Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Bị điện giật như thế nào?

Trước khi phát minh ra điện, tay nạn do điện gây ra người ta chỉ biết sét đánh. Khi điện được dùng trong sản xuất và trong gia đình các tai nạn do điện mỗi ngày một nhiều, trong đó tai nạn dùng điện sinh hoạt gây rử vong nhiều nhất

Tử vong do điện gật có thể gây ra đối với công nhân và kỹ sư ngành điện đang làm việc, hoặc do tai nạn lao động, do tai nan trong gia đình (chiếm tỉ lệ cao nhất)

ở các nước châu âu, tai nạn trong gia đình chiến 45% tổng số tử vong do điện giật. Còn ở các nước đang phát triển, tỉ lệ này còn cao hơn

chính vì vậy các biện phát phòng tránh và cấp cứu ban đầu là rất cần thiết để bảo đảm tính mạng con người.

Các phản ứng sinh bệnh học khác nhau sảy ra trong cơ thể con người khi tiếp xúc với điện phụ thược vào nhiều yếu tố như cường độ dòng điện. điện trở của cơ thể, điện thế, tần số dòng diện, thời gian tiếp xúc và đường đi của dòng điện.

Cường độ dòng điện là yếu tố cơ bản để phát sinh ra tai nạn. Cường độ càng lớn, dòng điện càng nguy hiểm. Cường độ là nguyên nhân gây chết.

Bắt đầu từ 1,2 mA dòng điện xoay chiều 60Hz, đã gây ra một cảm giác choáng nhẹ cho người. Đó là ngưỡng cảm nhận dòng điện

Một dòng điện xoay chiều trên 90 mA làm cơ co rút mạnh, có khả năng đẩy bật nạn nhân ra xa hoặc làm cho nạn nhân dính vào vật dẫn điện không còn khả năng tự giải thoát.

Từ ngưỡng 80mA, dòng điện xoay chiều 50Hz có thể gây rung tim, nếu đi qua thành ngực một giây. Theo Loeppen, dòng điện  với cường độ lớn hơn 3A với thời gian 1-3 giây ít có khả năng gây rung thất. Ferris và các cộng sự thấy rằng tim chỉ rung thất trong pha sau tâm thu nghĩa là ở thời gian tương ứng với sóng T của dòng điện tâm đồ, thời gian chiếm khoảng 20% chu lì tim.

Dòng điện 2-3A có thể gây tê liệt thần kinh trong một thời gian khá dài sau khi dòng diện đi qua. Trái lại, các cơ thể thì nhừng co ngay sau khi dòng điện đã chạy qua.

Thời gian tê liệt kéo dài tương ứng với thời gian dòng điện chạy qua, có 3 mức độ tuỳ theo cường độ và các lối loại rây ra.

Loại I: Dòng điện nhỏ hơn 25mA, tăng huyết áp, co giật nhẹ ở đầu ngón (0,1- 1mA); co giật và cánh tay (0,8- 24mA); giới hạn giải thoát (9-15mA); giới hạn loại I và loại II không thể tự giảu thoát (19-22mA).

Loại II: dòng điện 25- 80mA, tim đập không điều, tăng huyết áp, ngừng tim nhưng còn hồi hộp, phục hồi được,

Loại III: dòng điện lớn hơn 80mA gây rung thất.

Loại VI: dòng điện có cường độ lớn hơn, tăng huyết áp, ngừng tim, rối loại nhịp, ngừng thở.

Khi xảy ra tai nạn, điện thế của dòng điện có thể biết ngay. Nhưng cường độ dòng điện qua cơ thể khó biết hơn vì điện trở ở cơ thể rất khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố.

Theo định luật Ôm: I (cường độ) = E (điện thế)

R (điện trở)

R thay đổi tùy theo da  và môi trường bên trong. Môi trường bên trong cơ thể có thể có điện trở khoảng 500- 100W. Điện trở ở da thay đổi tùy độ dày và mức độ khô ẩm, từng trạng tâm sinh lí từ 1000 - 30000W. Một người vừa tắm xong hoặc ở trạng thái  vã mồ hôi nếu bị điện giật, thì dễ chết vì điện trở thấp.

Phần lớn các tai nạn điện giật xảy ra là do tiếp xúc với một vật truyền điện, để điện qua người và dẫn xuống đất.

Điện thế có thể cao đến 1 KV nhưng nếu điện trở rất cao thì cũng không gây nguy hiểm.

Điện trở cơ thể và điện trở tiếp xúc

Điện thế 1000V

Điện thế 1000V

Điện thế 10.000V

500- 1000W

Rung thất +

Bỏng nhẹ

Trung thất

Bỏng rõ + +

Không rung thất

Bỏng nặng + + +

5000W

Giật mạnh

Không có thương tổn

Rung thất +

Bỏng nhẹ

Rung thất + +

Bỏng nặng

50000W

Cảm giác

Khó nhận biết

Giật mạnh không có thương tổn

Rung thất +

Bỏng nhẹ

 

Điện thế và tấn số dòng điện là những yếu tố quan trọng trong điện giật. Điện thế giữ vai trò chủ yếu trong việc toả nhiệt trong cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, các ngưỡng của dòng điện một chiều tăng gấp 4 lần so với các ngưỡng của dòng điện xoay chiều 50Hz. Nếu chu kì của dòng điện tăng quá 1000Hz th2 các ngưỡng cường độ dòng điện tăng rất cao.

Hình thái các dòng điện tác dụng khác nhau. Độ dốc của xung càng lớn, tác dụng sinh lí xung càng quan trọng. Điện phóng từ một tụ điện có tác dụng quan trọng hơn là một xung hình sin. Điện phóng từ một dòng điện hình chữ nhật có tác dụng sinh lí mạnh hơn điện phóng từ một bình tụ điện

Hình thái tiếp xúc từ 1/100 đến 1 giây có thể gây rung thất. Cường độ dòng điện càng cao, thời gian tiếp xúc điện càng lâu, thì khả năng gây rung thất càng lớn.

Đường đi của dòng điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây rung thất,  dòng điện qua trục của tim có khả năng gây rung thất lớn nhất (chân phải- tay trái).

Điện giật gây ra các thương tổn ở da, các mô và nội tạng.

Thương tổn da: nếu nhẹ thì lớp thượng bì chỉ trợt, có thể bị khoét như bị nạo; nếu nặng thì da sẽ mất tính đàn hồi, khô cứng, các tế bào màng đáy của lớp Malpighi bị kéo dài ra, lớp tế bào Malpighi còn sống sót co tròn lại.

Lớp bì thoái hóa thành hốc. Các bó xơ của lớp nuôi sưng càng dày lên. Kiến trúc của lớp bì có hình thành đồng nhất và đặt. Toàn bộ lớp bì có dạng xốp đến mức có khí thũng dưới da có dạng đặt hiệu của điện giật: dấu ấn của điện, khí thũng dưới da, phù, dấu ấn của điện hình tròn, tròn dẹt hay thẳng, màu vàng nhạt hay xám, cong lên ở phía bờ ngoài, lõm xuống giữa như khảm vào da, sờ cứng, chân lông ở đó vẫn nguyên vẹn. Dấu ấn có thể có hình cành cây khi thì đỏ tấy, khi thì mất màu. Đôi khi còn thấy các vết tích của hình kim loại li ti khảm vào da từ vật dẫn điện.

Phù da do điện có đặc điểm là phù trắng, cứng đau, xuất hiện ở gần đầu vào hoặc đầu ra của dòng điện, tồn tại lân dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu kéo dài phải đề phòng tắc mạch.

Thương tổn não: có các biểu hiện xuất huyết rải rác quang các mạch, phù não lan tỏa và thay đổi về cấu trúc các sợi liên kết quang thành mạch.

Thương tổn các dây thần kinh ngoại vi: như các sợi dây thần kinh bị cắt đoạn, các trục dây bị cong queo, các bao Schwann bị phá hủy. Hệ mạch máu dễ bị thương tổn và gây chảy máu thứ phát hoặc tắc mạch rải rác, ở rất xa đường vào của điện.

Trên các thớ cơ có dòng điện đi qua có thể thấy các băng ngang đang thoái hóa kính có thể do sự co cứng đột ngột và dữ vội của các cơ.

Dòng điện ít gây ra các thương tổn ở tim, nhưng đôi khi có thể thấy thương tổn nhồi máu cơ tim. Các thương tổn cơ xuất hiện với dòng điện cao thế, rất rộng vượt qua vùng cơ bị thương tổn do nhiệt, kể cả khi vùng này không có. Về đại thể, các thương tổn màu xám. Về vi thể, các thớ cơ nhỏ có thể bị thoai hoá. Thường phù kẽ trong có nhục cầu tố rất giống như trong hội chứng vùi lấp.

Điện cao thế có thể gây thương tổn nhu mô thận. Thượng bì các ống thận bị thoái hóa, lòng ống thận chức đầy nhục cầu tố ỏ môi trường toan dễ làm tắc ống thận hơn là ở môi trường kiềm. Vì vậy, khi có tai nạn điện giật cao thế phải kiềm hoá nước tiểu.

Điện cao thế có thể gây thương tổn xương. Xương có thể bị thủng do phá hủy ở phần ngoài, hoại tử ở phần xương, có thể đến tận màng cứng gây ra chảy máu màng não. Các xương dài có thể gãy do bị co cơ quá mạnh, hoặc do rạn nứt.

Các thương tổn phổi biểu hiện bằng những đám chảy máu rộng, các vùng xung huyết ngừng thở do co cứng cơ hô hấp hoặc thương tổn não.

Dòng điện liên tục gây ra các hiện tượng cực hóa, làm cho mô, đặc biệt là cơ bị thương tổn nặng, nếu thời gian tiếp xúc quá dài. Đó là các hiện tượng điện phân. ở cực dương, các vết bỏng cứng và kho, ở cực âm chúng lại mềm và rỉ dịch.

Điện giật gây nhiều triệu chứng ở da, cơ, xương, phủ tạng để lại các chấn thương hoặc gây tử vong.

Các tai biến tức thì bao gồm đau chi, hoặc choáng váng, co cứng cơ làm cho bệnh nhân ngã xuống đất vì thế có thể bị gãy cột sống, chấn thương sọ não hoặc gãy chi. Nhưng co cứng cơ có thể làm cho nạn nhân dính vào chỗ có điện không sao rời ra được và phải chịu nhiều thương tổn : ngất và ngừng tim, ngừng thở (chết lâm sàng). Tuy nhiên, chết sinh vật chỉ xảy ra sau 4 – 5 phút, vì vậy cần can thiệp ngay để cứu nạn nhân khỏi chết.

Về mặt cơ chế chết lâm sàng có thể do các trung tâm hô hấp ở hành tủy bị ức chế làm ngừng thở. Nhưng không phải lúc nào dòng điện cũng qua trung tâm (theo Lee. V.R. Muốn ức chế trung tâm hô hấp ở chó phải có dòng điện trên 1A). co cứng các cơ hô hấp xảy ra với dòng điện 30mA, nhưng cần phải có ít nhất 2 phút tiếp xúc.

Rung thất khi dòng điện đi qua tim với cường độ 0,07 – 4 A, làm ngừng tuần hoàn, sau 13 giây gây rung thất gây ngất sau 1 phút gây ngừng thở, rung thất phục hồi bằng sốt điện với 1 dòng điện 1 chiều đi qua tim. Chúng tôi đã làm sốt điện thực nghiệm, sau 1 phút chắc chắn có kết quả; sau 2 phút 2/3 trường hợp có kết quả; sau 3 phút 50% trường hợp trở lại nhịp xoang nhưng rung thất hoặc ngừng tim trở lại rất dễ xảy ra trong 24 giờ.

Điện giật gây phản ứng dây chuyền toàn thân kiểu ”đả kích” làm thay đổi các hiện tượng lý hóa trong tế bào, giảm áp lực động mạch não. Theo thống kê của tiểu ban y tế điện lực Pháp 20 % trường hợp điện giật gây ngất có thể phục hồi được. thực hiện trên chó cho thấy ở nhiều trường hợp rung thất do dòng điện 110V chạy qua trục tim trong 1 phút , có thể tự hồi phục được.

Bỏng điện gồm 2 loại:

Bỏng do cung hồ quang điện xảy ra khi nạn nhân đứng gần dòng điện cao thế. Tính chất điện do hồ quang gây nên giống như bỏng lửa.

Bỏng do điện khi trực tiếp với dòng điện cao thế do lượng nhiệt từ dòng điện phát ra trên đường đi qua cơ thể. Thường có sự phối hợp giữa 2 kiểu bỏng.

Triệu chứng của bỏng điện là tình trạng hoại tử các mô khi dòng điện đi qua. Không đau, không xuất huyết và không bội nhiễm. không đau vì các nhánh thần kinh tận cùng bị phá huỷ, không xuất huyết vì các tổ chức bị hoại tử. đáng chú ý là sau đó vẫn có hiện tượng thấm thoát huyết tương và cô đặc máu như trong bỏng, nạn nhân dễ bị sốt cần được xử lý kịp thời. sau đó các thương tổn hoại tử lan rộng và có nguy cơ bội nhiễm.

Tiến triển của bỏng rất chậm. giai đoạn đầu là hoại tự khô. Giai đoạn 2 là sự ngừng tiến triển trong vài tuần. giai đoạn 3 là sử loại trừ các tổ chức bị hoại tử. chính ở giai đoạn 3 này sẽ có nhiều biến chứng quan trọng ở phạm vi mạch máu. Các mạch máu có điện đi qua bị thương nặng như huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch gây hoại thư khô, hậu quả là cắt bỏ chi; chảy máu lan tỏa từng đám hoặc đứt mạch máu lớn. giai đoạn 4 là giai đoạn lên Sẹo. nếu bỏng điện nhẹ các nụ hạt sẽ phát triển tốt và hồi phục nhanh. Nếu bỏng sâu, việc lên sẹo không dễ dàng, sẹo trở thành rúm ró. Vì vậy cần can thiệp sớm, loại bỏ các tổ chức bị thương ngay tuần đầu để tạo điều kiện cho tổ chức lành chóng bình phục.

Bỏng do hồ quang thường thấy ở mặt và mặt ngoài các chi như vùng cơ duỗi. bỏng do điện hay gặp ở các vùng cơ co, cánh tay và bàn tay. Các thương tổn hoại tử mạch và gân thường rất quan trọng vì dòng điện qua vùng hẹp của cổ tay và khủy có cường độ lớn nhất. các thương tổn quá sẹo rúm ró, co rút ảnh hưởng tới chức nặng vận động, nếu không được phẩu thuật chỉnh hình.

ở vùng sọ thường có hoại tử nhưng hiếm thấy thủng suốt cả xương. Đôi khi thấy những hạt kali photphat do xương tươi bị bay hơi. Thương tổn tiến triển rất châm, các xương chết được loại trừ dần nhưng rất lân và thường có biến chứng nhiễm khẩu (viêm tắc tĩnh mạch, xoang apxe não).

Diễn biến sau bỏng điện cũng rất nguy kịch. Dòng điện đi qua cơ thể gây ra những thay đổi về thể dịch, thần kinh trung ưng và các thương tổn trầm trọng giống như bội chứng vùi lấp. cÁc dấu hiệu xuất hiện vài giờ sau tai nạn. Sốc có thể sảy ra do các thương tổn bỏng ngoài da với cơ chế khác và thường chậm hơn: mất huyết thanh, hoại tử tế bào, nhiễm khuẩn.

Các thay đổi về thể dịch, tình trạng tăng tính thấm mao mạch làm huyết tương thoát a khoảng kẽ, giảm thể tích máu lưu hành, dẫn tới cô d8a95c máu và toan lactic. Giống như mọi sốc do điện cần xử lí ngay trong 2 giờ đầu.

Ngay sau khi bị điện giật nạn nhân có thể bị co giật, giãy dụa, rối loạn tâm thần. Sau đó vài giờ phù nãm có thể xuất hiện. Về mắc cơ chế phù não cũng có thể do điện nhưng cũng có thế do thiếu oxy não ở người bị ngừng tuần hoàn đã hồi phục. Các cơ bị phá hủy phóng thích ra nhục cầu tố gây tắt ống thận thường do dòng điện cao thế gây ra. Truyền dịch nhiều và kiềm hóa huyết tương sớm là biện pháp tích cực đôi khi có thể ngừa được sự xuất hiện viêm ống thận cấp. đột tử có thể xảy ra 2- 3 tuần sau tai nạn điện cao thế. Về mặt cơ chế, tử vong có thể do chảy máu tiêu hóa lan tỏa, tình trạng sốc nhiễm độc.

Các di chứng tại chỗ có nhiều tùy theo mức độ điện giật. không kể các trường hợp cắt bỏ chi ta còn thấy mất chất cơ và xương; co rút các dây chằng; rối loạn giao cảm ở vùng điện giật.

Các biến chứng của điện giật có liên quan tới toàn bộ các phủ tạng có dòng điện đi qua. Biến chứng thần kinh thường xảy ra tức thì.

Ngắt là do hoảng sợ, ngay sau khi bị điện giật. khác với ngất tim gây ngừng tuần hoàn, nạn nhân hồi tỉnh ngay.

Hôn mê có nhiều nguyên nhân: phù não và tăng huyết áp lực nội sọ, nước não tủy chảy nhanh , có tăng ạch cầu và anbumin: ngừng tuần hoàn do rung thất, ngừng hô hấp do ức chề hành tủy hay do co cứng cơ hô hấp và cơ hoàng; sư`c huyết dưới mạng nhện hay xuất huyết não. Ngoài ra còn có các tình trạng co giật, lẫn lộn, mất trí nhớ, kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần.

Có thay đổi diện não không, có liên quan đến các biến chứng tâm thần kinh và không đặc hiệu: Nhịp Anpha chậm và rải rác  có sống bêta.

Các rối loạn này sẽ mất đi trong vài tháng đến một năm. Các biến chứng thần kinh: Liệt hai dưới thường do sét đánh; Liệt các dây thần kinh sọ nếu bị điện giật ở đầu; Ngoài ra còn có các hiện tượng cường cơ, tê bì.

Các rối loạn vận mạch có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp với các biển hiện thần kinh như tím da hay lạnh các chi, hội chứng Claude Bernard Horner.

Nếu nạn nhân không chết; các biến chứng dẽ khỏi dần đặc biệt là các triệu chứng đau, rối loạn dinh dưỡng da. Các di chứng thần kinh co điện giật rất phức tạp, thường xảy ra các trường hợp nặng. Các hội chứng thần kinh khu trú như liệt nửa người, các thương tổn nhân xám trung ưng: hội chứng múa vờn – giật gián cách, hội chứng Parkinson. Các thương tổn  tủy và thân não dẫn đến liệt nửa người có khi kèm theo dấu hiệu rỗng tủy. Các thương tổn sừng trước của tủy kiểu bại liệt kèm theo rối loạn cảm giác. CÁc thương tổn thần kinh ngoại biên như đau thần kinh tọa, thần kinh cổ, cách tay.

Các rối loạn tâm thần kinh như chóng mặt, buồn nôn, sợ hãi hay xúc động, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược.

Hồ quang có thể gây ra thương tổn ở tiền phòng hoặc ở đáy mắt. Ở tiến phòng, phàn ứng viên xuất hiện 6-12 giờ sau, có thể là viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc hoặc viêm mống mắt. Ở đáy mắt có thể bị phù gai, viêm võng mạc. Nếu dòng điện trực tiếp qua mắt, có thể gây đục thủy tinh thể sau một tháng đến một năm, viêm võng mạc kèm theo phù võng mạc. Nhãn áp có thể tăng hoặc giảm. Các cơ mắt có thể bị thương tổn: Liệt toàn bộ cơ mắt, nhìn đôi, sụp mi.

Dòng điện đi qua tai có thể gây điếc hoặc làm chóng mặt, không kể rung thất, các rối loạn nhịp thường xảy ra ngay tức khắc, đôi khi vài ngày sau: Ngoại tâm thu, hoặc cơn nhịp nhanh, dễ phục hồi.

Đôi khi có thể thấy đau vùng trước tim, thậm chí cơn đau thắt ngực, ít thất nhồi máu cơ tim do điện giật. Động mạch có thể bị thương tổn đôi khi ở rất xa chổ điện vào cơ thể và thương tổn thành mạch có thể gây xuất huyết dữ dội. Nạn nhân nào cũng có thể phù phổi cấp hay bán cấp và những ngày sau dễ bị nhiễm khuẩn phổi.

Điện giật còn có thể gây ra viêm ống thập cấp, Protein niệu, đái ra máu, thường dễ phục hồi; Các rối loạn ở da, lông, tóc, móng: Đầu chi xanh tím, lạng chi, cứng khớp, rụng lông tóc; rối loạn ở xương (xương chết); Đôi khi xuất hiện bệnh Basedow.

Cũng hay gặp ở các trường hợp điện giật làm ngã xuống đất gây gãy xương, gãy cột sống, các cơ co giật mạnh như đứt gân bám vào xương.

Điện công nghiệp và điện dân dụng 110 – 220V là nguyên nhân gây chết người nhiều nhất hiện nay.

Điện khí quyển sợ nhất là sét. Khi hai đám mây mang hai điện tích khác nhau di chuyển lại gần nhau và phát ra tia lửa, đó là chớp kèm theo là một tiếng nổ (sét). Sét có thể phóng ra giữa mây và đất. Điện thế ở nơi sét đánh có thể hơn một triệu vôn, trong một thời gian rất ngắn 5- 500 phần nghìn giây. Cường độ dòng điện cũng rất lớn, cỡ 500000A. Đôi khi ở miền núi, sét đánh vào dây điện cao thế có thể gây điện giật ở một vùng rất xa trong lúc một thợ điện đang làm việc tên cao đã cắt điện tại chỗ

Các tai nạn do sét gây ra cũng giống như điện giật và có thể gây tử vong, bỏng, rối loạn thần kinh, thị giác và đặt biệt là đục nhân mắt.

Ngoài ra, khác với điện giật, sét đánh gây ra các thương tổn phối hợp: Sốc điện và các thương tổn do nhiệt, thương tổn thị giác do ánh sáng. Người ta còn thấy nhiều hình cành khô trên khắp người. Ngất bao giờ cũng xảy ra ngay. Còn điện giật có thể không có ngất hoặc ngất chậm xảy ra. Cơ thế dẫn đến tử vong còn chưa rõ lắm. Tử vong có thể do rung tim, thương tổn vi thể hệ thần kinh hoặc do các xung điện có tầng số cao gây một nhiệt độ quá cao cho cơ thể.

Ngoài tai nạn điện giật do sét đánh, còn có điện giật trong điều trị. Do viện sử dụng ngày càng nhiều các máy hoặc dụng cụ điện tử trong công tác chuẩn đoán, theo dõi và diều trị bệnh nhân, nhiều trường hợp điện giật có thể xảy ra ngay tại bệnh phòng và trong phòng mổ, đặt biệt là các phòng điều trị tích cực, các khoa hồi sức, cấp cứu.

Máy tạo nhịp tim có thể phóng xung vào vùng thời gian trơ tương đối gây ra rung thất. Trong lúc thông tim, dây điện cực buồng tim có thể gây ngoại tâm thu thất và rung thất đặt biệt là ở bệnh nhân đang thiếu kali (kali máu hạt).

Ngừng tuấn hoàn do điện giật cần phải phát hiện ngay vì nạn nhân có thể tử vong trong vòng 4-5 phút. Các dấu hiệu của ngừng tuần hoàn là ngất, đồng tử hai bên dãn to, mạch bẹn mất, ngừng thở. Đó là dấu hiện cơ bản nhất, không nên nghe tim bằng ống nghe hay ghi điện tim. Phải can thiệp ngay. Nếu nạn nhân bị điện giật trong điều trị và đang được theo dõi bằng máy theo dõi nhịp tim thì ta sẽ thấy điện tim là một đường thẳng hoặc có những sóng lăn tăn nhỏ gọi là rung thất. Cả hai trạng thái này đều phải được xử lí giống nhau về mặt cấp cứu ban đầu.

Khi tỉnh nhờ cấp cứu tốt, nạn nhân thường quên hết mọi việc vừa xảy ra, kêu chóng mặt, mê sảng, đi đứng chệnh choạng như say rượu. Nếu sau một hai phút đã được cứu sống thì nạn nhân có thể tỉnh hoàn toàn. Sau 3-4 phút mới can thiệt, nan nhân có thể hôn mê, phù não, co giật, phải kiên trì hồi sức như thông khí nhân tạo, chống phù não.

Về mặt pháp y nếu nạn nhân tử vong từ lâu bên cạnh một đồ dùng chạy bằng điện thì cần xem xét các vết tích của dòng điện, vào và ra, các vết tích  như khảm vào da, cứng, hình tròn hoặc bầu dục. Đôi khi còn có các mảnh vụn kim loại từ vật truyền điện bắn vào cơ thể khi tiếp xúc. Có trường hợp thấy phù hoặc tràn khí dưới da.

Xử lí và dự phòng ngừng tim khi bị điện giật.

Người bị điện giật gây ngừng tim, cần phải được can thiệp sớm trong 4-5 phút đầu cán thiệp càng sớm, đúng huy cách càng có khả năng cấp cứu được bệnh nhân.

Bên cạnh viện ngừng tim còn có vấn đề ngừng thở. Cấp cứu ngừng tim song song với cấp cứu ngừng thở. Phương pháp cấp cứu ban đầu tốt nhất hiện nay là hà hơi thổi ngạt (hô hấp miệng – miệng hoặc miệng- mũi) Phối hợp với bóp tim ngoài vòng ngực.

Cấp cứu điện giật phải kiên trì, có khi kéo dài hàng giờ để chờ chi viện cả trong lúc vận chuyển để đưa nân nhân tới trung tâm y tế có trang bị tốt hơn.

Các biện pháp và các bước cấp cứu trước tiên phải cắt nguồn điện, đưa nạn nhân khỏi nơi điện giật. Khi tiếp cận nạn nhân, phải đeo găng khô hoặc đứng trên tấm ván khô. Tìm cách gạt dây điện ra xa nạn nhân bằng một cái xào khô. Sau đó, gọi mọi người đến giúp đỡ, phối hợp các biện pháp ngừng tim, ngừng thở.đặt nạn nhân lên một mặt phẳng cứng để ngừa cổ tối đa. Người cấp cứu hít một hơi thở dài, rồi áp miệng vào miệng hoặc mũi nạn nhân, thổi một hơi dài, trong khi đó mắt liếc nhìn lồng ngực xem có nhô lên không, nếu nhô lên là đạt. Ở trẻ nhỏ áp miệng vào mũi lẫn miệng trẻ để thổi (hình 1,2,3).

Tiếp theo nấm bàn tay, đấm vào trước ngực 5-10 cái (vùng trước tim ở bên cạch 1/3 dưới xương ức phía bờ trái). Đồng thời với việc đấm vào vùng trước tim, lấy tay kia sờ mặt bẹn xem tim có đập hay không. Nếu tim đập lại thì không phải bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu tim không đập lại phải tiến hành bóp tim ngay: Úp gót một bàn tay vào đúng 1/3 dưới xương ức, lấp bàn tay kia đè lên, chồng thẳng hay tay (không được co lại) rồi lấy trọng lượng toàn thân đè vào gót bàn tay dưới làm cho lồng ngực lúng xuống. Nếu kết quả, phải sờ thấy mạch bẹn. Nếu có hia người thì người thổi ngạt sẽ là người kiểm tra mạch bẹn (hình 4,5,6).

Mặt dù tim không đập lại, bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với hô hấp nhân tạo miệng – miệng có thể kéo dài cuộc sống đến 40 phút. Đó là thời gian đủ cho kíp cấp  cứu có trang bị kĩ thuật đến giúp sức.

Chóng rung tim nằng sốc điện là biện pháp hữu hiệu nhất. Một dòng điện một chiều phóng qua trục của tim với một điện năng 150 – 400W/giây có thể xoa rung thất với một thời gian rất ngắn, 5 phần nghìn giây.

Nếu không kết quả, có thể sử dụng tiêm tĩnh mạch một số thuốc rồi tiếp tục các biện pháp trên. Các thuốc có thể dùng được là: adtenaline 1mg, isoprenaline (isupret) 0,2 mg. Adrenaline là thuốc uống hiệu nhất và dễ kiếm. Mỗi giờ có thể tiêm hàng chục mg nếu chưa có kết quả.

Xử lí cấp cứu tai nạn do bỏng điện và do điện cao thế

Bỏng điện thường do điện cao thế. Tuy nhiên một dòng điện trên 1KV có thể gây bỏng ngoài da rất ít nhưng lại gây thương tổn sâu bên trong rất nặng, vài ngày sau mới thất rõ.

Bỏng điện cao thế có thể gây ra sốc (choáng)giống như hội chứng vui lấp (Bywaters), ba bốn giờ sau điện giật

Bỏng điện cao thế gây ra suy thận  cấp trong 28,5% so với 36% do bỏng điện gia đình.

Các biện pháp cấp cứu ban đầu rất quang trọng: băng bó các vết bỏng (bảo đảm vô trùng) và cho nạn nhân uống một gói oresol pha trong 1 lít nước.

Nạn nhân phải được đưa đến trung tâm cấp cứu trong vòng 3 giờ đầu để tiếp tục teo dõi, truyền các dung dịch mặn và kiềm.

Xử kí các di chứng do điện giật

Các thương tổn hoại tử ở  cơ và gân có thể gây co rút các chi ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động. Can thiệp và chỉnh hình sớm ngang sau bỏng, sau đó là phục hồi chức năng khi vết mổ đã liền sẹo là các biện pháp tích cực.

Các rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn nhịp tim có thể giải quyết bằng các biện pháp phục hồi chức năng, thuốc an thần.

Phòng ngừa điện giật theo các quy định sử dụng điện. Kĩ sư và công nhân sử dụng điện cần tuân thủ những quy định trong việc mắc điện. Với điện thế thấp hoặc với điện thế cao, dùng các biện pháp cách điện.

Sử dụng tốt các đồ dùng điện.

Thời gian tiếp xúc với dòng điện quang trọng,. Một dòng điện đi qua trục của tim có thể gây ra rung thất với thời gian 1/5 giây. Dòng điện trên 80mA đi qua tim trong nhiều giây chắc chắn sẽ gây ra rung thất. Vì vậy nhiều nước trên thế giới có những cầu chì có thể ngắt điện nếu dòng điện trên 30mA đi qua cơ thể con người.

Khi có cơn giông, không nên ra khỏi nhà. Khi ở trong nhà nên tránh xa các cột ăng ten, không ngồi gần các nồi, sanh, cháo to bằng kim loại. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời lúc mưa giông nên tránh xa các nhà lộp mái tôn, kẽm, và các cây cao đứng một mình, các hàng rào bằng kim loại, các đỉnh đồi và các khoảng đất rộng, các lối vào hầm, các giếng tự nhiên.

Trên đường nếu gặp cơn giông có nhiều sấm chớp thì cần chọn nơi trú ẩn ở nhà cao tầng, nhà có cột thu lôi, nhà lớn. hoặc trú mưa vào một cái hố, một thung lũng hay trong rừng rậm, nếu đang đi ô to thì dừng xe lai và ngồi vào trong xe, nếu sét đánh vào thành xe thì thành xe sẽ dẫn điện ngay

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình