Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Tìm hiểu căn bệnh điếc và nghễnh ngãng?

Theo nghiên cứu của Giáo sư tiến sĩ Lương Sĩ Cần:

Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được gì cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ

Trong y học, điếc nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe

Đại cương về thính giác

Thính giác bình thường của người không hoàn toàn giống nhau. Chỉ số bình quân đo sức nghe ở những thanh niên không bị tai mũi họng là chuẩn mực cho người bình thường. Vùng nghe được của tai người ở dải 16-20.000hz (hertz) và ở mỗi tần số có ngưỡng nghe tối thiểu và tối đa. Trên biểu đồ ta có vùng nghe (thính trường) của người bình thường. So sánh với thính giác của một số loài vật thì thính giác tai người còn thua kém. Ví dụ dơi, chuột, mèo nghe được tần số 60.000hz, có loài dơi nghe được 100.000hz.

Tiếng nói con người nằm trong vùng nhạy cảm nhất của trường nghe, khoảng tần số 250-4.000hz, tối đa ở vùng tần số 1000-2000hz. Về cường độ, tiếng nói thông thường nằm trong khoảng 30-70db (nói nhỏ : 30-35db, nói vừa 55db, nói to 70db).

Vì vậy những sự giảm sút thính giác ở các vùng khác. Các máy đo sức nghe thông thường chỉ đo các tần số 125-8000hz

Về cường độ, những sự giảm sút sức nghe 30db mới được chú ý. Vì vậy, nhiều62                                                                                                                    người bị giảm sút 25db không hề cảm thấy khó khăn gì trong đời sống, một lúc nào đó bị "cảm cúm" sức nghe giảm thêm 5db, bỗng nhiên mới biết mình nghe kém. Nếu có người hoàn toàn không nghe được tần số 8000hz trở lên thì điều đó không ảnh hưởng gì lớn trong cuộc sống. Khi đánh giá mức độ điếc cũng không được tính đến. Nói cách khác người điếc hoàn toàn tần số 8000hz thông thường không gọi là điếc (đối chiếu trở lại phần định nghĩa phổ thông và định nghĩa y tế).

Bộ máy thính giác bao gồm:

Tai ngoài : vành tai làm nhiệm vụ thu nhận và hướng dẫn âm thanh

Tai giữa : hòm nhĩ, chuỗi xương con và các phần phụ thuộc làm nhiệm vụ truyền dẫn âm thanh và biến đổi năng lượng âm để bù trừ vào chỗ hao hụt ở phần sau.

Tai trong : cơ quan corti với các tế bào giác quan và dây thần kinh thính giác làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh và truyền lên não qua 5 chặng neuron. Mỗi kích thích âm thanh nghe được từ một tai được truyền lên cả hai bán cầu đại não. Ở tai trong, âm thanh được truyền từ môi trường không khí qua môi trường nước (nội, ngoại dịch) đã mất đi 99,9% năng lượng, chỉ có 1% năng lượng được truyền đi, tính ra cường độ giảm mất 30db. Nhưng do hệ màng nhĩ - chuỗi xương con ở tai giữa đã tác động như một máy biến thế nên đã bù trừ vào chỗ mất mát đó. Kết quả người ta vẫn nghe được đúng với cường độ thực ở bên ngoài. Tai giữa làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh, bệnh tật ở bộ phận này gây ra điếc dẫn truyền, sự giảm sút thính giác không bao giờ quá 60db. Nhiều loại điếc này có thể chữa khỏi, kể cả bằng phương pháp phẫu thuật.

Tai trong là bộ phận giác quan - thần kinh ; thương tổn bệnh tật ở bộ phận này có thể gây ra điếc nặng, thậm chí có thể điếc đặc, điếc hoàn toàn. Điếc tai trong là điếc tiếp nhận.

Trong thực tế nhiều trường hợp có cả thương tổn ở tai giữa và tai trong, sẽ gây ra điếc hỗn hợp nghĩa là vừa có tính chất dẫn truyền vừa có tính chất tiếp nhận. Tùy theo mức độ thiên về phía nào mà có thể nói điếc hỗn hợp thiên về dẫn truyền hoặc thiên về tiếp nhận.

Phương pháp đo sức nghe

Đo sức nghe đơn giản : dùng âm thoa 128 (dao động 128 chu kỳ/giây) gõ vào lòng bàn tay và làm 3 nghiệm pháp dưới đây.

Nghiệm pháp schwabach : ngay sau khi gõ đặt chân âm thoa vào xương chũm, nghe đường xương, bình thường nghe được 20 giây.

Nghiệm pháp Rinne : sau khi làm nghiệm pháp schwabach xong, tai không còn nghe nữa ta đặt âm thoa trước cửa ống tai (nghe đường khí).Nếu tai bình thường thì lại vẫn nghe, gọi là Rinne (+). Ngược lại, nếu để trước ống tai (đường khí) không còn nghe, đặt vào xương chũm đường xương lại nghe, gọi là rinne (-).

Tóm lại :            Rinne (+) : đường khí > đường xương

               Rinne (-) : đường xương > đường khí

Nghiệm pháp Weber : đặt chân âm thoa ở giữa đỉnh đầu hoặc giữa trán, hỏi xem bệnh nhân nghe bên nào rõ hơn. Kết quả :

Hai bên nghe ngang nhau : weber cân bằng

Bên trái nghe rõ hơn : weber truyền sang trái

Bên phải rõ hơn : weber truyền sang phải

Bảng 1 : các nghiệm pháp thông thường

kết quả

 

Bình thường

Điếc dẫn truyền

Điếc tiếp nhận

Schwabach rinne weber

20 giây + cân bằng

Kéo dài - truyền sang tai bệnh

Rút ngắn + truyền sang tai lành

Trường hợp điếc hỗn hợp : dùng thêm các âm thoa 64,256, 512, 1024, 4096 sẽ thấy đối với âm thoa này (ví dụ âm trầm) thì có tính dẫn truyền, đối với loại khác (ví dụ âm cao) thì lại có tính tiếp nhận.

Dùng tiếng nói : nơi thử phải yên tĩnh không có tiếng ồn. Người bệnh nghểnh tai để thử về phía thầy thuốc và bịt tai kia lại. Lúc đầu đứng xa 6m tiến dần về phía thầy thuốc cho đến khi lúc nghe được và lặp lại đúng câu nói của thầy thuốc. Ghi khoảng cách. Bình thường :

Nói thầm : nghe được xa 5m

Nói thường : nghe được xa 50m.

Dùng để thử cho người điếc nặng, nói thường cách 1m không nghe, chắc chắn có nhân tố tiếp nhận.

Có thể dùng bảng Magnier (bảng 2) để ước lượng so sánh kết quả đo bằng tiếng nói thường và sự giảm sút sức nghe tính bằng db.

Dùng máy đo sức nghe (audiometer, thính lực kế). Máy thông thường phát ra các âm có tần số 125,250,500,1000,2000, 4000, 8000 hz và có thể các tần số trung gian 3000, 6000hz, ở các mức cường độ 0-100db.

Máy đo sự giảm sút sức nghe so với người bình thường.0db là cường độ tối thiểu để người bình thường bắt đầu nghe được (xem mục 2). Máy đo từng mức 5db. Trên máy có ghi số cường độ - 20db - 10db đo cho những người nghe tốt hơn mức bình thường.Giảm sức nghe càng nhiều, số đo càng lớn. Đo đường xương bằng khối rung, kết quả phản ánh dự trữ ốc tai, tiềm năng sức nghe.

Đo lần lượt từng tai, qt quả ghi trên biểu đồ sức nghe bằng kí hiệu :

                           Đường khí                              Đường xương

Tai phải                                     0                                              [<

Tai trái                           x                                              ]>

Một vài ví dụ :

Sức nghe bình thường : trên hình là biểu đồ sức nghe tai phải, o...o là đường khí, [...[ là đường xương. Vì nhiều lí do, sai lệch đường khí 5 - 10db, sai lệch đường xương khoảng 20db vẫn coi là bình thường.

Điếc dẫn truyền đơn thuần: Hình 3 là biểu đồ sức nghe tai trái.

]...] nghe đường xương ở mức bình thường.

x...x nghe đường khí sút kém nhưng không đến mức 60 dB, khoảng cách giữa đường xương và đường khí biểu hiện Rinne (-) trên biểu đồ.

Điếc tiếp nhận đơn thuần (Hình 4):

Biểu đồ sức nghe tai trái. Đường xương ]...] và đường khí x...x gần trùng nhau.

Diếc hỗn hợp: Biểu đồ sức nghe tai phai (Hình 5).

Ở các tầng số dưới 2000Hz, đường khí và đường xương cách xa nhau,có khoảng Rinne (- ) tù 2000Hz trở đi, hai đường khí và đường xương chập nhau.

Đo sức nghe bán tự động kiểu Békésy: máy phát âm tần số tăng liên tục 100 - 1000 Hz trong 4-8 phút. Yêu cầu người bệnh bắt đầu nghe thì bấm nút. nhờ có bộ phận đảo mạch đặc dụng, máy giảm cường độ đến lúc người bệnh không nghe thì bấm nút, máy lại tự động tăng cường độ. cứ như thế máy tự động ghi sức nghe. Biểu đồ có dạng hình răng cưa cách nhau khoảng 10 - 20dB. Nối các điểm ở quãng giữa đường ghi, sẽ có biểu đồ tương đương với cách đo đơn âm.

Jerger còn sử dụng cách phát âm ngắt        quãng và liên tục, so sánh 2 biểu đồ và có được 5 kiểu đặc trưng cho các loại điếc (Hình 6).

Đo sức nghe tiếng nói (thích lực lời): Tuỳ theo ngôn ngữ từng nước, từng bộ tộc, người ta xây dựng các bảng từ thử 1âm tiết, 2 âm tiết, hoặc câu đơn giảng, đọc và yêu cầu người bệnh lặp lại. Tuỳ theo số lần nói đúng mà tỉ lệ % cao thấp. Ghi lên biểu đồ và so sánh với biểu quy chiếu của người bình thường.

Đo sức nghe tiếng nói không chỉ liên quan đến thính giác mà cả đến trình độ hiểu biết, suy đoán, w. dó đó có giá trị thực tế về mặt xã hội bổ sung cho phương pháp đo bằng đơn âm (Hình 7).

Các nghiệm pháp đo trên ngưỡng: có những người mức độ giảm sút sức nghe tương đương nhau, biểu đồ đo bằng âm đơn gần giống nhau nhưng trong thực tế đời sống hàng ngày, người nghe tốt hơn, người nghe kém hơn nhiều.Lí do nghe kém là vì có thêm rối loạn trên ngưỡng như nghe đôi, thời gian lưu âm kéo dài và hồi thính. Về phương diện bệnh lí lâm sàng, hiện tượng hồi thính có tầm quan trọng hơn cả. Hồi thính là hiện tượng đặc biệt biểu hiện thương tổn ở ốc tai. Ngưỡng nghe của những người này giảm sút độ cao đến mức nào đó thì nghe "tốt" hơn người bình thường, thực chất là nhạy cảm hơn người bình thường đối với chênh lệch rất nhỏ về cường độ. Biểu hiện nói nhỏ thì không nghe, nói hơi to thì chói tai, khó nghe. Kết quả là nghe chữ được, chữ mất, câu được, câu chăng.

Có nhiều phương pháp đo hồi thính như sau.

Test fowler : so sánh cảm giác cường độ ngang nhau của 2 tai.

Test Luscher - zwislocki : nhận biết các biến đổi nhỏ nhất về cường độ.

Test SISI của Jerger tìm chỉ số nhạy cảm với biến đổi cường độ ... (SISI = sound intensity shift index, short increment sensivity Index).

Một vài hiện tượng trong các cách đo khác cũng có giá trị tương đương hồi thính.

Ngoài ra cần nói đến cách đo sự suy giảm ngưỡng nghe biểu hiện thương tổn sau ốc tai.

Đo sức nghe khách quan : Sau đây chỉ nói một vài phương pháp

Đo trở kháng : có 2 ứng dụng lâm sàng

Nhĩ đồ : Bình thường biểu hiện như một hình nón không cân xứng, đáy loe, đỉnh trùng với áp suất o. Khi có dịch tiết nước hoặc nhày trong hòm nhĩ, vòi nhĩ bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn, ... Nhĩ đồ có các hình ảnh bệnh lí đặc biệt.

Phản xạ cơ bàn đạp: trường hợp bình thường và điếc dẫn truyền đơn thuần, ngưỡng phản xạ cách ngưỡng nghe khoảng 86db. Khi có hồi thính, ngưỡng này thu hẹp lại. Đo phản xạ có thể phát hiện nhiều trường hợp điếc giả vờ.

Đo điện ốc tai và điện não - thính giác:

Nguyên lí : khi nghe một âm thanh cũng giống như thu nhận một kích thích, một cảm giác khác, điện não có biến đổi nhưng sự biến đổi đó quá nhỏ bị lẫn vào trong biểu đồ ghi điện não tổng hợp nhiều quá trình hoạt động của não. Nếu ta phát những âm thanh (tiếng clic hoặc burst) liên tục và ghi dòng điện não (bằng cách đặc biệt phân tích dòng này thành nhiều điểm, dùng máy tính điện tử ghi tổng số ở từng điểm sau mỗi phát âm ra) sẽ cho thấy đáp ứng của não đối với âm thanh nếu tai nghe được. Tùy theo vị trí đặc điện cực ta có:

Điện ốc tai : Điện cực đặt ở đáy hòm nhĩ hoặc ống tai

Điện não thính giác đáp ứng, điện cực đặt ở vùng đầu

Điện ốc tai và điện não - thính giác tuy chưa thật hoàn hảo nhưng đã có những kết quả tốt.

Phân chia các loại điếc

Ngày nay ngành thính lực học đã phát triển mạnh mẽ, việc đo sức nghe, chẩn đoán điếc đã có nhiều tiến bộ với các máy móc hiện đại. Kết quả đo sức nghe, cần rút ra được các kết luận sau đây :

Điếc kiểu dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp

Mức độ điếc : nhìn vào biểu đồ đo sức nghe bằng âm đơn có thể đánh giá ước lượng.

Hoặc theo công thức fletcher-carhart : cộng mức suy giảm thính giác đường khí ở 3 tần 00000,2000 rồi chia 3. Ví dụ :

Biểu đồ hình 8 :

                                 50+60+70

Giảm sút sức nghe =                  = 60dB

                                       3

Hoặc tính theo barem của Hội đồng vật lí trị liệu

Bảng 3. Tính suy giảm thính giác theo %

Giảm sút sức nghe (dB)

500Hz

1000Hz

2000Hz

4000Hz

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

100

 

0,2

0,5

1,1

1,8

2,6

3,7

4,9

6,3

7,9

9,6

11,3

12,8

13,8

14,6

14,8

14,9

15,0

15,0

 

0,3

0,9

2,1

3,6

5,4

7,7

10,2

13,0

15,7

19,0

21,5

23,5

25,5

27,2

28,8

29,8

29,9

30,0

 

0,4

1,3

2,9

4,9

7,3

9,8

12,9

17,3

22,4

25,7

28,0

30,2

32,2

34,0

35,8

37,5

39,2

40,0

 

0,1

0,3

0,9

1,7

2,7

3,8

5,0

6,4

8,0

9,7

11,2

12,5

13,5

14,2

14,6

14,8

14,9

15,0

 Đánh giá sự giảm sút thính giác toàn bộ tức là cả 2 tai có thể tính : lấy

tổng số 7 lần sự giảm sút bên tai tốt cộng với một lần giảm sút bên tai xấu, chia 8. Ví dụ : một tai 100%, một tai 0% thì sút giảm toàn bộ là 135.

Còn có nhiều cách và công thức khác để tính sự thiếu hụt về sức nghe.

Phân hạng các loại điếc : Thường được phân làm 4 hạng :

Điếc nhẹ : 20-40db

Điếc vừa : 40-60db

Điếc nặng : 60-80db

Điếc sâu : trên 80db

Nguyên nhân của các loại điếc

Như đã nêu ở trên, điếc gồm có 3 kiểu : dẫn truyền, tiếp nhận và hỗn hợp. Nhiều bệnh rất khác nhau có thể gây ra một kiểu điếc khá giống nhau; một bệnh có thể gây ra nhiều kiểu điếc khác nhau. Vì vậy riêng việc đo sức nghe không đủ để chẩn đoán bệnh, cần kết hợp với các loại thăm khám khác.

Bệnh của tai ngoài : Nhiều bệnh của tai ngoài có thể gây ra giảm súc sức nghe, sau đây chỉ nêu vài trường hợp.

Nút ráy tai và dị vật tai gây ra giảm sức nghe khi bịt kín ống tai. Ví dụ một nút ráy chưa gây ra nghe kém nhưng lúc đi tắm, nước vào tai làm dãn nở nút ráy, bịt kín ống tai, triệu chứng nghe kém trở nên rõ rệt. Đây là trường hợp điếc kiểu dẫn truyền đơn thuần.

Dị dạng : Nếu dị dạng chỉ khu trú ở tai ngoài (vành tai nhỏ, tịt ống tai ngoài) hoặc có thêm hoặc chỉ có dị dạng tai giữa (các kiểu dị dạng của chuỗi xương con) : điếc dẫn truyền đơn thuần. Nếu kèm thêm dị dạng tai trong : điếc hỗn hợp.

Tắc vòi nhĩ : Tắc vòi nhĩ xảy ra ở phía hòm nhĩ, phía họng hoặc ở eo vòi. Lúc đầu là hiện tượng tắc vòi đơn thuần (có thể từ tắc một phần tiến tới tắc hoàn toàn), áp lực khí ở hòm nhĩ sẽ giảm sút, màng nhĩ bị kéo lõm vào trong và sẽ nhanh chóng xảy ra tiết dịch nước, nhầy, cuối cùng là giảm áp lực thường xuyên, có thể dẫn tới quá trình dính xẹp hòm nhĩ.

Giai đoạn tắc vòi đơn thuần : điếc dẫn truyền đơn thuần, nhất thời, khi vòi nhĩ thông trở lại thì thính giác trở về bình thường.

Giai đoạn có tiết dịch : là sự kéo dài của giai đoạn trước. Áp lực âm và dịch tiết ở hõm nhĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các của cửa sổ hoặc do các hiện tượng vận mạch phản xạ của tai trong nên điếc nhiều khi biểu hiện tính chất hỗn hợp. Điều trị nguyên nhân và đặt ống thông hơi hòm nhĩ thường dẫn tới kết quả phục hồi nguyên trạng, dù đã có biểu hiện sự tham gia của tai trong.

Giai đoạn xơ dính : Chất dịch nhầy quánh lại,biến thành xơ dính, hòm nhĩ  xẹp. Điếc thường có tính chất hỗn hợp, rất khó hồi phục.

Viêm tai giữa bao gồm viêm tai giữa cấp tính.

Gồm có : điếc dẫn truyền đơn thuần

Trường hợp có phản ứng mê nhĩ thì biểu hiện điếc hỗn hợp.

Viêm tai giữa mạn tính chia ra 2 loại đơn giản và loại có cholesteatoma.

Nếu mê nhĩ không bị thương tổn thì chỉ bị điếc dẫn truyền đơn thuần.Trường hợp mê nhĩ bị thương tổn do viêm tai giữa cấp hoại tử, do cholesttoma ... điếc mang tính hỗn hợp, có thể có hồi thính. Do bệnh tích giải phẫu rất đa dạng (lỗ thủng màng nhĩ to nhỏ, vị trí khác nhau, chuỗi xương con có bị đứt đoạn hay không, mặt đế đạp có bị cứng khớp do quá trình xơ viêm, mức độ thương tổn của mê nhĩ, tuổi tác, ... biểu hiện lâm sàng rất phong phú và các biểu hiện về mức độ điếc cũng muôn màu muôn vẻ.

Loạn dưỡng mê nhĩ : Bao gồm nhiều bệnh khác nhau, đều gây ra rối loạn cấu trúc xương của mê nhĩ và cứng khớp bàn đạp - cửa sổ bàn đạp.Đó là những bệnh toàn thể như bệnh Paget, Recklinghausen, Lobstein, Crouzon, Hurler, ... có kèm theo loạn dưỡng xương và biểu hiện lâm sàng về tai. Hoặc là bệnh của riêng mê nhĩ như bệnh xốp xơ tai. Loạn dưỡng xương xảy ra ở mê nhĩ, nhưng triệu chứng lâm sàng chỉ biểu hiện khi bệnh tích lan đến vùng cửa sổ bầu dục làm cứng khớp xương bàn đạp.

Bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì con gái, có tính duy truyền từ người mẹ điếc lúc đầu thường là dẫn truyền đơn thuần, cả hai tai đều bị, có thể sớm muộn nặng nhẹ hơn nhau tí chút hoặc tương đương điếc tiến triển nặng dần lên với đời sống sinh lí của người phụ nữ như khi mang thai, sinh con, cho con bú, đoạn kinh, vv. Trở thành điếc hỗn hợp và có thể là điếc đặc hoàn toàn. Nhưng cũng nhiều khi ngừng tiến triển, ở một mức độ nào đó, thậm chí tốt lên (hiếm). Nhiều bệnh nhân bàng thính willis: nghe rõ hơn ở chỗ có tiếng ồn, thường là tiếng ồn trầm. Điếc kèm theo ù tai rất khó chịu. Thăm khám soi tai không thấy có già đặc biệt.

Điều trị: phẫu thuật xương bàn đạp, lay động hoặc thay thế ở giai đoạn Rinne âm tín h thường có kết quả tốt. Ngoài ra có thể đeo máy trợ nghe, uống fluorua natri (ít người chỉ định).

Nghe kém do tuổi già là một hiện tượng sinh lí không ai tránh khỏi. Cũng như các bộ phận khác, nặng nhẹ, sớm muộn thay đổi tuỳ người. Nhưng nếu xảy ra quá sớm thì trở thành bệnh lí.

Sự lão hoá của bộ máy thính giác là do sự thoái hoá tế bào cơ quan Corti, bặt đầu từ vòng đáy lên vòng đỉnh, đồng thời các sợi hạch và đường dẫn truyền thần kinh cũng teo đi.

Là điếc tiếp nhận đơn thuần, không kèm theo chống mặt; Nếu có ù tai thì cũng nhẹ. Hiện tượng suy giảm thính giác đã bắt đầu từ 20 đến 30 tuổi nhưng có thể gây phiền hà, khó chịu từ tuổi 50 trở đi. Theo một số nghiên cứu thống kê, sự giảm sút bình quân ở các tần số theo lức tuổi như sau (Bảng 4).

Bảng 4. Suy giảm thín h giác theo tuổi

Tuổi

125Hz

250

500

1000

2000

4000

8000

20 - 29

30 - 39

 40 - 49

50 - 59

60 - 69

70 - 79

80

0

5

7

10

14

18

22

0

5

7

10

14

19

23

0

5

7

12

15

23

27

0

5

8

12

19

27

33

0

6

8

13

24

31

39

3

14

21

29

40

47

56

5

16

25

32

48

59

66

Sũng nước mê nhĩ gặp chóng mặt menière: Tức là những thay đổi đột ngột có tính chu kì của áp lực nước nội dịch.

Nước nội dịch được sản sinh ra chủ yếu từ màng mạch của ốc tai và tiêu thoát phần lớn từ túi nội dịch. Mọi nguyên nhân làm tan tiết hoặc ngưng trệ sự tiêu thoát (giãn mạch, co mạch, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn nội tiết làm thay đổi áp lực thẩm thấu, chuyển hoá nước, protit, muối khoáng , dị ứng...) đều có thể gây ra sũng nước mê nhĩ. Biểu hiện lâm sàng nằm trong bối cảnh của một bện toàn thể hoặc riệng rẽ gồm có 3 triệu chứng:

Chóng mặt, cảm giác thấy đồ vật, nhà cửa, cây cối quây vòng, người cảm thấy bấp bênh chao đảo. Đó là một ảo giác kèm theo buồn nôn và nôn.

Ù tai, thường khi cao như "tiếng dế", tiếng rít.

Nghe kém, cảm giác như tai bị đút nút, đầy đầy.

Lúc đầu, ngoài kênh các triệu chứng biến mất. Về sau, cơn tái phát ngày càng nhanh hơn, càng nặng hơn. Điếc cũng trở thành nên rõ rệt hơn và không thuyên giảm.

Loại hình điếc kiểu tiếp nhận đơn thuần, lúc đầu nhiều khi sức nghe ở mọi tần số đều giảm súc gần ngang nhau, có hồi thính, nghe đôi và thời gian lưu âm kéo dài, vì vậy khi nói to hoặc có tiếng động lớn ở mức độ nào đó thì nghe chói tai, khó chịu. Về sau điếc ngày càng nặng thêm.

Điếc do chấn thương: điếc do thay đổi áp lực không khí: Đối với phi công: khi máy bay lên cao, nhất là khi hạ xuống nhanh, áp lực 2 phía của màng nhĩ chêch lệch nhau, động tác nuốt thường làm mở thông vòi nhĩ nhưng cũng không đủ, do đó xảy ra hiện tượng tắc vòi, đặc biệt là ở những người có tiền sử viêm mũi họng, có thể dẫn đến tiết dịch và viêm tai giữa. Điếc giống trường hợp tắc vòi nhĩ.

Đối với thợ lặn: các thùng khí nén khi đưa xuống quá nhanh hoặc giảm áp đột ngột khi đưa lên có thể làm cho bị điếc nặng. Lặn sâu cũng bị như vậy. Nói chung thường xảy ra đột ngột lúc giảm áp, biểu hiện kiểu giống như cơn chóng mặt menière. Có thể xẩy ra hai hiện tượng sau: sự giảm áp đột ngột, tác động thông hòm nhĩ và các cửa sổ, làm rối loạn áp lực chất dịch và mạch máu mê nhĩ, phản ứng tạo ra sũng nước nội dịch. Sự giảm áp đột ngột cũng có thể tạo ra trong động mạch mê nhĩ cũng như ở các cơ quan khác, hiện tượng nghẽn mạch do khí - điếc có các tính chất như trong chứng menière.

Điếc có thể do luồng hơi nổ. Khi có vụ nổ, theo nguyên lí sinh học bệnh, điếc do hai nguyên nhân: một là do áp lực không khí, hai là do chấn thương âm thanh. Khó tách bạch phần thương tổn nào là do áp lực khí, phần nào là do áp lực âm thanh.

Điếc do chấn thương âm thanh là sự giảm sút thính giác vĩnh viễn do sự tiếp xúc với âm thanh gây ra. Có thể âm thanh cường độ mạnh trong một thời gian ngắn (tiếng súng, bom, mìn, tiếng sét lúc nghe điện thoại, vv.), ở đâu có yếu tố áp lực luồng hơi hoặc do tiếng ồn lớn, liên tục hoặc ngắt quảng, nghe trong thời gian dài (ví dụ: tiếng ồn nhà máy, động cơ phản lực,...) thường được gọi là điếc nghề nghiệp. Sự giảm sút thính giác tuỳ thuộc vào từng cá thể, cường độ, thời gian, nhịp độ tiếp xúc với tiếng ồn. Dù tiếng ồn có tần số, cường độ có khác nhau nhưng sự giảm sút thính giác thường bắt đầu từ tần số 400Hz tức là lúc ở quãng giữa vòng xoắn ốc đáy của người. Có nhiều giả thiết để lí giải sự kiện này (về giải phẫu sinh lí, lí học, dinh dưỡng, phát triển chủng loại...). Nói chung tiếng ồn tần số cao có hại hơn tần số trầm. Dần dà sự giảm sút thính giác mở rộng ra đến các tần số khác, tức là thương tổn lan rộng đến các vòng xoắn ốc khác, cuối cùng có thể toàn bộ ốc tai đều bị tổn thương, nhất là khi tiếng động mạnh, tiếp xúc lâu dài.

Điếc do chấn thương sọ não: Có thể chia làm hai loại:

Chấn thương sọ não có vỡ xương đá.

Chấn thương sọ não không vỡ xương đá.

Vỡ xương đá bao gồm: vỡ hòm nhĩ và mê nhị, thương tổn cả tai giữa và tai trong gây ra điếc nặng.

Vỡ hòm nhĩ ngoài mê nhĩ, thương tổn chỉ khu trú ở tai giữa, sẽ gây ra điếc, chủ yếu và dẫn truyền.

Điếc do chấn thương sọ não không vỡ xương đá.

Loại điếc này cũng thường gặp, khi thì cả hai tai bị, khi thì một tai phía bên trấn thương hoặc phía đối bên.

Có thể là điếc dẫn truyền do trật khớp xương búa hoặc xương đe do mảnh xương trần hòm nhĩ bị biến dạng làm di lạc chuỗi xương con.

Một số trường hợp lại do chấn thương âm thanh (tiếng động lúc chấn thương) hoặc chấn động mê nhĩ(do chuyển động đột ngột dịch mê nhĩ), như vậy thương tổn chủ yếu ở tai trong như có thể phối hợp với các thương tổn hòm nhĩ như đã nói ở trên. Đồng thời động não cũng làn giảm xúc khả năng tích hợp thính giác trung ương.

Điếc do nhiễm độc: dây thần kinh sốt VIII và cơ quan corti rất nhạy cảm với các loại nhiễm độc khác nhau: CO, thạch tính, thuốc lá,vv.Các loại thuốc như salicylate, đặc biệt là quinine, các kháng sinh nhóm aninozit như treptomycine, kanamycine,gentamycine,vv.

Điếc xảy ra do cá thể bị nhiểm độc, liều lượng cao, thời gian sử dụng lâu dài,vv.Thường là điếc cả hai tai, điếc tiếp nhận đơn thuần, các tần số cao bị trước rồi đến tần số trầm, có hồi thính.

Điếc do bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut: rất hay gặp, xảy ra trong hoặc sau khi bị các loại bệnh nhiễm khuẩn như thương hàn, các loại sốt phát ban, cúm, zona, giang mai, viêm màng não tỉ,vv.Nhiều khi phát hiện ra di chứng biết thì giai đoạn nhiễm khuẩn đã bị bỏ qua, gia đình và cá nhân không còn nhớ nữa. Có khi biết được giai đoạn cấp tính nhưng vì thiếu các triệu chứng chủ yếu để có chuẩn đoán chính xác.

 Nói chung các loại bệnh này gây thương tổn cho dây thính giác và các sợi tận cùng thần kinh ở ốc tai, tức là viêm dây thần kinh cùng với viêm màng não hoặc viêm mê nhĩ. Thường là điếc tiếp nhận kiểu ốc tai hoặc rễ thần kinh. Sau đây là vài kiểu điếc loại này.

Quai bị hay gây ra điếc sâu, thường là điếc một bên tai ở trẻ em. Có khi bệnh quai bị rất nhẹ, khó nhận biết, có khi bệnh  nặng với biểu hiện lâm sàng quan trọng của viêm màng não và do mê nhĩ do quai bị. Ngoài các triệu chứng màng não có thể lu mờ, viêm mê nhĩ biểu hiện với những cơn chóng mặt, nôn, nhiều khi chuẩn đoán nhầm là viêm tuỵ do quai bị. Hầu hết là tiếp nhận đơn thuần, điếc một bên, điếc hoàn toàn nhưng thường bị bỏ qua(vì sức nghe toàn bộ vẫn ở mức bình thường).

Khoáng cách từ khi bị quai bị cho đến khi phát hiện điếc rất thay đổi, trẻ không hay biếc gì về bệnh điếc.Nói chung viêm mê nhĩ chưa được chuẩn đoán, vì vậy các bật cha mẹ cũng không nghĩ tới di chứng điếc.Nhân một dịp đặc biệt nào đó, người xung quanh hoặc bản thân phát hiện bị điếc một bên tai.

Các loại viên màng não có thể để lại di chứng cho các dây thần kinh sọ, đặc biệt là dây thính giác. Điếc có thể một bên, thường là hai bên là điếc không hoàn toàn, có thể kèm theo rối loạn trên ngưỡng.

Điếc do giang mai:ngày nay nhờ kháng sinh điều trị có hiệu quả nên giang mai tai rất hiếm.

Điếc do giang mai có các dạng : viêm mai nhĩ, có thể là viêm mai nhĩ thông thường ở người bệnh giang mai. Xốp xơ tay giang mai do viêm xương giang mai của mê nhĩ xương (thường là giang mai di truyền chậm) hoặc là bệnh xốp xơ ở người bệnh giang mai. Điếc tiếp nhận do viêm dây thần kinh thính giác, viêm mê nhĩ hoặc viêm màng não và dây thần kinh.

Điếc do u vùng rễ : bao gồm các loại u dây VIII, u chèn ép rễ dây VIII ở phần ống tay hoặc ở gốc cầu tiểu não.

U dây VIII thường tiến triển qua 3 giai đoạn :

Giai đoạn gây triệu chứng : u xuất phát từ dây tiền đình vùng ống tai trong, là u bai schwann thường một bên.

Trừ trường hợp bệnh Recklinghausen là bệnh u xơ thần kinh phát triển từ trong dây thần kinh ở cả hai bên tai, triệu chừng báo hiệu là điếc, ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, ngoài ra có thể kèm theo đau tai, nặng đầu, tê bì ống tai ngoài.

Điếc kiểu tiếp nhận, tuần tiến một bên, chủ yếu là tần số cao. Không có hồi thính, thoái hóa ngưỡng nghe và thoái hóa phản xạ, chứng tỏ dây thính giác mệt mỏi nhanh chóng (nghiệm pháp tone decay test - TDT - Carhart và reflex decay test của Anderson).

Thăm khám tiền đình và nhất là ghi động mắt (tự phát, nhiệt lượng, ghế dao động,...) cho thấy tiền đình bên bệnh thường giảm hoặc mất kích thích.

Thăm khám dây VII thật tỉ mỉ cũng có thể thấy một số triệu chừng (Cảm giác vùng Ramtsay Hunt, đo điện vị giác nghiệm pháp tiết nước mắt Schirmer, ...)

Thăm khám X quang là nhân tố cơ bản giúp cho chẩn đoán quyết định. Chụp phim chuẩn quy ước và cắt lớp, chụp cắt lớp vi tính CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ chuẩn hoặc có chất cản quang thì có thể phát hiện được khối u từ vài ba mm đường kính, còn nằm trong ống tai trong. Chẩn đoán sớm trong giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt là giải quyết bằng phẫu thuật có kết quả tốt, ít tử vong, thính giác và rối loạn dây VII có thể hồi phục.

Giai đoạn tai - thần kinh : lúc này khối u đã thòi ra ngoài ống tai trong, choán góc cầu tiểu não, chạm nhưng chưa chèn ép thân não.

Dây thần kinh tam thoa (số V) đã biểu hiện triệu chứng sớm (giảm cảm giác giác mạc, giảm cảm giác hốc mũi), dây thần kinh số IX, X, XII bị chèn ép. Hội chứng tiểu não : rối tầm, mất liên động, động mắt đa hướng, ...

Giai đoạn tăng áp lực trong sọ, bệnh cảnh rất nặng. Điều trị bằng phẫu thuật ở các giai đoạn sau có nhiều tai biến, tỉ lệ tử vong cao hơn và kết quả bị hạn chế.

Ngoài ra ở góc cầu tiểu não còn có một số u khác phần nhiều chỉ được chẩn đoán xác định trong khi phẫu thuật theo thứ tự thường gặp là : u màng não, cholesteatoma, u các dây thần kinh khác, u nang mạng nhện, phình mạch, u vòm họng phát triển vào trong sọ.

Điếc do thương tổn trung ương : gồm hai loại : Thương tổn ở thân não (hành tủy, cầu não, não giữa) như xuất huyết, tắc mạch, u, nhiễm khuẩn và xơ cứng rải rác. Thương tổn nhỏ ở vùng này cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng của đường thính giác. Thương tổn ở võ não như viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, bệnh tâm thần, tuổi già, thiếu máu và bệnh thận.

Điếc do thương tổn trung ương biểu hiện ở chỗ nghe mà không hiểu ý nghĩa của từ hoặc của câu nói. Vì vậy đo sức nghe đơn âm thì khá tốt nhưng đo sức nghe tiếng nói (thính lực lời) thì giảm nhiều. Dùng các biện pháp đo sức nghe tiếng nói đặc biệt (lọc cao, lọc thấp, nhanh, chậm, chuyển đổi giảm hoán cộng gộp) dùng âm vị,... cho thấy sức nghe - hiểu giảm nhiều. Tuy nhiên chẩn đoán dựa chủ yếu vào triệu chứng thần kinh của bệnh chính.

Điếc trẻ em

Điếc có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ em, trước hết là đối với việc luyện tập tiếng nói, sau là ảnh hưởng thay đổi tính nết, quan trong hơn cả là ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ. Điếc càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Vì vậy điếc trẻ em có nhiều mức độ khác nhau. Tuy vậy các hậu quả sẽ được giảm nhẹ nếu phát hiện bệnh sớm và có các biện pháp phục hồi chức năng sớm (bằng can thiệp sớm : early invervention). Để hiểu biết bệnh tật điếc của trẻ em cần có một số khái niệm về sự phát triển thính giác và sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ.

Sự hình thành và phát triển giải phẫu của tai đã hoàn chỉnh từ tháng thứ 6 của bào thai. Nhưng chức năng thính giác thì chưa phát triển hoàn tất lúc trẻ mới sinh ra. Lúc đó trẻ chỉ mới phản ứng với các tiếng động đột ngột và mạnh vào khoảng 70dB. Thời kì sơ sinh, phản ứng của trẻ đối với các kích thích âm thanh có tính phản xạ Moro (duỗi cả 4 chân tay), chớp mi, thay đổi nhịp thở, đầu từ quay về phía nguồn âm. Không có phản ứng biệt hóa với kích thích âm. Tuy vậy ở lứa tuổi ấy vẫn có thể theo dõi điện thế đáp ứng thính giác với độ tin cây như ở trẻ lớn và người trưởng thành, cho các ngưỡng nghe tương tự.

Trẻ đẻ non, sức khỏe tốt, cũng đáp ứng như trẻ đẻ đủ tháng nhưng với cường độ cao hơn, sau vài tuần thì giống nhau hẳn.

Ngược lại, trẻ mới đẻ hoặc mới được vài tuần có thể không phản ứng gì trước cách kích thích âm mặc dù bộ máy thính giác hoàn toàn bình thường.

Sự nhận biết thế giới âm thanh xuất hiện dần dần vào khoảng 4-5 tháng tuổi. Trẻ nhận biết định hướng nơi phát ra âm thanh và nhận biết một vài thứ tiếng như tiếng nói của mẹ, tiếng thìa bát va chạm (sắp sửa ăn) ... cứ như vậy sự nhận biết thính giác còn thô sơ sau càng trở nên tinh tế hơn. Sau đó trẻ còn nhận biết cả âm điệu, nhịp điệu.

Tuy nhiên không thể dùng âm thanh để đo thính giác trẻ trước 6 tháng tuổi. Các phản xạ của trẻ sơ sinh đối với âm thanh 70-80db biến mất nhanh chóng trong vài tuần, sau đó nhiều tháng sự thăm dò lâm sàng bằng nguồn âm thanh không còn hiệu quả nữa. Trong thời kì này, chỉ còn có phương pháp đo sức nghe quan mới có kết quả.

Dù nghe bình thường hay điếc hoàn toàn vào độ tuổi 3-4 tháng, trẻ vẫn phát ra các âm bập bẹ. Trẻ có thính giác bình thường phát ra những âm ngẫu nhiên và rồi uốn nắn dần theo khuôn mẫu các âm phát ra từ người xung quanh. Sau nhiều lần mò mẫm, tập dượt, nói theo, trẻ dần dần lặp lại được ác từ dễ nhất đã nghe được. Ngôn ngữ đã hình thành theo chu trình nghe - phát âm.

Trẻ điếc nặng không nghe được các âm tự mình phát ra và không thâm nhập vào thế giới âm thanh quanh mình. Trong vài tháng, tiếng bập bẹ nghèo dần và mất hẳn. Nếu trẻ điếc đã im lặng trong thời gian dài thì sau đó khó mà làm cho cháu phát âm trở lại. Vì vậy một trong những nhiệm vụ phục hồi chức năng sớm là duy trì và khuyến khích trẻ phát âm từ lúc còn rất nhỏ.

Nói chung khả năng hình thành ngôn ngữ càng tốt nếu trẻ càng nhỏ tuổi. Để qua đi những năm đầu, khả năng này giảm sút nhiều. Đợi đến 4-5 tuổi mới dạy nói cho trẻ điếc nặng thì không bao giờ có được giọng nói chuẩn.

Điếc nặng không những có hậu quả xấu đối với tiếng nói mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, tình cảm của trẻ.

Trẻ điếc nặng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài vì không nghe được và nói được. Do thiếu giao tiếp trẻ bị cô lập với ngoại giới và sẽ dẫn tới những rối loạn về tâm lí, kiến thức nghèo nàn về thế giới bên ngoài, tách rời mối quan hệ xã hội.

Trẻ điếc bồn chồn, lo lắng, khổ sở trước các tình huống bất ngờ, không được chuẩn bị, không hiểu nổi ý nghĩ củ người khác và cũng không bộc lộ được ý muốn của bản thân. Từ đó mỗi trẻ phản ứng một cách khác nhau : cáu kỉnh, gây gỗ hay lãnh đạm thờ ơ, tính khí thất thường. Tình hình còn nặng nề thêm do cách ứng xử sự của gia đình : quá thương cảm nuông chiều hay ghét bỏ, lạnh nhạt.

Hậu quả nghiêm trọng nhiều ít tùy thuộc trước hết vào mức độ điếc. Tất nhiên là có nhiều nhân tố khác tham gia vào làm cho hậu quả giảm nhẹ hoặc tăng thêm. Người ta đã đề xuất cách phân loại điếc. Đây chủ yếu nói về mức độ điếc toàn bộ, tính gộp cả hai tai. Thông thường hai tai giảm sút thính giác ngang nhau (nếu một tai điếc hoàn toàn và một tai tốt bình thường thì sức nghe toàn bộ giảm sút không đáng kể - chỉ khoảng 13% -không ảnh hưởng gì đến sự phát triển tiếng nói và tính nết của trẻ).

Có thể sử dụng cách phân loại sau đây

Điếc nhẹ (trẻ nghễnh ngãng) : giảm 20-40db, trẻ có thể phát âm không chuẩn nhất là đối với một số phụ âm.

Điếc vừa : giảm 40-60dB, trẻ chậm nói và sai giọng, nhầm lẫn nhiều nguyên âm và phụ âm, trẻ cần phải luyện giọng chuẩn.

Nếu không thì tiếng nói của trẻ sẽ vô tổ chức.

Điếc sâu : giảm trên 80db, trẻ chỉ nghe được tiếng nói, nếu không được giáo dục đặc biệt, trẻ sẽ trở thành câm.

Việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ điếc tùy thuộc vào mức độ điếc loại nhẹ hay nặng.

Điếc nhẹ và vừa chiếm khoảng 30% số trẻ. Có thể là điếc bẩm sinh hay di truyền, nhưng thường gặp hơn cả là điếc mắc phải. Phần lớn không được phát hiện trước 2-3 tuổi do không nhận biết trẻ không có phản ứng với các tiếng động và tiếng nói cường độ trung bình.

Cần phát hiện những trường hợp : chậm biết nói hoặc giọng nói sai lạc, tính nết không bình thường, thay đổi về thái độ, tính tình trong lớp học.

Cần khám tai, đo sức nghe, xác định loại điếc và nguyên nhân. Từ đó mà có hướng điều trị nội, ngoại khoa, có một số trường hợp cần đeo máy và luyện phát âm chuẩn.

Điếc nặng và sâu chiếm khoảng 1%. Có rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Phần lớn là điếc thần kinh - giác quan, có thể kèm theo thương tổn phần dẫn truyền. Khi đã phát hiện trẻ điếc nặng hoặc sâu, cần phải giải quyết các vấn đề sau đây.

Đeo máy trợ nghe ở lứa tuổi 1-2 tuổi cho kết quả tốt nhất. Sử dụng các phần thính giác còn lại, thường là các tần số thấp. Trẻ dù điếc nặng vẫn còn nghe được ở tần số này. Tất nhiên đeo máy không giúp trẻ nghe được như bình thường nhưng cho trẻ một số thông tin thính giác về âm thanh mà ta cần khai thác triệt để. Nếu trẻ được đeo máy chậm tức là sau 3-4 tuổi thì trẻ đã quen với một thế giới riêng biệt trong âm thanh không có vai trò gì, do vậy mà đeo máy lúc này ích lợi giảm đi rất nhiều.

Đeo máy sớm khuyến khích trẻ lưu tâm chú ý đến thế giới âm thanh dù rằng trẻ chỉ tiếp nhận được các mảng rời rạc, không đầy đủ nhưng thực sự

cũng giúp cho việc giáo dục rèn luyện phục hồi chức năng thính giác rất nhiều.

Trong những năm đầu sau sinh, cần phải rèn luyện cho cả mẹ lẫn con:

Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.

Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức được thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.

Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác (thị giác, xúc giác, ...)

Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.

Phát hiện khả năng đọc hình miệng.

Việc giáo dục rèn luyện này phải phù hợp với tính nết của từng trẻ, phải cá thể hóa.

Gia đình có vai trò rất to lớn đối với việc rèn luyện trẻ quan tâm đến thế giới âm thanh và việc trẻ học nói.

Thầy thuốc và thầy giáo chuyên nghiệp phải thuyết phục giảng giải cho bố mẹ hiểu về các khía cạnh của điếc cho bố mẹ các cháu hiểu và khuyến khích họ, làm cho họ yên lòng có thể phát triển con cái họ một cách bình thường, vượt qua khó khăn của bệnh tật.

Thầy thuốc đa khoa cần biết các nhân tố cơ bản có thể gây ra điếc trong tiền sử gia đình, trong khi có thai, lúc đẻ và trong những năm tuổi đầu tiên của trẻ (phòng bệnh cấp I). Biết cách phát hiện sớm trẻ điếc và hướng dẫn các vấn đề cần giải quyết (phòng bệnh cấp II).

Điếc thể hiện ở trẻ có nhiều tật thì cần giải quyết gồm nhiều biện pháp phối hợp.

Giúp đỡ, hướng dẫn, khuyến khích bố mẹ trẻ bị điếc.

Nguyên nhân điếc nặng và sâu có thể chia thành nhiều loại.

Di truyền chiếm khoảng 20-30%. Điếc từ khi mới sinh ra, ít thay đổi. Thường biểu hiện riêng rẽ nhưng nhiều khi nằm trong một bệnh cảnh như sau : Hội chứng wardenburg : chỏm tóc bạc, hai mống mắt khác màu, vài dị dạng khác ở mặt. Hội chứng pendred : Bướu giáp, không thiểu năng tuyến giáp. Hội chứng usher  viêm võng mạc sắc tố tiến triển. Hội chứng alport : viêm thận tiểu cầu. Có khi do sai lạc thể nhiễm sắc (do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, hóa chất, có thai lúc lớn tuổi, uống rượu, ...)

Trước khi đẻ mẹ bị bệnh lí phôi (bị bệnh trong khi mang thai, ví dụ rubeon), bệnh lí thai (tương kị máu, chảy máu). Khi đẻ bị ngạt, chấn thương sản khoa, đẻ khó, cặp thai (focxep), đẻ non.

Trẻ em bị bệnh nhiễm khuẩn (viêm màng não do tai, do virut), nhiễm độc ngoại sinh (streptomycine ...), chấn thương (âm thanh, sọ não) bệnh do chuyển hóa (nội tiết, nhiễm độc nội sinh, ...)

Điếc không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 30%.

Phát hiện điếc trẻ em : Điếc có thể xảy ra vào nhiều thời gian khác nhau trong lứa tuổi trẻ. Vì vậy phải luôn luôn chú ý phát hiện và phục hồi chức năng càng sớm để tránh được nhiều hậu quả nặng nề.

Phát hiện lúc mới đẻ : có thể dùng máy đo sức nghe xách tay phát các âm 70-80db gây ra các phản ứng cho phép ước đoán về thính giác.

Không có phản ứng không có nghĩa là điếc, cần phải theo dõi và đo thính giác khách quan. Không có điều kiện đo thính giác cho trẻ ở tất cả các nhà hộ sinh, vả lại trẻ có thể đẻ ra bình thường và điếc vào thời gian sau. Vì vậy cần phát hiện điếc ở trẻ "có nhiều nguy cơ" do di truyền - mẹ bị bệnh khi mang thai - tai biến khi đẻ - đẻ non - bệnh nặng trong các tuần đầu sau đẻ, ...

Phát hiện điếc ở lứa tuổi nhỏ : cần theo dõi về sức nghe ít ra vào tháng thứ 9 và thứ 24. Phần lớn người mẹ phát hiện con bị điếc, vì vậy trước hết là hỏi người mẹ về các phản ứng của con với các tiếng động quen thuộc. Có thể dùng các đồ chơi kiểu lục lạc, còi, trống, thanh la, chũm chọe, đèn phiến gỗ phát ra các âm thanh trầm bổng khác nhau để thăm dò sức nghe. Cách thứ : mẹ bế con và chơi đồ chơi. Người thử ngồi hơi tụt về sau, cho phát ra một âm thanh lần lượt trầm bổng, yếu mạnh, gần, xa và theo dõi phản ứng của trẻ (ngừng chơi, quay lại, ...)

Ở vườn trẻ, mẫu giáo, dùng nhiều tranh vẽ các hình quen thuộc, bảo trẻ chỉ, nếu nghe bình thường thì chỉ đúng.

Ở tuổi học sinh, từ lớp một trở lên, có thể dùng máy đo sức nghe, máy đo trở kháng đo phản xạ cơ bàn đạp, nhĩ đồ, khi cần thì đo sức nghe khách quan.

Tham khảo.

I. Bảng theo dõi thính giác trẻ

Tháng tuổi

Tiếng nói trẻ bình thường

Thính giác nghe - hiểu của trẻ bình thường

Tình huống trẻ điếc nặng và sâu

Cách phát hiện thăm dò lâm sàng

1 tháng

 

Phản ứng với âm 70dB

Không có dấu hiệu biểu hiện để nghi ngờ điếc

Phát hiện bằng test phản xạ

2-5 tháng

 

0

0

6 tháng

 

Nhận biết vài tiếng động quen thuộc

Dù điếc nặng - sâu vẫn có "ù, ă". Biểu hiện bên ngoài dễ nhầm lẫn

 

 

Không có phản ứng với các tiếng động quen thuộc

Thăm dò bằng :

- Các đồ chơi phát âm

- Các tiếng động quen thuộc

12 tháng

 

Trẻ trở nên yên lặng

- Hiểu nhờ nhìn mặt

- Không quan tâm đến thế giới âm thanh

 

 

18 tháng

 

Hiểu một số từ cụ thể

24 tháng

 

Hiểu nhiều từ thông dụng

Gây phản xạ quay đầu có điều kiện khi nghe tiếng động

II. Phương pháp theo dõi sức nghe và phát hiện điếc ở trẻ em

Việc tổ chức thăm khám đo thính lực cho tất cả trẻ em theo định kì là điều mong muốn nhưng không thực hiện được vì tỉ lệ trẻ bị điếc rất ít, làm như vậy sẽ tốn kém và ít hiệu quả. Khuynh hướng hiện nay là khám có hệ thống cho trẻ em có nguy cơ bị điếc cao. Mặt khác cần phổ biến cho bố mẹ chú ý đến sự phát triển thính giác và ngôn ngữ phát âm ở trẻ, phát hiện sớm trường hợp điếc.

Có thể phổ biến sơ đồ đơn giản sau đây

Nghe hiểu

Tuổi

Nói

- Trẻ có chú ý nghe tiếng nói ?

- Trẻ có giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn?

- Trẻ tỉnh giấc lúc có tiếng động?

Mới đẻ

- Trẻ có biết "à""ừ"?

Trẻ có quay về phía người nói?

- Trẻ có cười với người nói chuyện ?

- Trẻ có ngừng "chơi" hoặc tỏ ra chú ý đến tiếng động, lời nói?

- Trẻ có tỏ ra nhận biết tiếng mẹ?

3 tháng

- Trẻ có "ăn ù"?

- Trẻ có tiếng khóc khác nhau để biểu hiện các yêu cầu khác nhau?

- Trẻ có lặp lại nhiều lần một số tiếng nào đó?

- Trẻ có đáp ứng khi gọi tên, tiếng nựng?

- Trẻ có chú ý hoặc tìm nguồn phát âm?

- Trẻ có quay đầu về phía nguồn âm?

6 tháng

- Trẻ có bập bẹ theo tiếng mẹ tuy không rõ ?

- Trẻ có phát ra nhiều âm khác nhau?

- Trẻ có đáp ứng với vài câu đơn giản?

- Trẻ có quay đầu hoặc nhìn lên khi gọi?

- Trẻ có tìm hoặc nhìn quanh khi có tiếng ồn lạ?

- Trẻ có hóng chuyện?

9 tháng đến 1 năm

- Trẻ có nói một vài ? (tuy không rõ)

- Trẻ có thích thú khi học nói theo?

- Trẻ có phát ra từ lí nhí như tiếng nói?

- Trẻ có phát ra âm thanh gì để mẹ chú ý?

Có 2-3 từ lúc 1 tuổi

- Trẻ có làm theo được 2 yêu cầu? (lấy quả bóng và đặt lên bàn)

1,5-2tuổi

- Trẻ có được 8-10 từ lúc 1,5 tuổi, 10-15 từ lúc 2 tuổi

- Trẻ có lặp lại yêu cầu

- Trẻ có đặt câu hỏi 2 từ?

- Trẻ có dùng câu ghép 2 từ ?

- Trẻ hiểu dễ dàng khi nói chuyện?

- Trẻ vẫn nghe được khi ta ngoảnh lưng lại trong lúc nói?

Trẻ có biết quay núm vặn đài to nhỏ vừa phải?

- Trẻ có phân biệt các từ đối lập nghĩa?

- Trẻ có chú ý đến các tiếng động khác nhau (gõ cửa, mèo kêu, chó sủa)?

2,5-4 tuổi

Trẻ đã nói được đủ tiếng? (có thể thiếu các phụ âm s,d,l,r)

Trẻ có lặp lại một vài từ trong câu?

Trẻ có vốn 200-300 từ

Trẻ nói được câu 2-3 từ trở lên

- Trẻ đặt câu hỏi tại sao? Như thế nào?

- Kiểu n1oi sai từ và nói lắp đã hết?

Trẻ thích gọi tên các đồ vật

- Trẻ nghe và hiểu hầu hết các chuyện trong gia đình?

Trẻ nghe và trả lời ngay câu hỏi không cần lặp lại?

- Trẻ nghe được giọng nói bình thường?

Mọi người thân thuộc đều nghĩ là trẻ nghe bình thường

5 tuổi

- Trẻ phát âm đúng mọi thứ tiếng (có thể trừ s và d)

- Trẻ dùng các cấu trúc câu như mọi người trong gia đình

- Giọng của trẻ rõ ràng, trong sáng như các trẻ khác

Cách ghi và đánh giá

Trong mỗi lứa tuổi, đọc kĩ các câu hỏi và ghi có (+) hoặc không (-). Kết

quả :

Tất cả (+): tốt: trẻ phát triển sức nghe, tiếng nói, ngôn ngữ bình thường.

1-3 (-) cẩn thận có thể trẻ phát triển chậm về nghe nói. Để giúp trẻ phát nghe và nói bình thường, các bậc cha mẹ cần biết các điều sau :

Nói bình thường với trẻ, không nói sai từ (kiểu trẻ con).

Dành thì giờ nghe và tập cho trẻ nói một cách tự phát.

Nếu trẻ có nói sai không bắt trẻ ngừng nói, lặp lại.

Nếu phải nói to hoặc lặp lại nhiều lần, trẻ mới hiểu thì nên đi khám thính giác tại cơ sở tai mũi họng.

Quá 3 (-) nhất thiết phải đi khám tai mũi họng, nếu cần phải gửi đi lớp học đặc biệt.

Ngoài ra có thể đối chiếu bảng dưới đây để đánh giá mức độ điếc của trẻ.

Mức độ điếc

Chất lượng tiếng nói

Nghe hiểu

Độ 1:30dB

Trẻ nói được nhưng vài phụ âm phát không chuẩn

Trẻ phải hỏi lại vì nghe không rõ vài phụ âm

Độ 2:45dB

Trẻ chậm nói phát âm sai các phụ âm xát câm và kêu môi răng răng âm xát câm ph(x)

Kêu v gi(z) f

Nhịp điệu và ngữ điệu bình thường

Khẩu cái trước

S

F

Nghe không thủng các câu hỏi, các liên từ, các nguyên âm gần giống, các phụ âm trong lĩnh vực nghe kém

Độ 3:55dB

Chậm nói và sai giọng, nhịp điệu đúng, ngữ điệu kém. Vốn từ vựng đọc được ở môi, nghe được tần số trầm

Nghe hiểu loáng thoáng, không đầy đủ, nhầm lẫn nhiều nguyên âm và phụ âm

Độ 4:70dB

Phát được ra tiếng, tiếng nói vô tổ chức, âm sắc nghèo nàn. Chỉ phát được ác phụ âm thấy qua hình môi

Chỉ hiểu một số từ, phân biệt được vài nguyên âm phát ở cường độ mạnh. Không phân biệt được các phụ âm nếu không nhìn miệng.

Độ 5:80dB

Không nói được. Phát ra các âm lí nhí. Chỉ có mẹ đẻ mới hiểu

Nhận biết vài âm riêng qua hình miệng. Nhận biết vài âm vị trong cách phát âm đặc biệt.

Độ 6:90dB

Câm

Điếc đặc

Ở các phòng đo sức nghe của các cơ sở tai mũi họng có các phương tiện thăm khám để xác định mức độ điếc của trẻ. Đối với trẻ nhỏ người ta dùng phương pháp từ đơn giản đến phức tạp để mong xác định một biểu đồ sức nghe tương đối phù hợp, tất nhiên không thể nói chính xác, nhiều khi phải đến hành kiểm tra nhiều lần.

Đối với trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) dùng âm cường độ cao để thử các phản xạ.

Phản xạ ốc tai - mi mắt (nhắm mắt)

Phản xạ ốc tai - hệ cơ (co cơ - hoặc giật nẩy mình).

Phản xạ quay đầu về phía phát ra tiếng ồn

Vận động chậm các chi

Thay đổi nhịp mạch, nhịp thở.

Thay đổi động ứng (ngừng động tác, nhăn mặt, cười, động tác bú).

Trẻ khoảng 3 tuổi có thể dùng phương pháp Peep - show, đo trở kháng, ... Có thể dùng phương pháp đo sức nghe khách quan : ERA (evoked response audiometry), BERA (brainstem evoked response audiometry), ECoG (electrocochaleography) đo sóng âm của tai (otoacoustic emission).

Trẻ 5 tuổi trở lên, có thể đo điếc bằng đơn âm.

Điếc nghề nghiệp

Nguyên nhân điếc nghề nghiệp là do tác động của tiếng ồn công nghiệp đối với tai người công nhân. Điếc đến mức nào đó sẽ trở ngại cho việc giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến đời sống.

Vì vậy cần phát triển các biện pháp phòng hộ : giảm tiếng ồn từ nguồn (máy, nơi làm việc,...) và phòng hộ cá nhân.

Nói chung điếc cả 2 bên cân xứng, tuy nhiên có thể một tai nghe tương đối tốt hơn bên kia. Điếc tiếp nhận, kiểu thần kinh giác quan. Điếc nghề nghiệp là điếc không hồi phục, khác với sự mệt mỏi về thính giác. Trong môi trường tiếng ồn, điếc tiến triển theo 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 : bắt đầu giảm thính lực ở tần số 4000 hz, tạo ra một khuyết 30dB. Đây là vùng quá mẫn cảm của tai, năng lượng âm thanh gây thương tổn cho các tế bào giác quan. Nhưng không có triệu chứng lâm sàng, người công nhân không hề hay biết gì, chỉ là những phát hiện bất ngờ, ngẫu nhiên nếu có tổ chức thăm khám định kì có hệ thống.

Giai đoạn 2 : Thương tổn lan đến tần số 2000hz. Nếu giảm sức nghe ở tần số này đến mức 30dB tức là giai đoạn II. Người công nhân đã cảm thấy nghe kém, nhất là lúc người nói ở xa, hoặc nói nhỏ, nói không chuẩn, nhiều khi phải hỏi lại cho rõ(Hình 10)

Giai đoạn 3:Lan rộng đến tầng số, 1000Hz, giảm hơn 30dB, và lan cả đến tầng số 8000Hz. Sự giao tiếp của xã hội đã có khó khăn. Tiếng ồn nơi làm việt thường quá 100dB mới gây ra loại  thương tổn này(Hình 11).

Giai đoạn 4:Hầu hết các tầng số điều có giảm, 500Hz giảm hơn 30dB, 8000Hz giảm  nhiều, có khi không còn nghe được. Nghe hiểu lời nói rất khó khăn, điếc xếp loại nặng, sâu(hình 12).

Khả năng bị điếc tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Có những công nhân chỉ mới làn việt ít ngày, thậm chí ít giờ, có khi chỉ một lần tiếp xúc với tiếng ồn có hại là bị điếc không hồi phục. trái lại nhiều công nhân làm việt trong điều kiện đó nhiều năm lại không mảy may ảnh hưởng gì.

Nói chung tuổi từ 40 trở đi mới bắt đầu nghề nghiệp trong tiếng ồn thì dễ bị điếc hơn người trẻ.

Người ta đã đề xuất những nghiệm pháp mong biết trước người nào dễ bị điếc nghề nghiệp nhưng vẫn chưa được chứng nghiệm trong thực tế nên chưa được áp dụng trong tuyển chọn công nhân.

Tần số cao gây điếc nhiều hơn tần số thấp, cường độ cao tác hại nhiều hơn cường độ thấp. Trong công nghiệp tiếng ồn là tiếng phức hợp, khi phân giải mỗi tầng số có cường độ chuẩn có nguy cơ hây tác hại ngang nhau.

Ví dụ: Cường độ tới mức cho phép như sau.

Tần số

Hz

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Cường độ dB

103

96

91

87

85

83

81

79

 Cường độ tiếng ồn với cấu tạo các tần số và cường độ như trên được coi là mức 85dB (lấy tần số 1000Hz làm chuẩn). tiếng ồn trên 95dB được coi là mức có nguy cơ gây hại, công nhân có quyền được7c5 bảo vệ thính giác và hưởng chế độ ưu đãi bảo vệ sức khoẻ. Ngoài ra công nhân không được phép với tai trần tiếp xúc tiếng ồn lớn hơn hoặc bằng 15dB, dù là trong thời gian ngắn.

Tiếng ồn xung - như tán rivê, khoan, búa máy, choòng máy,vv.Có hại hơn tiếng ồn liên tục. Tiếng ồn xung càng nhanh càng có hại. Có tác giả đề nghị tiêu chuẩn nguy cơ gây hại là 30 xung/phút, tiếp xúc 100 xung/lần và 10 lần/ năm. Từ nút đó trở lên phải dùng nút tai để giảm cường độ tiếng ồn bớt 20dB hoặc chụp tai kín giảm được 35dB. Vấn đề này đang được xem xét thêm.

Tiếng ồ xung từ 85dB được coi là mức có nguy cơ gây hại.

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn: trừ các trương hợp đặc biệt, tính bình quân sự giảm sút hằng năm, người ta chia ra làm 3 thời kì tác động khác nhau của tiếng ồn.

Thời kì thứ nhất kéo dài khoảng 5 - 10 năm. Sự suy giảm ngưỡng khe khá nhanh, mỗi năm 1 - 5dB ở tần số 2000Hz và 4000Hz.

Thời kì thứ 2 kéo dài 5 - 10 năm đến 30 - 35 năm lúc này tuổi người công nhân vào quãng 25 - 55 tuổi. sự giảm sút sức nghe chậm lại, chỉ bằng 1/3 thời kì đầu, nghĩa là vào khoảng 0,3 - 1,6dB/năm.

Thời kì thứ 3, sự giảm sút tiến triển nhanh hơn, có lẽ còn có tác động của tuổi tác, cảm thụ thính giác bị nhiễu và méo mó nên rất khó nghe.

Thời kì nghĩ ngơi, nếu có được thời gian nghỉ tương đối thích hợp trong ngày hoặc kiểu làm việc luân chuyển nơi ồn ào - nơi yên tĩnh mỗi ngày thì giảm được nguy cơ gấy điếc không hồi phục.

Hoá chất, khí đốt và khí thải công nghiệp cũng gây điếc phối hợp với tiếng ồn, ví dụ Co2, Co, vv. Có thể gây điếc tiếp nhận đơn thuần tần số cao.

Các biện pháp phòng hộ: Giảm tiếng ồn của máy trong khâu thiết kế, chế tạo, bảo quản. Thiết kế bệ máy hấp thu tiếng ồn, ngăn chặn truyền động, vách ngăn, tường vách không hồi âm. Máy để cách xa nhau, thoáng đãng. Giáo dục và phòng hộ cá nhân; chỉ dẫn tác động của tiếng ồn gây điếc.Dùng nút tai đúng kích cỡ (đặt ít bông và lỏng lẻo vào tai không có ích lợi gì) hoặc mũ chụp tai. Nếu cần thiết để nghe mệnh lệnh hoặc tiếng máy chạy thì khuyến khích công nhân bão vệ một tai. Luân chuyển làm việc nơi có tiếng ồn - nơi yên tĩnh.

Tỉ lệ điếc và tỉ lệ thương tật:tỉ lệ thương tật là bảng tính mức độ thương tổn cơ thể để hưởng chế độ ưu đãi, tuỳ theo từng mức quy định khác nhau (ví dụ ở Việt Nam: điếc 100%:tỉ lệ thương tật 70%, vv.). có nước còn quy định tỉ lệ thương tật khác nhau cho điếc do thương tổn khi làm nghĩa cụ quân sự, do vấn đề hình sự, go tiếng ồn công nghiệp. Ở mỗi nước cũng có khi thay đổi tỉ lệ thương tật (ví dụ ở Việt Nam đã có thay đổi). Vì vậy ở đây nêu một số nguyên tắc- Có thể căng cứ vào các điểm sau đây.

Căn cứ vào biểu đồ đo sức nghe đơn âm và theo bản tính, cần chú ý tầm quang trọng của từng tuần số rồi cộng lại. Ví dụ:

Tần số Hz

 

 

Giảm sút db

500

1000

2000

4000

Tổng cộng %

10

20

50

80

95

0,2

1,1

7,9

14,8

15,0

0,3

2,1

15,7

28,8

30,0

0,4

2,9

22,4

35,8

40,0

0,1

0,9

8,0

14,6

15,0

1

6

54,0

91

100

      Căn cứ hoặc tham khảo biểu đồ đo sức nghe tiếng nói (thính lực lời) chú ý đến hồi thính.

Có người đề nghị đối với điếc nghề nghiệp, phải chuyển công nhân sang làm việc chỗ không có tiếng ồn gây hại, 6 tháng sau đo kiểm tra sức nghe, nếu mức giảm sút sức nghe không thay đổi mới lấy làm mức để tính tỉ lệ thương tật.

Điếc không phải là một bệnh mà là một biểu hiện trong nhiều bệnh khác nhau, khi là triệu chứng nổi bật hơn. Thường được coi là không nguy hiểm nhưng có khi là biểu hiện của một bệnh gây tử vong. Tùy theo mức độ điếc mà ảnh hưởng đến con người, đặc biệt điếc nặng và sâu ở trẻ nhỏ sẽ dẫn tới "câm" nếu không được phát hiện và phục hồi chức năng sớm và đúng phương pháp.

Vì có nhiều bệnh gây ra điếc nên việc phòng bệnh và điều trị tùy theo nguyên nhân. Xã hội nói chung chưa thông cảm hết những khó khăn, đau khổ của người bị điếc (so với người mù chẳng hạn) nên cần có sự tuyên truyền để xã hội hiểu thấu và quan tâm hơn nữa.


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình