Hỏa của can đờm bốc
Triệu chứng: Mất ngủ, thêm các chứng đầy tức sườn ngực, ợ hơi, cáu gắt, ngủ hay chiêm bao.
Thuốc: Hạt sen 40g, Táo nhân (sao đen), Thảo quyết minh (hạt muồng muồng) 40g. Tán nhỏ luyện với hồ, viên bằng hạt ngô, sấy khô, dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g.
Châm cứu: Can du, Đờm du, Thái xung, Thần môn (châm tả)
Vị khí không điều hoà:
Triệu chứng mất ngủ kèm theo đầy tức vùng vị quản, đầy bụng, ợ hơi.
Điều trị: trường hợp này chỉ tạm thời, giảm bớt định suất ăn và các thứ dễ tiêu kết hợp châm cứu: Trung quản, Túc tam lí, Nội quan, Phong long (châm tả), Thần môn (châm bổ).
Sau khi khỏi bệnh, còn suy yếu không ngủ được. Trường hợp này nên điều dưởng tốt (ăn uống, thuốc bồi bổ cần thiết) thì dần dần sẽ ngủ được, không thành một thể riêng.
Phòng bệnh: làm việc có điều độ, không thức đêm quá nhiều trong một thời gian lâu dễ thành thói quen rồi thành bệnh.
Sốt rét
Bệnh biểu hiện cơn nóng và cơn rét, trở đi trở lại mỗi ngày một cơn hoặc cách ngày một cơn. Do thấp nhiệt vào cơ thể hoặc do ăn nhiểu thức sống lạnh hóa sinh ra đàm thấp gây bệnh. Nhưng chủ yếu là cảm phải khí độc nơi sơn lam chướng khí (ngược tật).
Thể bệnh: chia làm 2 thời kỳ.
Thời kỳ mới phát:
Triệu chứng: bắt đầu rét dữ, đến sốt cao kèm theo nhức đầu, khát dữ, ngực tức, đắng miệng, cuối cùng đổ mồ hôi khắp mình mẩy, nóng lùi, bệnh nhân trở lại bình thường, hoặc cách 1 ngày sau lại phát.
Thuốc: Thường sơn 12g, Thảo quả 10g, Bình tang 12g, Vỏ vối 12g, Thanh bì 12g, Gừng tươi 8g, Thanh hao 12g. Đổ 60ml, sắc lấy 300ml chia 2 uống trước khi lên cơn 1 giờ hoặc dùng dây Thần thông 50g sao vàng đổ 400ml, sắc lấy 200ml uống trước cơn 1 giờ.
Châm cứu: Đại chúy, Dào đạo, Hậu khê, châm trước cơn 2 giờ.
Thời kỳ kéo dài lâu không khỏi:
Triệu chứng: rét nhiều, sốt ít, hoặc chỉ rét không sốt kém theo các chứng mệt mỏi, thích nằm, ngực sườn đau tức, triệu chứng thiếu máu rõ rệt ngày càng tăng, lâu ngày có báng (lách sưng), nóng rét, trở đi trở lại, cơ thể gầy, da xanh bợt.
Thuốc: Mai ba ba (tẩm dấm sao) 30g, Bán hạ (chế) 20g, Sài hồ (sao) 20g, Thường sơn 20g, Vỏ đại (sao) 20g, Thanh hao 30g, Hà thủ ô (sao) 30g, Quế chi 16g. Rau má 30g, Can khương 12g, Bình lang 16g, vỏ vối 16g, Phòng đẳng sâm 30g. Các vị bào chế xong, tán nhỏ,dùng bột gạo tẩm làm hồ, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 8 - 12g, uống đón cơn và khi không no, không đói (không uống trong lúc có cơn).
Châm cứu: Đại chùy, Dao đạo, Giản sử, Hậu khê. Sốt nhiều: gia khúc trí, có băng, gia thêm Chương môn (cứu).
Phòng bệnh: đề phòng muỗi cắn, nhất là ở miền rừng núi.
Ho
Chứng ho có 2 loại nguyên nhân: ngoại cảm và nội thương. Ngoại cảm (chủ yếu do cảm phải phong hàn hoặc phong nhiệt). Nội thương là vì phế âm hư hoặc tì dương vận chuyển kém sinh đờm nhiều gây ho. Ngoài ra, còn có trường hợp do lao gây ho không đề cập ở đây.
Thể bệnh: có 2 thể bệnh
- Ho do ngoại cảm
- Ho do phong hàn:
Triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi, mạch phù.
Thuốc: Lá tía tô 20g, Lá hẹ 12g, Lá xương xông 12g, Kinh giới 8g, Gừng tươi 8. Đổ 500ml sắc lấy 200ml. Người lớn chia uống 2 lần, trẻ em tùy tuổi chia uống 3 - 5 lần.
Châm cứu: Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Xích trạch (châm có thể cứu Phế du).
Phong nhiệt:
Triệu chứng: phát sốt, không sợ lạnh, khát, ho đờm vàng, mạch phù mà sắc.
Điều trị: Thuốc: lá dâu 12g, Bác hà 8g, Cúc hoa 8g. Rễ chanh 8g (sao vàng), Rau má 12g, Lá hẹ 8g. Cách dùng và làm như bài trên.
Châm cứu: Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Xích trạch (châm tả, cấm cứu).
Ho do nội thương:
Phế âm hư:
Triệu chứng: ho khan không có đờm. họng khô đau hoặc có ra máu, mạch sác.
Thuốc: rau má 20g, vỏ rễ dâu (sao mật 16g, Lá chanh 12g, Quả đành đành 8g (sao vàng), Lá tre 12g, Cam thảo dây 8g. Đổ 500ml nước sắc lấy 200ml, người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi, chia uống 3 - 5 lần.
Châm cứu: phế du, Trung phủ, Liệt khuyết (châm không, không cứu) có thể thêm Thận du (châm bổ).
Tì dương hư:
Triệu chứng: ho đờm nhiều, gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống kém, tinh thần ủ rũ. Mạch phần nhiều trầm trì.
Thuốc: Trần bì (sao) 12g, Vỏ vối 12g, Bán hạ chế 12g, Cam thảo dây 8g, Hạt cải củ 12g, Hạt cải bẹ 12g, Gừng tươi 8g. Đổ 600ml nước lấy 250ml, người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi ngủ. Trẻ em tùy tuổi chia 4 - 5 lần uống.
Châm cứu: Trung quản, Túc tam lí, Cao hoang (châm bổ), Phế du (châm tả).
Phòng bệnh: Phòng rét, giữ ấm ngực, phổi, nhất là các cháu bé; tránh tiếp xúc những người bị bệnh lao phổi.
Di tinh
Bệnh di tinh gồm có mộng tinh và hoạt tính. Mộng tinh là nằm ngủ thấy chiêm bao giao hợp rồi xuất tinh; hoạt tính là nằm ngủ không chiêm bao mà tinh cũng xuất, nặng thì lúc thường tình cũng xuất. Do tâm hỏa bị dao động không yên (mộng tinh) hoặc do giao hợp quá độ hoặc thủ dâm lâu ngày.
Thể bệnh: Có 2 thể
- Mộng tinh:
Triệu chứng: thanh niên đến tuổi, sức lực cường tráng, thỉnh thoảng một vài tháng mộng tinh 1 lần không phải là bệnh lí, nếu bị mộng tinh luôn kèm theo các dấu hiệu váng đầu, ù tai, đau lưng, tinh thần ủ rủ, đó là bệnh.
Thuốc: Đậu đen (sao vàng) 20g, Kim anh tử 20g, Tầm sen 8g, Hạt sen 20g. Quả đành đành (sao đen) 12g, Thục địa 20g, Khiếm thực 16g. Đổ 600ml nước sắc lấy 300ml, chia 2 lần uống trong 1 ngày. Uống từ 6 - 10 thang liên tục. Có thể làm thuốc uống đều trong một thời gian.
Châm cứu: Thần môn, Tầm du, Thái khê, Chí thất
- Hoạt tinh:
Triệu chứng: Không chiêm bao, tinh tự xuất, kèm theo chóng mặt, trí nhớ giảm sút, đau lưng, chân tay rũ mỏi.
Thuốc: củ mài (sao vàng) 40g, hạt tơ hồng (sao) 30g, Mẫu lê 30g. Lộc giác sương (sao) 40g, Hà thủ ô (chế đậu đen) 40g, Hạt sen (sao vàng) 30g, Khiếm thực (sao) 30g, Phụ tử chế 8g, Kim anh tử 40g. Các vị sao chế xong, tán nhỏ luyện mật, viên bằng hạt ngô, sấy khô. Mỗi lần uống 30 viên, ngày uống 2 lần, sáng và tối.
Châm cứu: Thận du, tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải (châm bổ hoặc cứu).
Phòng bệnh: đối với thanh niên, cần có kế hoạch học tập và giải trí lành mạnh, tránh mơ mộng và thủ dâm.
Đau bụng
Nguyên nhân chứng đau bụng rất phức tạp. Hoặc do tiêu hoá không tốt, do giun sán, do viêm ruột hoặc do hành kinh không đều (phụ nữ), cần tuỳ từng loại mà chữa. Ở đây, chỉ khu trú trong phạm vi chứng đau bụng do: hàn tà tích trệ, tì vị kém, thực tích, ứ huyết và do can uất (đau bụng nội khoa).
Thể bệnh: Có 5 thể bệnh:
Hàn tà tích trệ:
Triệu chứng: đau dữ dội, thích chườm nóng, đại tiện lỏng. mạch trầm.
Thuốc: Hoài sơn 40g, hạt sen 40g, Sa nhân 20g, Vỏ vối 8g, Ý dĩ 20g, Hoắc hương 12g, Cam thảo nam 12g, Tăn nhỏ, uống mỗi lần 12g với nước nóng.
Châm cứu: Tỉ du, Vị du,Trung quản, Khí hải, Túc tam lí, Chương môn (châm bổ và cứu).
Thức ăn đình trệ:
Triệu chứng: bụng trướng đầy, ấn đau, ợ chua, đau muốn đi đại tiện, đi đại tiện được thì đỡ đau.
Điều trị: Thuốc: Vỏ vối 20g, Trần bì 20g, Hạt cải trắng 10g, Chỉ thực 20g, Tăn bột viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 8g, trẻ em 6g sau 2 giờ uống 1 lần.
Châm cứu: Trung quản, Thiên khu, Túc tam lí, Khi hải (châm tả).
Do ứ huyết:
Triệu chứng: đau dữ dội, đau nhất định một chỗ, bụng dưới có cục cứng, đại tiện sắc đen.
Thuốc: Củ gấu 20g, Tồ mộc (gỗ vang) 12g., Mần từơ 20g, Tam thất nam 12g, Chì xác 12g, Nga truật 10g, tam lăng 10g. Đổ 500ml nước sắc lấy 250ml, uống 1 lần, uống ít nhất trong 3 ngày.
Châm cứu: Quan nguyên, Huyết hải, Tâm âm giao, Cách du (châm tả).
Do can uất:
Triệu chứng: đau không nhất định chỗ nào, lúc nhẹ lúc nặng, nặng thì đau lan tỏa ra hai bên hông và sau lưng.
Thuốc: Củ gấu 40g, Ô dược 20g, Chỉ xác 20, Thanh bì 20g, Trần bì 20g, Vỏ rụt 40g. Sao tán nhỏ, mỗi lần uống 12g với nước chè, ngày uống 2 lần.
Châm cứu: Khí hải, Thái xung, Nội đình (đều châm tả).
Phòng bệnh: ăn uống có điều độ; giữ đại tiện đều để tránh gây táo bón.
Nôn mửa
Nôn mửa là một chứng làm cho nôn ra các thức ăn uống. Nguyên nhân chủ yếu là do vị hàn hay vị nhiệt; thức ăn uống đình trệlại thương tổn đến vị hoậc cam kết khí ảnh hưởng tới vị.
Thể bệnh:
Vị hàn:
Triệu chứng: Toàn thân lạnh mát, bụng đau nhâm nhẩm, ỉa lỏng, miệng không khát, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng.
Thuốc: Hoắc hương 12g, Gừng khô 12g, Vỏ rụt 8g, Xương bồ 12g, ý dĩ 12g, Sa nhân 8g, Quế chi 2g. DS9ổ 300ml nước sắc lqấy 150ml, uống nóng lúc đói (sắc 2 lần).
Châm cứu: Cứu bổ Tì du (hoặc vị du), Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lí.
Vị nhiệt:
Triệu chứng: miệng khát. lưỡi khô, táo bón, ăn vào nôn ra ngay, vật vã, khó ngủ, nước đái ít mà đỏ.
Thuốc: Thạch mộc 12g, Rau sam khô 16g, Thạch cao 20g, rau má khô 16g, gạo nếp rang vàng 12g, Quả mướp đắng 12g. Đổ 300ml nước sắc lấy 150ml, uống nguội lúc đói (sắc 2 lần).
Châm cứu: Chích ra máu - huyệt Thương dương. Châm tả các huyệt Trung quản, Nội quan, Nội đình.
Do bội thực:
Triệu chứng: bụng tức đầy, nôn ra thức ăn chua khắm, táo bón, có khi nấc.
Thuốc: Vỏ rụt 12g, vỏ quýt 8g, Sa nhân 8g, Quả chấp non 6g, Đại hoàng 8g, Vỏ cây vối 8g. Đổ 300ml nước săc lấy 150ml, uống lúc ấm, sắc 2 nước, uống 2 lần lúc đói trong một ngày.
Châm cứu: Châm tả Nội quan, Thiên khu, Nội đình.
Do can khí phạm vi
Triệu chứng; Vùng cơ hoành đầy ách, bứt rứt, tính nóng hay giận, có người nhức đầu, mắt đỏ.
Thuốc: Sài hồ 16g, Vỏ chanh khô 8g, Củ gấu chế 12g, Xương bô 12g, Củ chốc chế 8g, Gừng tươ 3 lát, Cam thảo dây 12g. Đổ 300ml nước sắc lấy 150ml, uống nóng (sắc 2 lần uống trong một ngày).
Châm cứu: Châm tả can du, Hành gian, Nội quan, châm bổ, Túc Tam lí, Giải khê.
Phòng bệnh: không nên ăn những thức ăn khó tiêu hoặc ăn quá no, những người có tạng hàn không nên ăn những thức an lạnh mát; người có tạng nhiệt không nên ăn những thức ăn có gia vị cay - nóng.
Táo bón
Táo bón là chứng thường đi đại tiện khó, có khi 5 - 7 ngày vẫn chưa đại tiện được. Nguyên nhân thường gặp nhất là tích tụ thức ăn uống, có nhiệt, khi bị khí hàn hoặc cơ thể suy nhược.
Thể bệnh: có 2 thể bệnh chính: táo bón vì thực nhiệt, táo bón hư nhược.
Vì thực nhiệt:
Triệu chứng: bụng căng tức, ấn tay vào bụng thấy đau dội, nước tiểu vàng, miệng khô khát, ợ hơi, rêu lưỡi vàng dày.
Thuốc: Củ chít chít 20g, Vỏ cây vối 12g, Quả chấp non 6g. Đổ 300ml nước sắc lấy 150ml, bỏ bã thêm 12g Phác tiêu, uống nóng. Có thể sắc lấy nước thứ 2, cũng uống như vậy.
Châm cứu: Châm tả các huyệt Chi câu, Đại trường du, Thiên khu, Túc tam lí (châm bổ).
Hàn thấp lị:
Triệu chứng: mới đầu không sốt, hoặc nóng lạnh rất ít, bụngđau mót rặn, ỉa khó, phân ra có dây mủ trắng nhầy, có khi đau dội lên ngực, người mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhầy.
Thuốc: Nha đạm tử 4g, Vỏ rụt 12g, Gừng lát khô 4g, Vỏ vối 12g. Đổ 200ml nước sắc uống 1 lần (mỗi thang sắc 2 lần) hoặc tán nhỏ uống theo nước trà. Có thể tăng liều dùng, tán bột, cất trữ dùng dần.
Châm cứu: Cứu các huyệt Vị du, Trung quản, Thiên khu, Khí hải,Túc tam lí.
Phòng bệnh: Chú ý giữ vệ sinh trong việc ăn uống. Không ăn những thức ăn sống lạnh, thiu thối.
Đau dạ dày
Đau dạ dày, y học cổ truyền gọi là chứng vị quản thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ, hoặc vị hư bị lạnh do ảnh hưởng của can tác động đến vị gây đau (can khi phạm vị).
Thể bệnh: Có 2 thể
Ăn uống trích tuệ:
Triệu chứng: vùng vị quản đầy đau, ợ hơi, ăn vào đau
Thuốc: Sa nhân 8g, Thương truật 16g, Hương nhu 8g, hậu phác 8g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g. Đổ 400ml nước sắc lầy 200ml uống (sắc hai lần) ngày uống 1 thang. Có thể tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước chè.
Châm cứu: Trung quản, Tam tam lí, Nội quan, Chương môn, Nội đình.
Vị hư bị lạnh:
Triệu chứng: Đau vùng vị quản, sợ lạnh, mệt mỏi, nôn ra nước trong, ăn ào dễ chịu, rêu lưỡi trắng mỏng.
Thuốc: Bổ chính sâm (sao vàng) 12g, Củ mài (sao) 12g, Thổ phục linh 12g, Sa nhân 8g.
Châm cứu: Trung quản, Túc tam lí, Nội quan, Chương môn (châm bổ hoặc cứu).
Ỉa chảy
Phần nhiều do ở trong bị thươg tổn vì ăn uống, ngoài bị hàn thấp hoặc thấp nhiệt hợp lại gây rối loạn đường tiêu hóa. Trường hợp này thường là ở thể cấp tính. Ỉa chảy mạn tính là do tỉ dương hư hoặc thận dương hư.
Thể bệnh: Có 2 thể
Ỉa chảy cấp tính có khi chia làm 2 loại:
Do hàn thấp:
Triệu chứng: đau bụng liên miên, ỉa trong lỏng, mình lạnh, không khát, tiểu tiện trong dài.
Thuốc: Nụ sim hoặc búp ổi (sao vàng) 100g, Vỏ rụt (thái mỏng sao) 50g, Củ riềng (thái mỏng sao) 50g. Các vị sao giòn, tán nhỏ, rây, cho vào lọ kín. Người lớn mỗi lần uống 6 - 8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi cho mỗi lần từ 2 - 5g hòa sôi hăm một lúc gạn lấy nước cho uống.
Châm cứu: Thiên khu, Trung quản, Khí hải, Túctam lí, Đại trường du.
Do thấp nhiệt:
Triệu chứng: đau bụng, ỉa lỏng, lỗ đít nóng, phân rất thối, sốt, khát, tiểu tiện - ngắn đỏ.
Thuốc: củ sắn dây 50g, Rau má cả củ 40g, Cam thảo dây 12g, Lá và bộng mã đề 20g. Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml, người lớn chia uống 2 lần, trẻ em tùy tuô73i chia uống 3 - 4 lần.
Châm cứu: Đại trường du, Hợp cốc, Nội đình, Âm lăng tuyền.
Ỉa chảy mạn tính: phân làm 2 loại.
Do tì hư:
Triệu chứng: ỉa kéo dài, phân sống, bụng đầy, trướng.
Thuốc: Bố chính sâm (sao gừng) 20g, Sa sâm 16g, Gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, Can khương 16g, Trần bì (sao) 16g, Vỏ rụt (sao vàng) 20g. Củ mài (sao vàng) 16g. Các vị tán nhỏ, rây, cho vào lọ đậy kín. Người lớn uống mỗi lần 6 - 8g với nước đun sôi hãm một lúc gạn lấy nước cho uống 3 lần.
Châm cứu: Tĩ du, Trung quản, Chương môn.
Do thận dương hư
Triệu chứng: hàng ngày lúc tảng sáng ỉa lỏng từ 1 đến vài 3 lần, bụng hơi đau, thường có cảm giác ớn lạnh, đau lưng, người gầy dần, bệnh kéo dai dẳng.
Thuốc: Vỏ rụt (sao) 40g, Sa nhân 20g, Đậu khấu 40g (bó vỏ). Các vị sấy khô, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 8g.
Châm cứu: Quan nguyên, Thân du, Mệnh môn, Túc tam lí.
Phòng bệnh: Vệ sinh trong việc ăn uống, cụ thể không ăn những thức uống sống lạnh, thiu ôi.
Phù thũng
Bệnh này do việc chuyển hóa và bài tiết chất nước mất bình thường, chất nước ứ đọng lại trong cơ thể tràn ra ngoài da mà gây thành phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Nguyên nhân chủ yếu là do phong tà, hoặc do tì, phế, thận.
Thể bệnh: Đại để phân ra hai loại dương thủy và âm thủy. Dương thủy thường do phong tà và phần nhiều là chứng thực; âm thủy thường do tì thận dương hư, phần nhiều là chứng hư.
Dương thủy:
Triệu chứng: mặt, mắt phù nề, phù nề ở phần trên người trước, rồi đến các phần dưới, ghẽ rét, đau nhức khớp, ho, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù (nổi).
Thuốc: Bạc hà 12g, Thiên niên kiện 12g, Hành hoa 8g, Kinh giới 12g, Lá bưởi 12g, Lá sả 8g, Vỏ gừng 12g. Đổ 300ml nước sắc lất 150ml, uống xong nằm đắp ấm cho ra mồ hôi. Sắc lấy 2 lần, uống trong 1 ngày.
Châm cứu: Châm tả Bách bội, Phong trì, Phong môn. Ngoại quan. Liệt khuyết.
Âm thủy:
Triệu chứng: sắc mặt nhợt nhạt, cả người phù nề, bụng trướng khó chịu, nước đái trong nhưng ít, đại tiện thất thường hoặc ỉa loãng, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm trì.
Thuốc: Bát vị hoàn, chế sẵn uống mỗi lần 150 viên với nước nóng. Hoặc lấy bài Bát vị thêm Ngưu tất 12g và Xa tiền tử 8g.
Châm cứu: Châm bổ và cứu bổ các huyệt Tỉ du, Thân du, Mệnh môn, Quan nguyên, Thủy phân, Tâm am giao.
Phòng bệnh: Chống lạnh khi ra gió đề phòng cảm nhiễm. Khi có phù nên bớt hoặc kiêng ăn mặn.
Hoàng đản
Bệnh hoàng đản thường gọi là bệnh vàng da, cả người, mắt, mặt đều vàng. Nguyên nhân chủ yếu là thấp. Thấp hóa thành nhiệt, mà thành chứng dương hoàng.
Thể bệnh: Có 2 thểlà dương hoàng và âm hoàng.
Dương hoàng: chia làm 2 loại: do thấp nhiêề hơn hoặc do nhiệt nhiều hơn
Do thấp nhiều hơn:
Triệu chứng: sốt nhẹ không rõ lắm, miệng nhạt không khát, ăn kém, buồn nôn, đầu nặng, ngực tức, nước tiểu vàng không thông lơi, rêu lưỡi nhầy.
Thuốc: Nhân trần 20g, Tỉ giải 12g, xa tiền tử 12g, Ý dĩ 12g, Xương bồ 12g, Quế chi 2g. tất cả sắc 2 nước, chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, lúc đói.
Châm cứu: Châm bổ Tỉ du, Trung quản, Túc tam lí.
Do nhiệt nhiều hơn:
Triệu chứng: nóng rõ rệt, miệng khát, bứt rứt, bụng đầy hoặc đau, đại tiện khó, nước tiểu vàng ít, rêu lưỡi vàng nhầy.
Thuốc: Nhân trần 20g, Quả đành đành 16g, Tỉ giải 12g, Củ chút chít 12g, Khúc khắc 12g, Xa tiền tử 12g. Tất cả sắc 2 nước, uống làm 2 lần trong 1 ngày lúc đói.
Châm cứu: châm tả can du, Thái xung, Kì môn, Trung cực.
Âm hoàng:
Triệu chứng: mặt, mắt có màu vàng ạm, sợ lạnh, chân tay lạnh, ỉa phân loãng, ăn uống kém, bụng đầy đau, lưỡi nhạt, mạch trầm ri.
Thuốc: Nhân trần 20g, xương bồ 16g, nhục quế 2g, sa nhân 12g, ý dĩ 16g, củ sả 8g, ỏ quýt 6g, gừng khô 8g, củ gấu chế 12g, tất cả sắc 2 nước chia làm 2 lần uống.
Thuốc: xa tiền tử 12g, mộc thông 12g, quả dành 12g, củ chut chít 12g, cam thảo 8g, hoạt thạch 16g. Sắc uống như trên.
Châm cứu: Châm tả bàng quang đu, Trung cực, Tam âm giao, Đại đôn.
Đau lưng:
Đau lưng là một chứng có nhiều nguyên nhân: do cảm nhiễm phải hàn thấp ở ngoài vào, do thận hư sinh đau lưng, hoặc do mang vác nặng, bị ngã hoặc bị đòn mà sụn lưng.
Thể bệnh: Có 3 thể bệnh chiíh: đau lưng vì hàn thấp, đau lưng vì thận hư, sụn lưng.
Vì hàn thấp:
Triệu chứng: vùng eo lưng trở xuống có cảm giác nặng tì xuống và lạnh, quay trở khó khăn, ngày râm mát đau dội lên, rêu lưỡi trắng mỏng.
Thuốc: Ý dĩ 30g, Thiên niên kiện 12g, Gừng khô 8g, Cầu tích 12g, Quế chi 2g.
Đổ 1 lít nước sắc lấy ½ lít thêm 1 tí rượu, uống nóng lúc đói. Thuốc sắc 2 nước, uống 2 lần trong 1 ngày. Bên ngoài xào ngải cứu tươi mà chườm ở phần lưng.
Châm cứu: Cứu tả các huyện thận du, Dương quang, Bàng quang du.
Vi thận hư:
Triệu chứng: đau lưng ê ẩm, lưng gối yếu sức, nằm thì dễchịu, làm việc thì đau tăng lên, sinh dục kém, chất lưỡi nhạt, có chứng buốt óc, mệt mỏi.
Thuốc: Khiếm thực 16g, Hạt 12g, Ý dĩ 20g, Đậu đen 20g, bầu đục lợn 1 cặp, Làm bầu dục sạch, thái miếng. Hầm tất cả cho chín, ăn cả một lần, mỗi ngày ăn 1 lần.
Sụn lưng:
Triệu chứng: đau nhức dữ dội, lưng không quay trở được
Dùng cách bấm nắm, xoa bóp để sửa cho cột sống ngay lại và bên ngoài dùng lá ngãi cứu xoa với dấm mà chườm ngang chỗ đau.
Phòng bệnh: Không nên nằm ngồi nhiều ở những nơi ẩm thấp. Nên tiêế chế sinh dục: không khiêng vác qáu sức.
Đau khớp:
Thường thấy khớp đau nhức thì hay quy vào loại bệnh này. Có nhiều nguyên nhân phức tạp. Thường do 3 loại khí ở ngoài trời ảnh hưởng tới cơ thể vốn suy yếu mà gây nên bệnh: phong hàn, thấp.
Thể bệnh: tuỳ theo mỗi thứ, khí nào nhiều hơn mà đặt thành tên bệnh. Phong khi nhiều hơn hàn, thấp thì gọi là Hành tí. Hàn nhiều hơn thì gọi là Thống tí. Thấp nhiều hơn thì gọi là Trước tí. Bệnh lâu ngày các khí ấy có thể biến thành nhiệt mà gây thành Nhiệt tí.
Hành tí:
Triệu chứng: đau nhức các khớp, bớt đau chỗ này thì chuyển đau chỗ khác, ghẽ rét, sốt, rêu lưỡi mỏng nhầy, mạch phù.
Thuốc: Kê huyết đằng 16g, Dây đau xương 16g, Ngũ gia bì 16g, Rễ lá lốt 12g, Rễ bưởi bung 12g, Củ sả 12g, Quế chi 4g, Gừng gió 4g. Đổ 1 lít nước sắc lấy ½ lít, uống nóng, sắc lần 2 uống vào buổi chiều. Sắc nước nào uống nước đó. Uống sau bữa cơm 2 giờ.
Châm cứu: châm các huyệt cục bộ ghi dưới đây: nếu bệnh đã lâu châm bổ thêm huyệt cách du, Huyết hài.
Trước tì:
Triệu chứng: da tê dại, các khớp đau nhức, có chỗ nhất định, mình mẩy cảm thấy nặng nề, rêu lưỡi trắng nhầy.
Thuốc: Ý dĩ 20g, Thiên niên kiện 12g, Rễ gấm 12g, Rễ tầm sọng 12g, r6ẽ gối hạc 12g, Kê huyết đằng 12g, Tỷ fỉai 8g, Khúc khắc 8g, Riềng ấm 8g, Tần gửi dâu 12g. Đổ 1 lít nước sắc lấy ½ lít, chia làm 2 lần uống trong một ngày lúc đói.
Châm cứu: dùng các huyệt cục bộ. Nếu đau lâu ngày thì châm bổ thêm Thương khâu, Túc tam lí.
Thống tí:
Triệu chứng: đau nhức dữ dội tại những khớp nhất định, lạnh thì đau nhức nhiều hơn, đau liên tục, đêm đau nhiều hơn.
Thuốc: Quế chi 4g, Thiên niên kiện 8g. Ô dầu 4g, Rễ tầm sọng 12g, Rễ cỏ xước 8g, Rễ gối hạc 12g, Riềng ấm 12g, Hà thủ ô chế 12g, Gừng khô 8g.
Nhiệt tí:
Triệu chứng: chỗ đau nhức bị sưng đỏ mà nóng hâm hấp, toàn thân cũng sốt, hay khá nước, bệnh nặng thì nằm đau, hệ cựa quậy chuyển mình thì đau nhức không chịu được.
Thuốc: Ô rô nước 12g, lá tre 8g, tầm gửi dâu 12g, rễ gối hạc 12g, Rễ cỏ xước 12g, Kế huyết đằng 12g, dây đau xương 12g. Đổ 500ml nước sắc lấy 200ml. Sắc 2 lần uống làm 2 lần trong 1 ngày.
Châm cứu: châm tả các huyệt cục bộ. Trước đó châm ra máu Nhân trung và Ủy trung.
Châm cứu: các huyệt cục bộ để sơ thông kinh lạc. Nguyên tắc, chỗ nào đau nhất thì châm chỗ đó trước; chỗ nào đau chỗ đó là huyệt, hoặc theo sp61 huyệt sau đây:
Tay đau: Cánh tay: Kiên ngung, Ngoại quan, khuỷu tay: Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan; cổ tay đau: Dương trì, Uyển cốt.
Chân đau: Vùng hông: Hoàn khiên, Phong trì, Ủy trung gối: Độc tí, Dương lăng tuyền; cổ chân: Huyền chung, Giải khê, Côn lôn.
Mình đau: Sống lưng: Đại chùy, Đại trữ, Hậu khê; cổ: Thiên trụ, Đại chùy, Phong môn; ngực: Đản trung, Liêệ khuyết; sườn:Kì môn, Huyền chung.
Phòng bệnh: nên giữ vệ sinh trong sinh hoạt
Tọa cốt phong
Một hoặc hai bên chân đau nhức, nặng thì không đi được. Nguyên nhân cũng do phong hàn thấp ảnh hưởng tới mà gây đau nhức.
Thể bệnh:
Triệu chứng: đau nhức một bên hoặc cả hai bên chân, ấn thấy các điểm đau dọc theo chân cho tới bàn chân, nhẹ thì ít, nặng thì đau nhức khó chịu, nặng nữa thì không đi đứng gì được.
Thuốc: Ý dĩ 20g, Hà thủ ô 16g, Củ gấu 12g (sống), Cẩu tích 12g, rễ cỏ xước 12g. Đổ 1 lít nước sắc lấy 200ml, chia 3 lần trong 1 ngày, uống nóng lúc đói.
Châm cứu: châm tả các huyệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Côn lôn. Nếu sờ thấy da lạnh, bệnh nhân ngày lạng đau nhiều, thích ăn uống nóng, thì cứu tả thêm các huyện Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung ngay sau khi châm.
Phòng bệnh: Không nên nằm, ngồi nhiều ở những nơi mát, lạnh, có nước, không ăn, uống đồ sống lạnh.
Trúng độc
Trúng độc là hiện tượng người bệnh hoặc ăn uống nhầm phải chất độc, hoặc uống phải thuốc có độc hoặc tiếp xúc với chất độc mà bị bệnh.
Vì vậy nguyên nhân của trúng độc rất nhiều, tùy thuộc vào từng loại chất độc và đối với mỗi loại chất độc có mỗi cách xử lí khác nhau.
Thể bệnh: Ở đây đề cập đến 3 loại trúng độc: do ăn uống; do uống thuốc có chất độc; do trúng độc hóa học trong chiến tranh.
Trúng độc do ăn uống: Dùng lá khoai lang tươi giã nhỏ hòa với nước cho uống; hoặc lấy đậu xanhg để sống, giã nhỏ hòa với nước sôi để nguội cho uống; hoặclấy rau muống 100g giã nhỏ vắt lấy nước cho uống.
Trúng độc nấm: bột sắn 30g hòa nước sôi để nguội cho uống.
Trúng độc do uống thuốc: Trúng độc thạch tín: dùng vị phong 20 - 40g tán bột hòa với nước sôi để nguội cho uống; hoặc lấy bột đậu xanh 20 - 30g hòa với nước sôi để nguội cho uống; hoặc dùng hoa hiên 20 - 40g tán nhỏ hòa với nước sôi để nguội cho uống.
Trúng độc do tiếp xúc chất độc hóa học trong chiến tranh:
Đối với những chất dẫn xuất của thạch tín dùng: Bột đậu xanh sống 100g, Bèo cái tía phơi khô sao vàng tán nhỏ 100g. Hai thứ trộn đều, mỗi lần dùng 20g quấy với nước đường uống một ngày 2 - 3 lần.
Đối với những chất dẫn xuất của photpho và các chất khác gây nhiễm độc toàn thân, liệt cơ, co giật làm cho thắt phế quản dùng: Lá hẹ tươi 40g, Bèo Nhật Bản tươi 40g, Lá tre tươi 40g. Hai vị lá tre và Bèo Nhật Bản đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Lá hẹ tươi giã nhỏ hoà với thuốc sắc ở trên cho uống.
Chú ý: những trường hợp bị trúng độc, cần cấp cứu ngay, nên kết hợp kịp thời các phương pháp y học dân tộc và tây y để điều trị, không nên để chậm.
MỘT SỐ BỆNH CHỨNG VỀ PHỤ KHOA
Rối loạn kinh nguyệt:
Phụ nữ bình thường mỗi tháng 1 lần hành kinh đúng kì hạn, ít thay đổi và sắc kinh đỏ tươi. Nếu thấy có những hiện tượng khác thường đều thuộc phạm vi của rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt rất nhiều, nhưng thường gặp mấy loại là: Huyết nhiệt, Khí uất, Khí huyết hư.
Thể bệnh
Huyết nhiệt:
Triệu chứng: nóng vật vã, mặt đỏ, môi đỏ, miệng kho, tin hồi hộp, hay cáu gắt, đầu choáng, mắt hoa, táo bón, sắc kinh đỏ tươi mà nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng.
Thuốc: Sinh địa 16g, Củ gai (dùng lá làm bánh gai) 10g, Củ gấu (chế) 12g, Ngải cứu 8g, Cỏ roi ngựa 12g, Ích mẫu tươi 12g. Đổ 600ml nước sắc lấy 250ml, uôốg nóng cả một lượt, ngày 2 lần. Ngày uống 1 thang, uống 3 ngày liên tục, uống vào lúc đang hành kinh.
Châm cứu: chân Tam âm giao, Thái xung, Thái khê, Khí hải
Khí uất:
Triệu chứng: đầy bụng, đau tức bụng dưới, hay cáu gắt, sắc kinh đỏ, mạch mạnh.
Thuốc: Củ gấu (chế) 12g, Vỏ quýt 8g, Ô dược 8g, Sa nhân 6g, Tiểu hồi 8g, Sinh địa 16g.
Châm cứu: Nội quan, Hành gian đều châm tả
Khí huyết hư:
Triệu chứng: kinh đến sớm hoặc muộn không nhất định, mặt vàng nhợt, tay chân lạnh hoặc hơi tê phù nề, tinh thần mệt mỏi, hay nằm, ăn uống giảm sút, sắc kinh nhợt loãng, lượng kinh không nhiều, eo lưng và bụng dưới thường đau; chất lưỡi nhớt, rêu trắng mỏng.
Thuốc: Thục địa 12g, Rễ mã đề (sao) 12g, Đằng sâm 20g, Hột tơ hồng (sao) 12g, Củ gấu chế 12g, Hà thủ ô (chế) 20g, Nam bạch truật 12g, Hạt sen (sao) 16g, Vỏ quýt 12g. Đổ 600ml nước sắc lấy 250ml, uống nóng cả 1 lượt. Sắc uống lần thứ hai. Ngày uống 1 thang, liên tục 7 ngày. Có thể tán bột viên với mật, uống mỗi lần 6g, ngày uống 2 lần sáng và chiều.
Châm cứu: Tam âm giao, Tì du, Thận du, Túc tam lí, Quan nguyên, Khí hải đều châm bổ hoặc châm rồi cứu.
Phòng bệnh: Thường ngày ăn uống, làm việc điều độ, tránh lo nghỉ, tức giận quá sức, nhất là khi đang hành kinh.
Chú ý: đang hành kinh, nhất thiết không được nhâm mình trong nước và lao động nặng.
Băng huyết, rong huyết
Phụ nữ chưa đến khi hành kinh mà bỗng nhiên thấy huyết từ âm đạo chảy ra gọi là băng huyết, rong huyết. Lượng nhiều như nước chảy là băng. Lượng ít rỉ rỉ là rong.
Có 3 nguyên nhân: thuốc hàn, thuộc nhiệt, thuộc huyết ứ.
Thể bệnh:
Thuộc hàn:
Triệu chứng: Sắc kinh màu nước bồ hóng loãng, bụng dưới đau lạnh, thích ấm, sợ lạnh, đi ngoài lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng trắng.
Thuốc: Tam thất nam, Hoa hòe (sao thơm), Bẹ móc (sao cháy), Ngải cứu (sao cháy), Kinh giới (sao cháy): mỗi vị 10g. Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml, uống.
Châm cứu: công thức chung cho 3 thể bệnh:
Băng huyết: Quan nguyên, Tam âm giao, Ẩn bạch, Tỉ du, Thận du, Bách hội (đều cứu).
Rong huyết: Khí hải, Tỉ du, Vị du, Tam âm giao (đều châm bổ).
Thuộc hàn: Thêm mệnh môn, Trung cực (đều cứu)
Thuộc nhiệt: thêm Huyết Hải, Đại đôn (đều tả)
Thuộc hư: thêm Thái xung, Khí xung (đều tả)
Thuộc nhiệt
Triệu chứng: Sắc kinh đỏ tươi, lượng kinh nhiều có mùi hôi, rêu lưỡi vàng. Có khí ngực sườn đầy tức. lợm giọng, buồn nôn.
Thuốc: Cỏ nhọ nồi, Lá trắc bá (sao cháy), Kinhgiới, Gương sen (sao đen), Ngải cứu, Bẹ móc (đốt cháy). Mỗi vị 10g, dùng 500ml nước sắc lất 200ml. Uống ngày 2 lần.
Thuộc huyết ứ:
Triệu chứng: Sắc kinh đen tím, có cục, bụng dưới đau nhói, nắn hoặc sờ thấy bụng dưới có cục cứng.
Thuốc: Cỏ nhọ nồi 12g, Vỏ quýt 8g, Ngải cứu 10g, Củ gấu 12g. Đổ 400ml nước sắc lấy 200ml, uống ngày 2 lần.
Phòng bệnh: băng huyết, rong huyết tuy do nhiều nguyên nhân, song phần lớn do tử cung bị thương tôổ sinh ra. Bởi vậy, thường ngày những lúc hành kinh cũng như sau khi sinh đẻ cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, như đã nói ở bệnh rối loạn kinh nguyệt.
Đới hạ
Phụ nữ không phài kì hành kinh mà trong âm đạo chảy ra chất nhờn dính như nhựa chuối, đủ các màu sắc, nhưng thường gặp nhất là máu trắng, thường họi là bạch đới hay khí hư.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là tì hư, thấp nhiệt và can uất.
Thể bệnh
Tì hư:
Triệuchứng: tinh thần mệt mõi, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Khí hư ra nhờn dính, nhiều, ít tanh hôi, rêu lưỡi mõng trắng
Thuốc: Đằng sâm 16g, Bạch truật nam 16g, Vỏ quýt (sao) 6g, Củ khúc khắc 10g, Ý dĩ 20g, Cam thảo nam 10g, Củ chóc chuột 8g, hạt sen già 16g. Đổ 800ml nước sắc lấy 300ml, chia uống noóg 2 lần trong 1 ngày.
Thuốc rửa: chung cho cả 3 loại: Lá trầu không 20g, Vỏ gừng tươi 16g, lá hoa kinh giới 16g, Phèn chú 16g. Các thứ trên cho vào nồi đổ nước sắc kỹ, duùg nước đó rửa sạch trong và ngoài cửa mình. Mỗi ngày một lần.
Châm cứu: Khí hải, Đới mạch, Tầm âm giao, Tỉ du, Túc tam lí (đều châm bổ hoặc cứu).
Thấp nhiệt:
Triệu chứng: Khí hư ra nhiều, máu đỏ hoặc vàng đậm, hoặc vàng đỏ lẫn nhau, có mùi tanh hôi nhiều, tiểu tiện đỏ sển, rêu lưỡi vàng đầy. Toàn thân nặng nề, ê ẩm.
Thuốc: Ý dĩ nhân 20g, bạch đồng nữ 16g, Xích đồng nam 16g, Mai mực 6g, Củ kim cang 16g, Ích mẫu 16g. Đổ 1000ml nước sắc lấy 500ml, cjí uống ấm 2 lần trong ngày.
Châm cứu: Đới mạch, Trung cực, Tâm âm giao, Âm lăng tuyền, Huyết hải (đều tả).
Can uất:
Triệu chứng: khí hư ra nhiều, lúc ít, khi trắng khi đỏ; tinh thần bực tức, ngực sườn đầy, miệng đắng, họng khô, tim hồi hộp, đầu váng, mắt hoa.
Thuốc: Sài hồ 8g, Nhân trần 8g, Vỏ quýt 8g, Chí tử 16g, Mẫu lê 16g, Phèn chua 6g, Thanh bì 10g, Kim ngân hoa 12g. Đổ 600ml nước sắc lấy 250ml, uống ấm lúc đói. Ngày 2 lần. Châm cứu: Trung cực, Tâm âm giao, Trung đô, Đới mạch, Hành gian (đều tả).
Phòng bệnh: Ăn uống cẩn thận, tránh nơi ẩm thấp, ít lo nghĩ tức giận, giữ cho bộ phận sinh dục luôn sạchse, nhất là khi hành kinh và khi sinh đẻ.
Thiếu sữa
Phụ nữ sau khi sinh không có sữ hoặc rất ít gọi là thiếu sữa. Nguyên nhân do khí huyết đều hư (thuộc hư) và can uất khi trệ (thuộc thực).
Thể bệnh
Hư:
Triệu chứng: sữa không có hoặc có rấtít, bầu vú không căng, không đau, sắc mặt vàng bợt hoặc tái xanh, da khô, đầu choáng váng, tai ù, tim hồi hộp, thở ngắn hơi, không muốn ăn.
Thuốc: Đẳng sâm 40g, Chân giò lợn 2 cái (chân giò lấy từ móng đeo trở xuống), Mạch môn 20g. tất cả cho vào nồi, đổ nước, bịt kín, ninh kỹ nhừ, ăn lúc đói, mỗi tuần ăn hai lần.
Châm cứu: dùng công thức sau cho cả hai loại hư và thực: Thiếu trạch (không cho ra máu), Nhũ căn, Đản trung (cứu ôn hòa).
Hư: thêm can du, Kì môn, Cách du, Kiên tỉnh (đều tả)
Thực:
Triệu chứng: saukhi sinh, sữa không thông, bầu vú cứng đau có khi phátsốt, bụng đầy, có khi kèm thêm táo bón, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng.
Thuốc: Thanh bì 12g, Bồ công anh 20g, Xơ mướp 20g. Sắc nước uống. Lấy bã thuốc trên khi nóng chườm vào bầu vú. Ngày uống 1 lần, chườm 2 lần.
Châm cứu: đã nói ở trên
Phòng bệnh: Ở thể hư thì chỉ có cách tẩm bổ ăn uống và dùng thuốc. Thể thực, tránh bực mình cáu giận, đừng cho con ngậm bầu vú, mò ngủ. Giữ bầu vú luôn sạch.
Sưng vú
Vú sưng đau là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ, có rất nhiều loại hình. Ở đây, chỉ bàn tới loại sưng vú mới phát mà y học cổ truyền gọi là nhũ ung (tức apxe vú).
Nguyên nhân của bchứng này do can uất và vị nhiệt. Có khi vì không giữ bầu vú sạch hoặc vì con cắn vú đứt cựa gà. Hễ con bú thì đau, mẹ tránh không cho con bú bên đó, dẫn tới sữa bị tắc, sưng đau.
Thể bệnh
Trước khi sinh:
Triệu chứng: có thai 7 - 8 tháng, vú sưng đỏ đau nhiều
Thuốc: sinh địa 12g, Bồ công anh 40g, Sài bồ 12g, Thiên hoa phấn 12g, Quả dành dành 12g. Dùg 600ml nước sắc lấy 250ml, chia uống 2 lần, bã chườm vào chỗ đau.
Châm cứu: công thức chung cho mọi trường hợp: Kiên tĩnh, Nhủ căn, Hợp cốc, Túc tam lí.
Sau khi sinh:
Triệu chứng: Sau khi sinh, tia sữa không thông, vú sưng to đau tức, không ăn không ngủ được.
Thuốc: Bồ công anh 100g, Vẩy tê tê (nướng) 20g, Thông thảo 12g, Sài hồ 20g.
Phòng bệnh: Giữ cho bầu vú sạch, tránh tức giận, lo nghĩ nhiều.
MỘT SỐ BỆNH VỀ NHI KHOA
Kinh phong
Kinh phong là một triệu chứng. Luôn luôn co giật, kèm theo rối loạn ý thức, thường có sốt cao. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi hay bị chứng này. Trên lâm sàng, tùy theo bệnh phát ra mau hay chậm, hư chứng hay thực chứng mà chia ra làm 2 loại: cấp kinh phong và mạn kinh phong (mạn kinh phong - bệnh chứng gay go phức tạp không trình bày ở bài này
Nguyên nhân: do trẻ bị cảm phong hàn, do ăn uống không điều độ. Do suy dinh dưỡng, co nôn mửa, ỉa chảy lâu ngày, do dùng thuốc nhiều, hoặc do bị sợ hãi vì kích thích mạnh và đột ngột của bên ngoài.
Thể bệnh: có 2 thể, nhưng ở đây chỉ giới thiệu một thể.
Cấp kinh phong:
Triệu chứng: bệnh phát nhanh, có 4 chứng: Nhiệt: sốt cao không giảm; Đờm: Hôn mê, 2 mắt trợn ngược, hàm răng cắn chặt; Kinh: Cổ gáy cứng đờ, tay chân co giật; Phong: Méo mồm, co quắp chân tay.
Thuốc: Câu đằng 8g, Xác ve sầu 4g, Hoa kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Xương bồ 4g, Rau má 12g, Cam thảo dây 8g, Củ sắn dây 8g. Dùng 400ml nước sắc lấy 200ml, mỗi lần uống 20ml, cách 1 giờ uống 1 lần.
Bái thuốc tham khảo khác: Vỏ cam (nửa đuôi càng tốt) 20g dấp dập, Hành tăm tùy tươi từ 5 - 9 củ, Nước tiểu trẻ em khỏe mạnh (con tyrai càng tốt). Duùg 150ml nước sắc lấy 50ml, cho thêm 50ml nước tiểu trộn đều, mỗi lần cho uống 2 - 3 thìa con, cách 30 phút uống 1 lần (chú ý nước tiểu không sắc với thuốc).
Cao đơn hoàn tán: Cho uống cùng ngưu hoàng hoàn.
Châm cứu: dùng các huyệt: Bách hội, Đại chùy, Nhân trung (châm tả), Thập tuyên (châm kim tam lăng trích máu).
Phòng bệnh: Khi có sốt cần hạ nhiệt để tránh sinh co giật do sốt cao. Không nên gây sợ hãi cho trẻ em. Chế độ ăn uống khi ỉa chảy, nôn mửa cần phải chống mất nước. Trẻ đang ở trong trạng thái hpôn mê, co giật, khi cho uống thuốc cần chú ý: cho uống ít một, tránh để thuốc vào đường hô hấp và tránh cắn phải lưỡi.
Sởi
Sởi là bệnh cấp tính truyền nhiễm, thường thấy ở các trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Hay phát sinh vào mùa đông xuân. trẻ bị bệnh khắp người mọc những nốt lấm chấm màu đỏ, hơi nổi lên, sờ vào cảm thấy vướng tay, tương tự như hạt vừng.
Nguyên nhân của sởi chủ yếu là cảm phải dịch mọc sởi bên ngoài tràn đến, kết hợp bên trong bị thải độc, nhiệt độc tích tụ mà sinh bệnh
Thể bệnh
Sởi thuận: nếu muốn cho sởi mọc tốt, có thể cho uống bài thuốc sau đây:
Tía tô 8g, Lá tre 8g, Kinh giới 12g, Củ sắn dây 12g, Bạc hà 12g. Cam thảo dây 12g. Dùng 300ml nước sắc lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Nếu sởi mọc không đều, lấy 1 chén hạt mùi giã nhỏ, cho rượu sao nóng, bọc vải xát nhanh vào da chỗ không mọc, như kiểu đánh gió. Nằm ở nơi kín gió. Chủ yếu là kiêng gió và nước, sởi mọc được thoát, đều là tốt.
Sởi nghịch:
Phế nhiệt: Triệu chứng: sau sởi trẻ hay xuất hiện gò má đỏ, sốt lại ho có đờm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận sáng, chất lưỡi đỏ khô, khát nước ho kéo dài: Điều trị: Củ rẻ quạt 4g, Vỏ rễ dâu (tẩm mật sao vàng) 20g, Mạch môn 12g, Lá chanh 6g, Lá táo 8g, Cam thảo dây 8g. Sắc uống như trên.
Lị: Điều trị: Rau má 20g, Rau sam 16g, Lá mơ 16g, Củ phường vĩ 12g, Cỏ nhọ nồi 12g, Vỏ núc nác 12g, Cam thảo dây 8g.
Châm cứu: giải quyết các chứng ho, sốt. v.v.... xem phần điều trị các chứng đó.
Phòng bệnh
Lúc thường cần chú ý bồi dưởng tăng sức khỏe cho trẻ em. Trong thời gian có dịch sởi, không nên cho các cháu đến chổ tập trung đông trẻ. Trẻ bị sởi phải cách li.
Bái thuốc phòng sởi: Kim ngân 16g; Cam thảo dây 8g sắc uống 1 ngày 3 lần, uống 5 thang liền. Dùng 200ml nước sắc lấy 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Săn sóc tốt: Nằm nghỉ, phòng bệnh, tránh gió lùa, gió lạnh, giữ ấm áp, vệ sinh răng, miệng, mũi; cho uống nhiều nước, ăn chất lỏng. Nếu ỉa chảy phải bớt các thức ăn như sữa, hoa quả. Kiêng mỡ, dầu, cay, tanh.
Sau bệnh sởi khỏi cần bồi dưỡng ăn uống đúng cácg và thuốc men (xem bài Cam còm).
Ho gà:
Ho gà là một bệnh lây ở trẻ em với đặc điểm là ho từng cơn, từng hồi, sau đó có tiếng rít như gà gáy. Bệnh dai dẳng lâu khỏi, cho nên còn có tên là “bách nhật khái” (ho trăm ngày).
Nguyên nhân: ngoài thì bị độc tà của thời khí, trong lại có đờm hỏa ẩn nấp ở phế kinh, nhân đó phát ra ho từng cơn kịch liệt.
Thể bệnh: có 3 thể
Phế hàn (Thời kỳ sơ phát):
Triệu chứng: ho từng cơn từng hồi, từ nhẹ đến nặng, ban đêm ho nhiều hơn, kèm theo ngạt mũi hoặc chảy nước mũi như ho cảm.
Thuốc: Lá tía tô 12g, Vỏ quýt (sao thơm) 8g, Lá hẹ 8g, Lá xương sông 8g, Gừng tươi 2g, Cam thảo dây 11g. Dùng 300ml nước sắc lấy 150ml, chia ra mỗi lần uống 20ml, cách 1 giờ uống 1 lần.
Phế nhiệt (thời kỳ giữa):
Triệu chứng: cơn ho kịch liệt, phải nôn ra hết đờm dãi hoặc thức ăn mới dễ chịu. Nếu nặng quá thì mặt bừng, mắt đỏ hoặc chảy máu mũi, hoặc ho ra máu lẫn đờm. Xuất huyết ở khóe mắt hoặc dưới lưỡi có những vết lở, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.
Thuốc: Bách bộ 250g, Rau má 250g, Cỏ nhọ nồi 250g, Mơ tam thể 150g, rễ chanh 250g, Vỏ quýt (sao thơm) 100g, Đường kính 150g, Cam thảo dây 150g, Gừng tươi 50g, Cỏ mần trầu 250g. Cách chế: các vị cho vào ấm đổ 6 lít nước, nấu lấy 1 lít, bỏ bả lọc trong, dùng phèn phi khô tán nhỏ hòa với nước đường đun sôi, đóng vào chai nút kín. Liều dùng: 6 tháng đến 1 tuổi cho uống 2 thìa con/lần, 1 - 2 tuổi 4 thìa, 2 - 4 tuổi 6 thìa, 4 - 7 tuổi 7 thìa.
Thời kỳ cuối:
Triệu chứng: cơn ho từ nhiều xuống ít, từ nặng xuống nhẹ. Tiếng rít trong cổ không rõ rệt, ho có vẽ mệt mõi, ngăn tiếng và yếu, dễ ra mồ hôi, thỉnh thoảng có sốt cơn, khát nước, rêu lưỡi sạch mỏng, chất lưỡi đỏ hoặc nhợt nhạt.
Thuốc: Phòng đảng sâm (sao vàng) 20g, Vỏ rễ dâu (cạo vỏ ngoài bỏ lõi, tẩm mật, sao vàng) 12g, Thiên môn (sao vàng) 16g, Bách bộ (sao) 12g, Mạch môn (sao) 16g. Dùng 400ml nước sắc lấy 200ml. mỗi lần uống 40ml, cách 1 giờ uống 1 lần.
Một số bài thuốc dùng chung cho cả 3 thể:
Bài 1: Tỏi 40g giã nhỏ, dùng 100ml nuới sôi (để nguội) ngâm 24 giờ, lọc trong, mỗi lần cho uống 10 - 20ml hòa với 1 - 2g đường kính. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần.
Bài 2: Mật gà 1 cái (lấy nước) hòa vào 3g đường kính, chia nhiều lần.
Liều dùng: 1 tuổi 3 ngày uống hết 1 cái, 2 tuổi 2 ngày uống hết 1 cái, 2 tuổi trở lên mỗi ngày uống 1 cái. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần (Nếu không có mật gà dùng mật lợn, mật bò cũng được, chỉ cần lượng mật tương đương.
Châm cứu: Phế hàn: Phong môn, Phế du, Xích trạch, Hợp cốc, Thái uyên, Phong long đều cứu mỗi huyệt 3 - 5 phút, 2 ngày 1 lần; Phế nhiệt: huyệt như trên, nhưng châm tả 2 ngày 1 lần; Phế hư: Phế du, Khí hải, Túc tam lý đều cứu bổ mỗi huyệt 3 - 5 phút hai ngày 1 lần.
Thủy châm: Tiêm nước cất 0,5ml vào huyệty ở giữa huyệt Đại chùy và Đại trữ.
Phòng bệnh: cách li người bệnh; trong thời kỳ có con, nên cho ăn lỏng và bổ. Chia làm nhiều bữa, đề phòng nôn, sau ho gà, cần bồi bổ bằng thuốc và ăn uống.
Ỉa chảy
Ỉa chảy là đi ra phân lỏng, số lần đi ỉa nhiều hơn lúc bình thường hoặc có kèm theo các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt.
Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân chính: cảm phải khí lạnh, hoặc thấp nhiệt: ăn uống không cẩn thận bị tích trệ; tì vị hư hàn, không tiêu hóa được thức ăn.
Thể bệnh
Thấp tả: (thường có nguyên do bị ẩm thấp, bị nước ướt, ra mồ hôi nhều, tắm lâu quá).
Triệu chứng: bụng đầy trướng, phân ỉa toé toàn nước, nước tiểu ít, rêu lữơi trắng nhầy.
Bài binh vị tán: Hập phác (vỏ vôi rứng) 8g, Vỏ quýt 4g, Thương truật 8g, Cam thảo 4g. Dùng 200ml nước sắc lấy 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Châm cứu: huyệt Trung quản, Túc tam lí, Thiên khu, Thủy phân châm bình bổ bình tả.
Thực tả: thường do ăn nhiều quá, không điều độ.
Triệu chứng: bụng ấn đau, không thích sờ nắn, ỉa phân thối như ttứng gà ung, màu nâu vàng sẫm, miệng hôi, ợ chú (trường hợp ỉa lâu ngày rặn nhiều, phân có lẫn máu, mủ) rêu lưỡi nhợt.
Thuốc: Sơn trà 4g, Thần khúc 8g, Chỉ thực 4g, Lụa mề gà 4g, Vỏ rụt 8g, Rau sam khô 4g, Hạt cải củ 4g (sao). Sắc uống như bài trên.
Châm cứu: Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì. Nội định đều châm tả.
Nhiệt tả:
Triệu chứng: sốt, chân tay ấm, phân ỉa phọt té re, màu vàng sẫm, có cảm giác nóng, lỗ đít đỏ nóng rát, nước tiểu vàng, trẻ vật vả không yên, khát nước, đôi khi nôn mửa.
Bài bình vị tán cho thêm: Hoạt thanh 6g, Bột sắn dây 12g, Nếu mùa hè: thêm Hoắc hương 4g, Hương nhu 4g, sắc uống như các bài trên.
Châm cứu: huyệt Quan nguyên, Khúc trì, Đại chùy, Đại trường du, Hợp cốc đều châm tả.
Hàn tả:
Triệu chứng: phân ỉa lỏng, phân sống, màu phân vàng nhạt hoặc như phân vịt, mùi tanh không thối, nước tiểu trong, chân tay lạnh, bụng mềm thích xoa ấm, thích chườm nóng, rêu lưỡi trắng nhợt.
Bài bình vị tán cho thêm: sa nhân 4g, Gừng kho 2 - 4g, Hoắc hương 4g, Sắc uống như các bài trên.
Châm cứu: Huyệt khí hải, Tỉ du, Tam âm giao, Âm lăng tuyền, Trung quản châm bổ và cứu.
Hư tả:
Triệu chứng: Ỉa chảy kéo dài, kém ăn, phân sống. Sắc mặt nhợt nhạt, bắp thịt nhẽo, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng.
Thuốc: Phòng đằng sâm 12g, Ý dĩ 8g, Củ gấu chế 4g, Sa nhân 4g, Hạt sen 8g, Củ mài 8g (sao vàng), Vỏ quýt (sao thơm) 8g, Gạo tẻ lâu năm, rang cháy 12g. Dùng 400ml nước sắc lấy 200ml, chia ra mỗi lần 40ml cách 1 giờ uống 1 lần.
Châm cứu: huyện Túc tam lí, Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Tam âm giao đều châm bổ và cứu.
Phòng bệnh: chú ý tiết chế ăn uống, không ăn thức ăn sống lạnh, kể cả người mẹ trong thời kỳ đang cho con bú.
Cam càn
Cam còn gọi là một bệnh mạn tính, rất thường gặp ở những trẻ kém nuôi dưỡng do thiếu sữa, hoặc cai sữa quá sớm, hoặc do ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng, hoặc do bị bệnh lý sing trùng. Làm rối loạn tiêu hóa, trẻ phát triển chậm, người gầy yếu, mệt, dần dần suy kiệt, sinh ra các bệnh khác kèm theo, đi đến tử vong.
Thể bệnh: (Sắp theo thứ tự nặng dần)
Thể tì hư (Cam sơ khởi):
Triệu chứng: hơi gầy hơn trẻ bình thường, mặt hơi vàng héo, ăn uống keé, đi ỉa lúc khô, lúc lỏng.
Ý dĩ 15g, Củ mài 200g, Hạt sen 200g, Vỏ quýt 80g, Thần khúc 100g, Lụa mề gà 80g, Cam thảo dây 100g. Cách chế và uống: các vị sao vàng tán bột rây mịn, dùng kẹo mạch nha làm viên, vi6n to bằng hạt ngôm, ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên. Nếu thấy chân tay lạnh, ỉa lạnh, nước tiểu trong là chứng hư hàn; bài thuốc trên thêm vào: Gừng khô 80g, Sa nhân 100g.
Thể cam tích
Triệu chứng: Trẻ gầy rõ rệt, mặt vàng úa, tóc thưa dễ rụng, người ủ rủ hoặc phiền nhọc, ăn uống kém sút, ỉa phân có giun hoặc ỉa phân có mùi chua thối, nhầy như vữa. Hay ăn gạo sống, đất khô, vôi vữa, than, v.v... Nặng hơn nữa thấy bụng to, da bụng nổi gân xanh.
Bài 3: Bài thuốc kể trên thêm vào: Sử quân tử 120g, Bình lang 80g. Cách chế và uống như trên. Nếu ỉa chảy kéo dài thêm: Nhục khấu 80g. Nếu phân thối, sôi bụng thêm: Sa nhân 100g.
Thể cam còm:
Triệu chứng: Người gầy còm, da bọc xương, bắp thịt hai bên đùi và mông đít tiêu hết. Trẻ hay cáu gắt, la khóc không ra tiếng.
Dùng bài thuốc thể tì hư và thêm thuốc Cam cóc: Bột thịt cóc 10g, Bột chuối tây 12g, Lòng đỏ trứng gà 2g.
Cách chế và cho uống: Cóc chọn loại vàng, chặt bỏ đầu, lột bỏ da, gan, mâậ, ruột, chân, trứng, chỉ lầy thân và đùi, sấy khô tán nhỏ. Chuối tâh vừa chín tới, sấy cho dẻo, giã nát. Trứng gà đánh tan trong xoong, sấy khô tán nhỏ, cả 3 thứ trộn lại giã nhuyễn, đóng vào khuôn, sấy khô thành 1 viên. Làm nhiều thì tăng liều lên theo tỷ lệ này.
Liều dùng: 8 - 20 tháng, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên; 20 - 30 tháng ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên; 30 - 40 tháng ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Dùng từ 1 - 3 tháng, tùy bệnh nặng nhẹ.
Thể cam thũng
Triệu chứng: phù thũng toàn thân, da có những màu nâu, loét đỏ.
Chữa như cam còm và thêm: Hạt bìm bìm 8g (dùng cả 2 thứ hạt trắng và đen, gọi là nhị sửu: Hắc sửu và Bạch sửu). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. Uống dần đến khi nào hết phù và hết ỉa phân thối thì bỏ hạt bìm bìm đi.
Chú ý: thể này rất nặng, tiên lượng xấu. cần điều trị kết hợp Tây y như: truyền huyết tương, cho thuốc kháng sinh chống bội nhiễm.
Cao đơn hoàn tán: Có thể cho trẻ dùng Phì nhi cam tích hoàn hoặc thuốc Cam Hàng Bạc.
Châm cứu: huyệt Tứ phùng: châm kim tam lăng nặn ra nước vàng. Nếu có các triệu chứng sốt, ỉa chảy,v.v sẽ áp dụng châm cứu giải quyết các triệu chứng đó theo công thức đã chỉ dẫn.
Phòng bệnh: Chú ý ăn uống và nuôi dưỡng đúng cách, không nên cai sữa sớm quá. Giữ vệ sinh chung. Sau các bệnh ốm lâu, cần bồi dưỡng đúng mức và đúng cách.