang90% trẻ đẻ non đã được cứu sống và pháp triển bình thường.
Trẻ có trọng lượng rất thấp thì pháp triển rất chậm,tỉ lệ di trứng 3-7%.
Chăm sóc ăn:
Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất để nuôi trẻ đẻ non.
Thời gian cho ăn ngay sau đẻ 1-4 giờ.
Số lần ăn 8-24 bữa/ngày tuỳ theo cân nặng, tuổi thai.
Lượng ăn mỗi lần ít,từ từ.
Trẻ không bú được phải đổ thìa hoặc cho ăn bằng sonde
Nếu ăn bị nôn, chướng bụng, ỉa lỏng phải cho nhịn ăn và chuyển trẻ đến trung tâm cấp cứu.
Đối với trẻ ít cân dưới 1500g việc cho trẻ ăn cần rất chậm nhất là trong tuần đầu sau đẻ.
Cách tính lượng sữa theo cân nặng/ ngày cho trẻ < 1500g (trong tuần đầu sau đẻ).
Ngày tuổi |
Lượng sữa
lần/kg/ml |
Khoảng cách
Các bữa ăn (giờ) |
Tổng số lần
Ăn/ngày(lần) |
1
2
3
4
5
6
7 |
2
3
4
6
8
10
12 |
1
1
1
1giờ 30 phút
2
2
2 |
24
24
24
15
12
12
12 |
Chú ý : lượng sữa ăn tăng trong tuần đầu hàng ngày không quá 20ml đến 25ml đối với trẻ quá non yếu.
Có thể tính khái quát lượng sữa hàng ngày cho trẻ đẻ non như sau :
Ngày thứ 1 50ml/kg/24 giờ
Ngày thứ 2 75ml/kg/24 giờ
Ngày thứ 3,4 80-100ml/kg/24 giờ
Ngày thứ 5,6 90-120ml/kg/24 giờ
Ngày thứ 7 120-150ml/kg/24 giờ
Từ tuần thứ 2 150ml/kg/24 giờ chia 8 - 10 bữa
Tuần thứ 3 150-180ml/kg/24 giờ chia 7 bữa
Khi trẻ có phản xạ bú thì cần cho trẻ tập bú và sau đó đổ thìa thêm (nếu trẻ bú yếu).
Những trẻ không có sữa mẹ phải nuôi bằng sữa bò, tuy vậy không bảo đảm vì trẻ dễ bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng.
Nếu mẹ chưa có sữa phải động viên bà mẹ cho trẻ bú để có sữa, tuyệt đối không được thay thế sữa mẹ bằng nước đường hoặc nước cơm để nuôi trẻ sơ sinh.
Sau khi cho trẻ bú xong phải cho trẻ uống vài thìa nước sôi để nguội, tránh cặn sữa trong miệng.
Tuy nhiên đối với trẻ quá non yếu, cân nặng dưới 1000g thì sữa mẹ chưa phải là thức ăn tốt nhất. Có một loại sữa đặc biệt pha chế cho trẻ non thường dùng trong những trường hợp này và phải cho trẻ ăn chậm, ít một.
Trong trường hợp trẻ không ăn được bằng miệng phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Điều hòa thân nhiệt
Sơ sinh đẻ non không có khả năng điều hòa thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ
thuộc vào môi trường và tình trạng bệnh tật của đứa trẻ. Trẻ càng nhỏ càng ít cân, yêu cầu nhiệt độ môi trường càng cao.
Phòng nuôi trẻ đủ ánh sáng nhưng phải kín, tránh gió lùa, nhiệt độ trong phòng phải cao 28-300C (nóng như mùa hè).
Không để trẻ bị đói. Ở những nơi không có phương tiện hiện đại. Để đảm bảo nhiệt độ cho trẻ về mùa đông cần áp dụng phương pháp Kangaroo (chuột túi) : để trẻ ở trần, chỉ quấn một tả mỏng ở mông, đặt trẻ áp sát vào da mẹ, lọt giữa hai bầu vú mẹ. Bà mẹ mặc áp có thắt đai để đỡ trẻ, như vậy nhiệt độ của người mẹ sẽ truyền sang cho con và trẻ luôn luôn được sưởi ấm.
Chăm sóc da
Khi tắm lau nhẹ bằng khăn mềm và nước ấm. Lau 1/2 người trên, ủ ấm, lau tiếp 1/2 người dưới. Chú ý các nếp bẹn, nách, ...
Chăm sóc rốn
Trong 3-4 ngày đầu sau đẻ, rốn cần được rửa sạch hàng ngày bằng nước muối sinh lí 9% vô khuẩn, sau đó băng lại bằng băng vô khuẩn. Từ ngày thứ 5 khi rốn đã khô không cần băng mà cần rửa sạch hằng ngày bằng nước muối, lau khô, để hở.
Vệ sinh vô khuẩn
Cần nuôi trẻ trong môi trường sạch, hạn chế tiếp xúc với trẻ trừ bố mẹ. Làm vệ sinh hằng ngày, dùng riêng tả lót cho từng trẻ, dùng cụ ăn uống riêng, ... Nhân viên phục vụ phải rửa tay trước khi chăm sóc. Nhân viên mắc bệnh lây không được chăm sóc trẻ.
Theo dõi cân nặng và chiều cao
Cân hàng ngày trước khi ăn vào một giờ nhất định (ít nhất theo dõi cân nặng 2 lần / tuần)
Ghi biểu đồ cân nặng
Đo chiều cao một lần/một tuần. Cách đo : để trẻ nằm ngửa, đầu chạm mặt thẳng đứng (của thước đo), chân duỗi thẳng, bàn chân thẳng đứng, gót chân là điểm của chiều cao đạt được.
Cung cấp vitamin
Vitamin K 0,05-1mg tiêm bắp một liều duy nhất trong tuần đầu (ngày đầu sau đẻ)
Vitamin B1 0,01g x 1 viên x 1 tháng
Vitamin C 50mg / ngày
Vitamin D 400đv/ngày
Vitamin E 20 - 25đv/ngày trong vòng 1 - 6 tuần
Sắt sulffate 20mg/kg.ngày
Axit folic 50/mg/ngày
Theo dõi hàng ngày
Đếm nhịp thở (Đếm cả phút) : quan sát màu sắt đa : cân nặng, đo thân nhiệt
Muốn đề phòng tình trạng đẻ non, cần nâng cao điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng bà mẹ. Dinh dưỡng kém, tỉ lệ đẻ non cao. Chăm sóc trước đẻ : chăm sóc sức khỏe người mẹ trước khi có thai, chế độ ăn, lao động, nghỉ ngơi. Chăm sóc khi có thai : thăm khám thai đều đặn, đúng kì hạn, phát hiện bệnh sớm để điều trị. Giáo dục bà mẹ giữ vệ sinh và biết cách bảo vệ thai. Những sản phụ có nguy cơ đẻ non nên đẻ ở bệnh viện, có chế độ chăm sóc đặc biệt như nghỉ ngơi tại giường. Nếu tử cung co bóp nhiều, cho thuốc giảm cơn ho.
Hồi sức kịp thời và nuôi dưỡng tốt trẻ đẻ non.