Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Tìm hiểu về bệnh ghẻ?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Lê Tử Vân:

Ghẻ do kí sinh trùng Sarcoptès scabiei hominis gây nên. Bệnh có ở hầu khắp mọi

Trên thế giới nhất là ở những vùng vệ sinh kém.

Bệnh lây do kí sinh trùng ghẻ lan truyền từ người này qua người khác: qua tiếp xúc, nằm chung hoặc dùng chung quần áo, chăn chiếu, phát triển nhiều vào mùa đông.

Kí sinh trùng ghẻ hình bầu dục thuộc họ Sarcoptès con ghẻ có chiều dài 0.3 - 0,5mm, màu trắng bẩn; có 4 đôi chân, 2 đôi trước có kèm theo các ống giác để hút, hai đôi sau có sợ dây lông dài để di động. Con cái đào những luống trong biểu bì, ở giữa lóp sừng và lớp gai di động dọc theo luống quang co đó và đẻ trứng ở trong luống, mỗi ngày đẻ 3 -4 trứng. sau khoảng 8 ngày trứng nở ra ấu trùng. Các ấu trùng rời luống ghẻ và tìm một chỗ ẩn khác trong biểu bì có dạng như mục nước, qua nhiều lần lột xác sẽ trở thành con ghẻ trưởng thành. Chu kì biến đổi đó khoảng 15 ngày. Con ghẻ đực bé hơn nhiều so với con cái, không ở trong luống ghẻ, sau khi giao hợp thì chết khoảng 4 – 6 tuần sau khi đẻ hết trứng. Số lượng lí sinh trùng ghẻ nhân lên rất nhanh chóng, có thề hàng trăm con trong vòng 2 – 3 tháng.

Triệu chứng lâm sàng.

Thời kì khởi phát: ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và bắt buộc phải đi khám bệnh. Ngứa thường xuất hiện sau thời gian lây bệnh một tuần lễ và một triện chứng riêng 2 – 8 ngày đầu, thay đổi theo thời gian và cường độ. Ngứa ít về ban ngày tăng lên về ban đêm. Đối với người thần kinh dễ bị kích thích, ngứa có thể kéo dài suốt đêm làm cho bệnhnhân mất ngủ.

Thời kì toàn phát: khi các thương tổn đã xuất hiện đầy đủ cần phải chú ý các vị trí sau, các kẽ ngón tay, các mặt bên của đốt ngón tay, rốn, hai bên mông, mặt trước cổ tay và hố nách, mặt sau khủy tay, mặt trong đùi. Ở nam giới, chú ý đến bao quy đầu, ở nữ giới , vú và nhất là nấm vú, ở trẻ em lòng bàn chân. Bệnh cảnh chung là các thương tổn do gảy vảy tiết nhỏ, vết đỏ da dầy, sần phù hoặc vết sây xước da. Phải khám kĩ để phát hiện được luống ghẻ và mụn nước hạt ngọc. Luống ghẻ là dấu hiệu đặt trưng. Dó là một đường thẳng nhỏ, dài độ 2 – 5mm; có khi đến 10mm, màu xám hoặc hơi đen, cong hoặc uốn khúc, không có liên quan gì đến các nếp biểu bì, sờ nhẹ nhàng có thể thấy bờ nổi trên mặt da. Nhỏ một giọt mực lên luống ghẻ, một phúc sau sẽ phát hiện rõ đường mục ngấm dọc theo chiều dài luống ghẻ cái trong luống. Đó là điểm nổi cao lên mặt da, đối diện với lỗ vào và ở tận cùng của luống ghẻ. Chính ở vị trí đó, người ta có thể dùng kim khêu con ghẻ cái. Các mụn nước hạt ngọc thường thấy ở mặt bên của ngón tay, không phải đặt trưng như nhưng cũng là một dấu hiệu quan trọng. Mụn nước có kích thước bằng đầu đinh ghim nổi cao lên mặt da trong suốt hoặc màu đỏ là nơi trú ẩn của ấu trùng ghẻ trong quá trình biến đổi để trở thành con ghẻ.

ở bộ phận sinh dục, luống ghẻ dễ bị hoá mủ và hình thành vết loét dạng săng (ulcere chancriforme). Do đó cần chuẩn đoán phân biệt với săng giang mai và săng hạ cam và có những trường hợp săng ghẻ là cửa vào của các bệnh trên.

Các biến chứng thường gặp ỡ những trường hợp bị ghẻ kéo dài là: nhiễm khuẩn và chàm hoá.

Nhiễm khuẩn da biểu hiện lâm sàng là các bệnh viêm da mủ: chốc nhọt, viêm nang lông.

Ghẻ chàm hoá tiên phát liên quan đến thể địa dị ứng hoặc chàm hoá thứ phát sau khi bội nhiễm (ghẻ bội nhiễm chàm hoá) . Có trường hợp chỉ phản ứng viêm da sau khi điều trị bằng một loại thuốc bôi không thích hợp.

Chẩn đoán ghẻ chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng đã mô tả ở phần trên. Ngoài ra, cần căn cứ vào tính chất dịch tễ học, môi trường tiếp xúc giữa người này với người kháctrong đời sống và trong sinh hoạt.

Ghẻ thường dễ chấn đoán trong trường hợp điển hình. Khi các dấu hiệu lâm sàng không rõ rệt, có thể cho điều trị thử để có hướng chẩn đoán xác định, trường hợp có biến chứng bội nhiễm và chàm hoá cần phân biệt với các bệnh viêm da mủ bệnh nấm da và bệnh chàm.

Đều trị ghẻ biến chứng, trước hết điều trị các biến chứng. Trường hợp bội nhiễm vi khuẩn , diêm da mủ thì điều trị bằng các thuốc diệt khuẩn tại chổ có thể sử dụng các loại thước dung dịch màu như dung dịch Milian hoặc dung  dịch eosin dùng các loại sulfamide, kháng sinh thích hợp không gây cảm ứng cho bệnh nhân. Đối với ghẻ chàm hoá toàn thân, không sử dụng các loại thuốc có lưu huỳnh. Có thể chỉ định benzoat – benzyl, trừ trường hợp tiền sử bệnh nhân có cảm ứng với chất đó. Nếu ghẻ lan rộng, chàm hoá bội nhiễm nhiều, có thể dùng phối hợp cortisone, kháng sinh điều trị toàn thân và các loại thuốc chữa ghẻ tại chỗ. Baume perou có tác dụng điều trị ghẻ chàm hoá, nhất là đối với trẻ em vì thuốc không gây cảm ứng hoặc gây kích thích. Darier áp dụng điều trị ghẻ chàm hoá với công thức thuốc, baume perou 15 g, naptol 1 – 5 g, styrax lỏng 20g, đá phấn 20g, mỡ lợn hoặc mỡ vaselin 40g, bôi lên vùng thương tổn, mỗi ngày 1 lần trong 4 – 5 ngày.

Ghẻ đơn thuần điều trị bằng các phương pháp cổ điển và phương pháp y học cổ truyền.

Điều trị bằng lưu huỳnh:thuốc mỡ của Milian gồm kali polysunfua 10g, vaselin và lanolin liều lượng như nhau 45g. tắm xà phòng trong 20 phút. Lau khô, bôi thuốc mỡ Milian trên vùng da bị ghẻ, 24 giờ sau bôi lần thứ hai. Ngày thứ 3 tắm nước nóng, xà phòng và thay quần áo.

Có thể dùng phương pháp bôi lưu huỳnh mới sinh (soufre naisant) bằng cách bôi dung dịch natri hyposunfit pha trong nước 40%. Bôi để khô, xong bôi chồng lên dung dịch axit clohydric 4% . bôi trong 3 ngày liên tiếp, xong tắm nước nóng, xà phòng và thay quần áo. Phương pháp điều trị bằng thuốc có beaume peron và lưu huỳnh ít dùng thuốc vì có màu và mùi khó chịu.

Điều trị bằng benzoat – benzyl. Thông thường áp dụng loại thuốc có công thức sau: cồn 70o , xà phòng đen hoặc xà phòng mềm, mỗi thứ như nhau 40g.

Không cần thiết phải tắm trước, bôi thuốc bằng bút lông bẹt trên vùng da có thương tổn, trừ đầu và mặt; 20 phút sau bôi lần thứ 2. Nếu bệnh nặng, lan rộng, 24 giờ sau bôi lại một lần nữa. Ngày thứ 3 tắm và thay quần áo. Tiếp tục điều trị theo trình tự trên cho đến khi lành bệnh.

Điều trị bằng dung dịch DDT (dichloro diphényl trichloroétane)và HCH (hexachlorocyclohexane): năm 1945, Degos áp dụng công thức DDT 5% hoà tan trong dung dịch hữu cơ nhờn, dính bôi lên vùng da thương tổn theo kĩ thuật trọng vì có thể gây độc nhất là dùng lâu dài trên diện rộng, nhất là với trẻ em.

Touraine sử dụng bột HCH, tỉ lệ 3% có kết quả tốt. bệnh nhân cởi hết quần án nằm cuộn trong một ga tải giường có rắc 100g bội HCH, bệnh nhân được bộc từ cổ đến chân, tiếp xúc với bột thuốc tong 4 giờ, cho uống nước nóng và phủ thêm chân để ra nhiều mồ hôi thì kết quả mới chắc chắn. phương pháp điều trị không gây kích thích da nhưng cần sự phối hợp của bệnh nhân.

Không chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Điều trị bằng dung dịch díethyle ptalate: (DEP). Dung dịch bôi lên da để đề phòng muỗi đốt. năm 1964 giáo sư Đặng Vũ Hỷ đã áp dụng điều trị bệnh ghẻ.

Bôi lên các thương tổn ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, bôi cả ban đêm. Ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo.

DEP là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Chú ý chỉ bôi thuốc lên các thương tổn, không bôi diện tích rộng, không bôi vào niêm mạc và không để thuốc dây vào mắt.

Điều trị bằng eurax: thành phần gồm hoạt chất 10%  N – crotonyl – N éthyl – toluidine (crotamiton) pha với tá dược dưới dạng kem (crème) hoặc nhũ dịch.

Tác dụng điều trị ghẻ: ngứa và ghẻ bội nhiễm: bệnh nhân tắm nước ấm, lau khô, bôi eurax lên vùng da bị thương tổn, bôi rất mỏng như không còn dấu vết thuốc trên da. Bôi ngày một lần, vào buổi tối, đợt điều trị 3 – 5 ngày, tuỳ trường hợp.

Chú ý bôi các vị trí khu trú chọn lọc của ghẻ (kẽ tat, cổ tay, nách, bộ phận sinh dục). các thương tổn có mủ , băng gạc, có thấm eurax. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể tắm hàng ngày trước khi bôi thuốc. Sau đợt điều trị, bệnh lành, phải giặt quần áo, giường chiếu, chăn màn, w. không sử dụng eurax khi thương tổn còn chảy nước (ghẻ chàm hoá) và cho trẻ em dưới 30 tháng. Tránh làm dây thuốc vào mắt, miệng, thận trọng đối với phụ nữ có thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu và cho con bú.

Điều trị bằng các loại thuốc y học cổ truyền: dùng dầu lấy ở hạt cây máu chó, bôi lên các thương tổn ghẻ, kết quả tốt nhưng thường chậm và không điều trị được ghẻ bội nhiễm và chàm hoá. Tắm bằng nước nấu lá ba gạc, lá đào, lá xoan, w. tắm ngâm, tránh chà xát mạnh vì dễ gây chàm hoá .

Dù dùng phương pháp điều trị nào, để tránh tái phát, phải điều trị cùng một lúc cả ngường bệnh và người sống chung trong gia đình, cùng ngủ chung một giường, quần áo, chăn màn phải giặt và luộc sôi. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều , áp dụng tẩu uế chăn màn, quần áo bằng xông hơi  focmol hoặc nhiều thực tế hơn dùng bột DDT r8ác vào quần áo, chăn màn, đầy kín trong hòm hoặc tủ trong 48 giờ, sau đem giặt kĩ.

Bệnh ghẻ Na Uy (Gale Norvegienne)

Bệnh ghẻ được các thầy thuốc Na Uy Boeck và Danielson mô tả lần đầu tiên năm 1947. cũng do loại kí sinh trùng như loại ghẻ bình thường gây nên, nhưng có tính chất lâm sàng riêng biệt, có nhiều vảy tiết và vảy da dày, khu trú ở bất kì vùng nào trên cơ thể, kể cả mặt, da đầu và móng tay. Bệnh rất dễ lây và thường phát triển ở những ngường bị bệnh mạn tính, điều kiện vật chất thiếu thốn, cơ thể suy mòn, vệ sinh kém, ở những người bị bệnh phong , bệnh tâm thần phân lập hoặc những người già yếu.

Triện chứng lâm sàng: bệnh có thể bắt đầu bằng ngứa khu trú, về sau lan dẩn ra toàn thân xuất hiện những vết vảy tiết và vảy da. Ngứa có thể rất dữ dội hoặc ít nhưng xuất hiện một cách liên tục, không có tính chất ngứa trội về ban đêm như trong ghẻ bình thường. Ở thời kì toàn phát, bệnh tiến triển như một bệnh đỏ toàn thân , bong vảy lá hoặc vảy phấn. Đa số trường hợp là những thương tổn vảy da, vảy tiết thành mảng rộng, chiều dài không điều, thay đổi 2 – 20mm, màu xám nhạt, dễ mủn. Có trường hợp tạo thành một vỏ bộc gồ ghề hoặc nứt nẻ, các vẩy dính chặt vào tầng lớp dưới, nhất là ở bàn tay, bàn chân và khủy tay.

Lấy thìa nạo làm bong vảy sẽ thấy da ở dưới đỏ, chảy nước và đôi khi  có hình dạng u nhú. Nhìn thấy dưới một kính lúp thấy rất nhiều kí sinh trùng ghẻ.

thương tổn vảy ở da đầu  sau khi bong đi để lại rụng tóc. Móng tay có hình dạng dày sừng, thân móng có những khía dọc, những chấm và bong khỏi nền móng, bờ tự do của móng do quá trình dày móng lên cong gập lại. Bờ bên của móng  có những vảy tiết xen giữa bờ móng và phần mềm, có khi bọc cả móng.

Chẩn đoán: bệnh không có thương tổn giống như bệnh ghẻ bình thường. chẩn đoán dựa vào triệu chứng ngứa có tính chất liên tục, nhiều vảy da và vảy tiết dày, cạo vảy xem dưới kính hiển vi thấy rất nhiều kí sinh trùng ghẻ cùng ấu trùng và trứng.

Điều trị: giống như trong điều trị ghẻ bình thường. Nếu cần thiết có thể dùng mỡ salixylic 5% làm bong hết các vảy  và sau đó bôi thuốc. Do tính chất lây lan mạnh nên cần có biện pháp phòng bệnh triệt để cho người tiếp xúc .

Bệnh ghẻ xúc vật

Nhiều loại kí sinh trùng ghẻ của súc vật có thể truyền sang cho người gây viêm da, ngứa rất khác với ghẻ bình thường. Đặt tính là thời gian ủ bệnh rất ngắn, khởi phát rất đột ngột, vị trí khu trú của thương tổn ngay chỗ vùng da tiếp xúc với súc vật.

bị bệnh, thường không có luống ghẻ và có thể tự lành trong vài ngày.

Ghẻ của ngựa: lây sang người thường gây thương tổn khu trú ở tay và cẳng tay, ngang thắt lưng. Mặt cũng có thể bị thương tổn và có trường hợp lan rộng toàn thân, bong vảy như vảy phấn hoặc giống như ghẻ Na Uy, chỉ có khác là không có thương tổn ở móng. Bệnh có thể tự lành, trừ trường hợp lan rộng mới phải dùng các loại thuốc điều trị như mỡ Milian hoặc benxoat – benzyl như điều trị ghẻ bình thường.

Ghẻ của mèo là loại bệnh ghẻ súc vật truyền qua người thường gặp nhất. Trong thời gian ủ bệnh trong vòng 10 – 12 giờ, Bệnh phát thành từng đợt liên tiếp, khu trú ở vùng da tiếp xúc với súc vật. Thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, trên có mụn nước (sẩn huyết thanh). Do ngứa, gãy, các mụn nước vở ra và đóng thành vảy tiết nhỏ. Bệnh có thể tự lành sau 8 – 10 ngày nếu không tiếp xúc lại với súc vật bị bệnh.

Các loại súc vật khác như chó, lợn bị ghẻ, lây sang người thường ít gặp và tự lành, ngược lại ghẻ do cừu và lạc đà truyền sang người dai dẳng, có thể lan rộng và cần điều trị.

Năm 1965 Đặng Vủ Hỷ mô tả một đợt ghẻ lạc đà truyền cho người ở việt nam. Ngứa là triệu chứng đầu tiến, ngứa dữ dội nhất vào ban đêm và lúc lan ra nhiều mồ hôi, thương tổn căn bản là những sẩn huyết thanh khởi đầu khu trú ở phần hở các đầu chi, sau lan đến cẳng tay, cẳng chân, đùi, mong và cả mặt. mỗi đợt phát bệnh sau 2 – 5 ngày sẽ dịu đi. Các đợt có thể tiếp diễn thường do tái nhiễm, bệnh sẽ lan rộng và kéo dài.

GIÀ TRƯỚC TUỔI

Giáo sư Nguyễn Thiện Thanh

55. Già trước tuổi là căn bệnh như thế nào?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thiện Thanh:

Trạng thái già với mọi người là một tất yếu khách quan. Đáng chú ý là mỗi người đi đến tuổi già một cách khác nhau. Có người lâu già, nhưng cũng có người già quá nhanh, quá sớm.

Già trước tuổi là trạng thái cơ thể của một người mà những biến đổi do tuổi xuất hiện sớm hơn và phát triển nhanh hơn so với người khỏa mạnh cùng một lứa tuổi, cùng một nhóm dân cư. Người già trước tuổi là người mà tuổi sinh học cao hơn tuổi khai sinh.

Tích tuổi học (hay lão khoa) phân định ranh giới các lứa tuổi như sau: trước tuổi 20: thời kì phát triển; 20 -29: lứa tuổi trẻ; 3- 44: lứa tuổi trường thành; 45 – 59: lứa tuổi trung niên; 60 – 74: lức người có tuổi; 75 – 89: lức tuổi già: từ 90 tuổi trở lên: lứa người sống lâu.

Mỗi lứa tuổi là một mốc đánh dấu theo thời gian, mức ảnh hưởng của tuổi đối với hình thái, cấu trúc và hoạt động của cơ thể. Biết được tuổi khai sinh của một người, tích tuổi ta5c có thể dự đoán được hình ảnh thân thể, tâm lí, khả năng hoạt động thể lực và tư duy của người đó. Trong thực tế dự đoán này không phải luôn luôn chính xác, vì hai người cùng một lứa tuổi có thể trải qua hai loại tích tuổi khác nhau:tích tuổi bình thường, lành mạnh, tối ưu, đó là người già theo tuổi và tích tuổi bất thường, bệnh lí, đó là người già trước tuổi, bên cạnh tuổi khai sinh, các nhà tích tuổi học đề xuất và sử dụng một số chỉ số khác: tuổi sinh học. Chỉ số tuổi sinh học được biểu thị bằng tuổi tương xứng của một người tích tuổi tối ưu. Ví dụ tuổi khai sinh của một người già là 55. Nếu kiểm tra toàn diện thấy biền đổi do tuổi ở cơ thể của người đó như ở một người 70 tuổi khỏa mạnh, tích tuổi tối ưu thì tuổi sinh học của người này là 70 .

Nguyên nhân già trước tuổi là một quá trình sinh học có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Có những nguyên nhân sau đây.

Thiếu vận động cơ thể là một nhân tố có nguy cơ lớn gây già trước tuổi. Có tác hại của việc thiếu vận động, rèn luyện thân thể được nhiều tác giả chứng minh. Một số thực nghiệm gây bất động hoàn toàn trong vòng 7 tuần lễ ở người đã đi đến kết luận trong thời gian bất động, có những biến động nghiêm trọng trong chuyển hoá oxy, phophat,, protein. Cơ thể bị thừa xương và tan thịt, phải mật đến 4 tuần sau khi chấm dứt bất động, các tham số chuyển hoá mới dần dần trở lại bình thường. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự bất động tương đối với cơ thể người có tuổi cho thấy rằng bản thân đối tượng cảm thấy khó chịu, bực bội, vô ứng, lo lắng vô cớ, khó ngủ, ăn mất ngon. Mặt khác, bất động có tác dụng tiêu cục đối với hoạt động sinh điện học và khả năng co bóp của cơ tim, và tuần hoàn vành và não, với thông khí ở phổi , với đông máu (dễ đông dễ gây tắc mạch). Thiếu vận động kéo dài đem lại nhiều hậu quả: thừa trọng lượng cơ thể (thửa mỡ), lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm mỡ xơ mạch và bệnh huyết áp cao; thừa xương, dễ gãy xương, teo cơ, giảm khối mạc của cơ thể; rối loại trong hoạt động của hệ thần kinh. Hậu quả sớm nhất của thiếu vận động là rối loại hoạt động thần kinh: chỉ sau 4 – 5 giờ bất động, đã xuất hiên hội chứng vô lực, hội chứng giảm trương lực cơ, hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: tăng đổ mồ hôi nhịp tim và huyết áp không ổn định, hội chứng mất cân bằng giữa hai bán cầu não: lực phản xạ hai bên không cân xứng, rối loại trong điền chỉnh và ổn định tư thế.

Thiếu vận động thể lực và ăn thừa năng lượng là hai mặt của vấn đề: mất cân bằng về chuyển hoá năng lượng, với hậu quả là thừa trọng lượng cơ thể - thừa mỡ. Về ảnh hưởng của nó với trạng thái già trước tuổi, Frolkis V.V.đã nói “những người này khác nào lấy thân mình làm mô hình già trước tuổi”.

Nuôi dưỡng không hợp lí dẫn đến thừa năng lượng và mất cân đối về chất. Cung cấp thừa gluxit “nhanh” như đường sacarozơ và bánh kẹo làm bằng đường. Theo emesko T.M. (1975). Nếu gluxit hằng ngày cấp cho cơ thể 65% tổng khối năng lượng trở lên, thì sẽ dẫn đến rối loại chuyển hoá lipit trầm trọng. Hơn thế nữa, gluxit dùng trong điều kiện thiếu cung cấp các axit béo nhiều lần không bão hoà có tác dụng gây bệnh nhiễm mỡ xơ mạch. Cung cấp thừa lipit, đặt biệt là dạng lipit dưới dạng mỡ động vật, nhưng lại thiếu các dầu thực vật, thì đặt điểm này làm tăng sự hình thành các gốc tự do trong các tế bào. Điều kiện này sẽ dẫn đến pha huỷ cân bằng chống oxy hoá, từ đó dẫn đến bệnh mỡ xơ mạch, bệnh đáy tháo đường, những bệnh dẫn tới già trước tuổi, cung cấp thừa muối NaCl; ăn thừa muối có nguy cơ dẫn đến huyết áp cao và bệnh này thúc dẩy bệnh nhiễm mỡ xơ mạch tiến triển nặng hơn. Trước thập niên 1970 người nhật bản tiêu thụ trung bình 20g muối/ngày. Do đó, nhật bản lúc bấy giờ có nhiều người nhiễm huyết áp cao và nhiều người bị tai biến mạch máu não nhất, tình hình đã thay đổi hẳn từ khi dân chúng được hướng dẫn cách ăn uống hợp lí, thời gian giảm lượng muối tiếu thụ hàng ngày. Người pháp tiêu thụ trung bình 10g muối/ngày. Theo Froment A. và Milon H..3 – 5g muối đủ thoã mãn khẩu vị chúng ta, và hằng ngày cơ thể chỉ cần lượng muối 50 – 100 lần ít hơn. Thiếu protit (thiếu đạm), cơ thể không đủ nguyên liệu để tái tạo tế bào, tạo huyết, để tổng hợp các men, các chuyên tố, các hocmon, các kháng thể. Nhu cầu tối thiểu đối với người có tuổi là 1g protein/kg thể trọng. Rau cải tươi, trái cây chín tươi là nguồn cung cấp những chất tối cần thiết cho hoạt động tim mạch, hoạt động thần kinh, cho cơ thể người có tuổi: các vitamin, các ion nội tế bào cơ bản (K+ , Mg++), các nguyên tố vi lượng, các chất anti – oxydant tự nhiên, w.

Một số bệnh mãn tính có tác dụng thúc đẩy già trước tuổi:bệnh nhiễm mỡ xơ mạch và bệnh huyết áo cao ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng của não và tim. Bệnh đái tháo đường và bệnh cường tuyến giáp làm rối loại chuyển hoá các chất, chuyển hoá năng lượng, các bệnh về đường hô hấp gây thiếu oxy mô.các bệnh về tiêu hoá làm làm trở ngại cho sự cung cấp các chất, cung cấp năng lượng, riêng gan, ngoài chức năng tiêu hoá, còn giữ vai trò trung tâm trong việc bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc. Vì thế, bệnh về gan là một yếu tố có nguy cơ dẫn đến dễ bị nhiễm độc, khó giải độc. Các động thái bệnh lí trong hệ thống miễn nhiễm thường gặp ở người có tuổi: giảm sức miễn nhiễm đối với các kháng nguyên ngoại lại, tăng độ thường gặp các phản ứng tự miễn, rối loại cấu trúc các chất globulin miễn nhiễm trong máu. Theo nhiều tác giả, các động thái đó các liên quan đến cơ chế bệnh sinh của những bệnh như nhiễm mỡ xơ mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh Alzheimer, w.

Rối loại cảm xúc (stress): thuật ngữ (stress) được dùng rộng rãi để chỉ nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, có người còn gọi là, “căng thẳng thần kinh”. Các tâm trạng đó có tác dụng “đạm tính”, làm cho người ta không thoải mái, không yên tâm, buồn bực, khó chịu. “stress” kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần, dẫn đến sự suy yếu, rối loại trong hoạt động thần kinh. Petrova M.K – học trò của Pavlov I. P – khi gây stress cho động vật thực nghiệm, đã lưu ý rằng không những định hình phản xạ có điều kiện bị phá huỷ mà các động vật còn già đi một cách nhanh chóng khác thường, chúng bị già trước tuổi.

Di truyền: có những gia đình, qua nhiều thế hệ, có nhiều người sống lâu, cao tuổi nhưng vẫn đi đi71ng nhanh nhẹn, minh mẫn, lạc quan, trên tuổi 60 – 70 mà tóc chưa bạc, răng chưa rụng, trái lại, có không ít gia đình từ đời ông đời cháu đều giống nhau ở chỗ già rất sớm, cả về hình thái bên ngoài (tóc bạc, da nhăn, răng rụng sớm, w.) cả về đặt điểm bệnh tật. Như có nhiều người bệnh về đục thể thủy tinh, thiếu máu cơ tim, huyết áp cao. Một số tác giả cho rằng các bệnh về nhiễm sắc thể là yếu tố quan trọng thúc đẩy già trước tuổi. Theo các tác giả này, rối loại thể nhiễm sắc là mô hình nguyên pháp của già trước tuổi.

Những nếp sống có hại (như hút thuốc, uống rượu thường xuyên, w.) cũng là những yếu tố thúc đẩy già trước tuổi.

Xác định được nguyên nhân có nguy cơ làm già trước tuổi là biết được những biện pháp điều trị và dự phòng.

Biện pháp thứ nhất là vận động cơ thể, tức là thực hiện chế d0ộ rèn luyện thân thể hàng ngày, vừa sức, có sự hướng dẫn và theo dõi. Vận động cơ thể đúng đắng có những tác dụng tốt như sau:

Điều hoà, tăng hiệu lực hoạt động của hệ thần kinh, giúp cơ thể vượt qua các tình huống gây stress.

Điều hoà chuyển hoá năng lượng: tránh thừa năng lượng, thừa trọng lượng cơ thể (thừa mỡ) chống tăng colesterol huyết, giảm thành phần bêta colesterol, tăng thành phần anpha colesterol, tăng thành phần lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), trong máu.

Cải thiện dinh dưỡng toàn thân thông qua cơ chế phản xạ vận động – nội tạng: tăng thể tích khối cơ được vận động, tăng lưu lượng máu đi qua khối cơ, tăng số lượng mau mạch hoạt động có hiệu lực, tăng trữ lượng glycogen và myoglobin trong sợi cơ, kết quả tổng hợp là bảo vệ và duy trì khói nạc của cơ thể.

Bảo vệ cơ tim: tăng sức chịu đựng thiếu oxy của cơ tim, khai thông những mạch bằng hệ thống kém hiệu lực, thúc đẩy tân sinh những mạch bàng hệ mới, đi vòng đoạn mạch bị hẹp tắc.

Biện pháp thứ 2 là điều chỉnh chế độ ăn hợp lí, phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi: có 2 đối tường cần lưu ý đề phòng cung cấp1p thừa năng lượng. Đối với hài nhi, nếu cho ăn quá nhiều trong thời lì này sẽ làm tăng số lượng tế bào mỡ. Sau 1 tuổi số lượng tế bào này không giảm dù cho mức nuôi dưỡng có giảm, đối với người có tuổi, số tế bào mỡ nhiều bất thường sẽ thu nhận một khối lượng mỡ lớn, vì thế, mức cung cấp năng lượng qua thức ăn phải giảm một cách tương ứng, nếu lấy nhu cầu về năng lượng của một cơ thể 20 – 3- tuổi làm chẩu (100%) thì lứa tuổi 31 – 40, nhu cầu ấy sẽ là 97%; 41 – 50 tuổi: 94%; 51 – 60 tuổi 86%; 61 – 71 tuổi 79%; từ 71 tuổi trở lên: 69%. Chế độ ăn thừa năng lượng dẫn đến thừa cân (mỡ), nếu mỗi ngày ăn thừa 200g calo (tương đương với 1 củ khoai lang = 208g) thì sau một năm sẽ thừa 7,8kh (mỡ).

Mức vận động cơ thể là mức cung cấp năng lượng qua thức ăn liên quan mật thiết với nhau. Nếu ăn không thừa mà thiếu vận động thì dẫn đến thừa cân. Đi bộ nhanh 1 giờ tiêu hao 217calo. Nếu một người trước kia có nền nếp luyện tập mỗi ngày đi bộ nhanh 1 giờ, nay bỏ nếp luyện tập, thì sau 1 năm người ấy sẽ thừa 8,5kg. theo các tư liệu thống kê, mỗi kg thừa làm giảm 2% tuổi thọ (Frolkis, 1985). Đối với người có tuổi, có chế độ nuôi dưỡng hợp lí còn phải tuân theo những yên cầu sau đây: giảm bớt chất béo và giảm bớt đường, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, tăng tỉ lệ đạm thực vật và sữa chua, tăng tỉ lệ rau củ tươi và trái cây chín tươi, thực đơn đa dạng.

Giải tỏa trạng thái căng thẳng cảm xúc ổn định tinh thần. Cần tự rèn luyện, tự tạo cho mình một vi khí hậu cảm xúc. Dương tính tối ưu (Eustress), làm chủ cảm xúc của mình. Luyện tập các phương pháp giảm trương, tức làm giảm trương lực, làm giảm độ căng theo kĩ thuật Jacobson E. hoặc theo cách tập của Schultz. Cả hai phương pháp đều phải có sự hướng dẫn chính xác và cụ thể. Không uống rượu, hút thuốc.

Đối với những người già trước tuổi có những bệnh mạn tính cần được điều trị sử dụng những thuốc thích hợp. Đối với những người sức khỏe đã ổn định, có thể dùng một số thuốc bảo thọ, khi sử dụng có theo dõi.

Già trước tuổi không những là điều bất lợi về mặt hình thể mà quan trọng hơn, là một báo hiệu của những yếu tố gây bệnh hoặc những bệnh ở giai đoạn tiền lâm sàng. Vì vậy, khi đã chẩu đoán già trước tuổi, cần xác định nguyên nhân, tiến hành điểu trị dự phòng, xây dựng nếp sống hợp lí. Như vậy, không những sẽ ngăn chặn sự tiến triển của trạng thái già trước tuổi mà còn tránh được những biến chúng do các bệnh gây ra

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình