Theo nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Trần Quy:
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong 3 nguyên nhân chủ yếu tử vong ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.
Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% là ở các nước đang phát triển) thì 4 triệu trẻ chết vì nhiễm hô hấp cấp
Tỉ lệ mắc bệnh cũng rất cao, theo số liệu nghiên cứu của một số nước tỉ lệ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế sau:
Địa điểm |
Năm |
Nhóm tuổi |
Số trẻ |
Tỉ lệ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính |
Sao – Paulo (Brazil) |
1979
1980 |
0 – 12 |
95.023 |
41,8% |
Zania (Nigeria) |
1979 |
0 – 4 |
399 |
25,1% |
Bangcoc
(Thái lan) |
1979
1980 |
0 – 14 |
22.668 |
33,4% |
Khon – Kean (Thái lan) |
1979 |
0 – 13 |
25.469 |
22,0% |
Batđa (Irăc) |
1978 |
0 – 14 |
244,609 |
39,0% |
Nhiễm khuẩn hô hấp không những có tỉ lệ mắc bệnh tử vong cao mà còn có tầng số mắc bệnh nhiều lần trong một năm (trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể mắc 3 –5 lần); trẻ em thành phố mắc nhiều hơn trẻ em nông thôn. ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là bệnh phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh tử vong cao, nhất là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Trong 60 tháng tiêu biểu của 16 năm (1976 - 76) tại bệnh viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em có 8739 trẻ vào viện điều trị bệnh hô hấp, chiếm tỉ lệ 44% tổng số trẻ vào viện (đứng hàng đầu ), trong đó dưới 12 tháng tuổi có 66,9%; 13 – 36 tháng tuổi: 25,3%; 3 – 6 tuổi; 4,9% và trên 6 tuổi; 2,9% nguyên nhân tử vong chủ yếu là bệnh hô hấp (37,6%), sau đó là các bệnh tiêu hoá (26,4%), bệnh máu (4,3%), tim mạch (4,2%), và thận (1,7%), số còn lại do các nguyên nhân khác.
Tại bệnh viện nhi đồng I (thành phố Hồ Chí Minh) 1981 – 83, số trẻ em vào điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 33,546 trường hợp (chiếm tỉ lệ 23,3%). Số tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp là 15,9% so với tổng số tử vong. Sau đó là bệnh tiêu hoá 7,4%.
Tại bệnh viện Pleiku 1987, trong số 7,568 trẻ vào điều trị có 1,722 trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (23,4%), sau đó là bệnh tiêu hoá 552 trường hợp (7,3%)
Tãi bệnh viện phú xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 1981 – 92 nhận vào điều trị 8,067 trẻ, trong đó có 3,781 trẻ (46,0%), bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, 78 trường hợp tử vong dưới 5 tuổi thì 33 trường hợp là nhiễm khuẩn hô hấp (42,3% tổng số tử vong)
Các số liệu nói trên chứng tỏ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, cũng như ở Việt Nam. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, tỉ lệ mắc nhiều và trung bình 1 trẻ có thể mắc 3 –5 lần/năm, do đó ngày công lao động của mẹ giảm sút (con ốm, mẹ nghỉ)
Do tầm quan trọng của vấn đề, đầu 1983 tổ chức y tế thế giới đã có chương trình phòng và chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam đã chính thức hoạt động từ 1984 (một trong những nước có chương trình hoạt động sớm nhất ở khu vực và thế giới).
Mục tiêu trước mắt của chương trình là giảm tỉ lệ tử vong và sau đó giảm tỉ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là virut vi khuẩn. Người ta nhận thấy rằng phần lớn nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virut vì phần lớn các virut điều có aí lực đối với đường hô hấp; khả năng lây lan của virut cao, khả năng miễn dịch đối với virut yếu ngắn.
dựa vào kết quả nghiên cứu virus học, các tác giả trên thế giới nhận thấy virut thường gặp gây nhiễn khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em xếp thứ tự như sau:
Respiatory syncitial virus (virus hợp bào hô hấp)
Influenzae virus (virus cúm)
Parainfluenzae virus (virus á cúm)
Virus sởi
Adeno virus (virus hạch)
Rhinovirus ( virus mũi)
Entervovirus (virus ruột)
Cornavirus
ở Việt Nam, các công trình của một số bệnh viện và viện nghiên cứu ờ hà nội bằng phương pháp chẩn đoán huyết thanh (phản ứng kết hợp bổ thể) và phương pháp miễn dịch huỳnh quang cho thấy virut gây bệnh là virut gây bệnh là virut hợp bào (RSV), adenovirus, virut á cúm tip 3, virut cúm B, cúm A.
ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Các loại vi khuẩn thường sắp xếp thứ tự như sau: Haemophilus, Influenzae, Streptococcus aneumoniae, staphylococcus aureus, Bordetella, Klebsiella, pneumoiae, chlamydia trachomatis, và các vi khuẩn khác.
Trong các loại vi khuẩn kể trên, Haemophilus, Influenzae, Streptococcus pneumoiae là loại vi khuẩn thường gặp nhất, là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu nguyên nhân gây nhiễm khuẩn gây bệnh này ở trẻ em, tại nhiều nước và đều cho kết quả tương tự, 2 loại vi khuẩn thường gặp nhất là
trước hết phải đánh giá và phân loại đúng dựa Streptococcus pneumoiae và H. influenzae.
Để phát hiện kịp thời và xử lí đúng các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, trước hết phải đánh giá và phân loại đúng dựa theo đặc điểm lâm sàng và vị trí thương tổn.
Phân loại theo đúng vị trí thương tổn (theo vị trí giản phẫu) đã được thống nhất là lấy nắp thanh quản làm ranh giới. Nếu thương tổn trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thương tổn dưới nắn thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường là nhẹ, bao gồm các trường hợp ho cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi – họng (trong đó có viêm amidan, VA, w.) phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là viêm đường hô hấp trên (70 – 80%).
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ít gặp hơn (20 – 30%) nhưng thường là nặng, bao gồm cá trường hợp viêm thanh quản, viêm thanh – khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi – manh phổi.
Phân loại theo mức độ nặng nhẹ, trong thực tế được sử dụng nhiều hơn để đánh giá và xử lí các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Nhiễm khuẩn hô hấp ở thể nhẹ (không viêm phổi), không cần sử dụng kháng sinh, chỉ cần chăm sóc tại nhà.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp thể nặng (viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng) phải đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, cấp cứu.
Dấu hiệu |
Không uống được
Co giật
Ngủ li bì, khó đánh thức
Thở rít khi nằm yên
Suy dinh dưỡng nặng |
|
|
Xếp loại |
BỆNH RẤT NẶNG |
|
|
Xử lí |
Gửi đi bệnh viện
Cho liều kháng sinh đầu
Điều trị sốt (nếu có)
Điều trị khò khè (nếu có)
Nếu nghi sốt rét thể não, cho uống thuốc chống sốt rét. |
|
|
Dấu hiệu |
Co rút lồng ngực |
Không co rút lồng ngực
Thở nhanh.
Trên 50 lần/phút (trẻ 2 –12 tháng)
Trên 40 lần/phút (trẻ 12 –5 tháng |
Không co rút lồng ngực
Không thở nhanh. |
Xếp loại |
VIÊM PHỔI NẶNG |
VIÊM PHỔI |
KHÔNG VIÊM PHỔI
(ho – cảm lạnh) |
Xử lí |
Giử đi bệnh viện cấp cứu
Cho liều kháng sinh đầu
Điều trị sốt (nếu có)
Điều trị khò khè (nếu có)
Nếu không có điều kiện chuyển đi bệnh viện phải điều trị với kháng sinh và theo dõi sát |
Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
Cho một kháng sinh (tuyến 1)
Điều trị sốt (nếu có)
Điều trị khò khè (nếu có)
Theo dõi sát sau hai ngày (hoặc sớm hơn nếu là tình trạng xấu) phải đánh giá |
Nếu ho trên 30 ngày cần đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân
Đánh giá và xử lí vấn đề tai hoặc họng (nếu có)
Đánh giá xử lí các vấn đề khác
Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
Điều trị sốt (nếu có)
Điều trị khò khè (nếu có)
|
Dấu hiệu |
Sau hai ngày điều trị với một kháng sinh cần đánh giá lại nếu: |
TÌNH TRẠNG XẤU HƠN |
NHƯ CŨ |
KHÁ HƠN |
|
Không uống được
Co rút lồng ngực
Có các dấu hiệu nguy hiểm |
|
Thở chậm hơn
Giảm sốt
Ăn uống tốt hơn |
Xử lí |
Gửi đi bệnh viện cấp cứu |
Đổi kháng sinh hoặc gửi đi bệnh viện |
Cho đủ kháng sinh trong 5 –7 ngày |
Để có cơ sở xây dựng phác đồ chẩn đoán và xử lí các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu phân tích các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng, phân tích triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và nhận thấy: Ho là triệu chứng thường gặp nhất chiếm (83,7%), sau đó là triệu chứng sốt (87%), chảy nước mũi (60,8%), thở khò khè (43,9%), nhịp thở nhanh (38,5%), rối loạn tiêu hoá (36,4%), thở rít (15,5%), co rút lồng ngực (12,4%), cánh mũi phập phồng (12,1%), và tím tái (3,2%), Dựa vào 3 dấu hiệu quan trọng nhất là ho, nhịp thở nhanh, co rút lồng ngực và một số dấu hiệu khác như bú kém, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, không uống được. tổ chức y tế thế giới đã xây dựng phác đồ chẩn đoán và xử lí bệnh này ở trẻ em tại tuyến y tế cơ sở bao gồm:
Phác đồ xử lí một trẻ bị ho hoặc khó thở: trẻ từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi, trẻ dưới 2 tuổi.
Phác đồ xử lí một trẻ đau tai,
Phác đồ xử lí một trẻ đau họng.
Để xếp loại xử lí một trẻ bệnh này lức tuổi từ 2 tháng đến tuổi, trước hết phải xếp loại trẻ có phải xếp vào loại bệnh rất nặng hay không.
Nếu trẻ có một trong 5 dấu hiệu nguy hiểm sau đây thì xếp loại rất nặng và cách xử lí là gửi đi bệnh viện cấp cứu sau khi đã cho liều kháng sinh đầu:không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng. Sau đó xác định trẻ có bị viêm phổi nặng hay không nếu trẻ không có một dấu hiệu nguy hiểm nào kể trên.
Một trẻ được xếp vào loại: Viêm phổi nặng khi có dấu hiệu co rút lồng ngực (khi trẻ thở vào lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phía cuối xương ức bị rút lõm vào). Cách xử lí giống như loại bệnh rất nặng, nghĩa là phải gửi trẻ cấp cứu đi bệnh viện điều trị sau khi đã cho một liều kháng sinh đầu. Đến bệnh viện sẽ được điều trị bằng kháng sinh (tuyến 2)
Một trẻ được xếp loại viêm phổi nặng cũng có thể có các dấu hiệu khác như cánh mũi phập phồng, thở rên, tím tái… Nhưng dấu hiệu co rút lồng ngực là dấu hiệu có sớm
Nếu kh6ong có dấu hiệu của viêm phổi nặng, chúng ta cần xem xét để xác định co bị viêm phổi hay không.
Một số trẻ được xếp loại viêm phổi (không nặng) khi không có dấu hiệu co rút lồng ngực và có dấu hiệu thở nhanh. Muốn biết trẻ thở nhanh hay không phải đếm nhịp thở (đếm khi trẻ yên tĩnh, đếm trọn một phút. Người thầy thuốc khi đếm nhịp thở cho trẻ không sờ vào trẻ vì sợ trẻ sợ hải, quấy khóc, đếm nhịp thở sẽ không chính xác). Đếm bằng đồng hồ có chuông (hết một phút chuông reo thì ngừng)
Nếu không có đồng hồ chuông, dùng đồng hồ kim dây để đếm.
Giới hạn để quy định trẻ có thở nhanh hay không phụ thuộc vào lứa tuổi.
Trẻ dưới 2 tháng: 60 lần/phút trở lên là thở nhanh – trẻ 2 –12 tháng; 50lần/phút trở lên là thở nhanh.
Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi: 40 lần/phút trở lên là thở nhanh chóng
Như vậy, chỉ cần đếm nhịp thở chính xác, có thể xác định viêm phổi và xử lí bằng kháng sinh (tuyến 1) và chăm sóc tại nhà, nếu trẻ không co rút lồng ngực và không thở nhanh, có nghĩa là trẻ không bị viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh)
Không cần dùng kháng sinh, điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà, đồng thời khám tai họng để xử lí thích hợp.
Nếu ho kéo dài trên 30 ngày, phải đưa trẻ đến y tế khám phát hiện nguyên nhân và điều trị.
Để nhận biết, trên phác đồ xử lí ho hoặc khó thở ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, người ta dùng thể hiện 3 màu khác nhau.
Màu đỏ: bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng phải gửi bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Màu vàng: không viêm phổi (không nặng) điều trị kháng sinh và chăm sóc tại nhà.
Màu xanh: không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh) không cần dùng kháng sinh chăm sóc tại nhà.
Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: ngoài những đặc điểm chung giống với trẻ từ 2 tháng 5 tuổi, còn có những đặc điểm riêng cần xem xét để phân loại và xử lí.
PHÁC ĐỒ XỬ LÍ TRẺ HO HOẶC KHÓ THỞ
Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Dấu hiệu |
Bú kém hoặc bỏ bú
Co giật
Ngủ li bì, khó đánh thức
Thở rít khi nằm yên
Khò khè
Sốt hoặc hạ nhiệt độ |
|
Xếp loại |
BÂNH RẤT NẶNG |
|
Xử lí |
Gưỉ đi bệnh viện cấp cứu
Giữ ấm cho trẻ
Cho liều kháng sinh đầu |
|
Dấu hiệu |
Co rút lồng ngực mạnh
Hoặc thở nhanh (60 lần/phút trở lên) |
Không co rút lồng ngực mạnh
Không thở nhanh (dưới 60 lần/phút) |
Xếp loại |
VIÊM PHỔI NẶNG |
KHÔNG VIÊM PHỔI (ho, cảm lạnh) |
Xử lí |
Gửi đi bệnh viện cấp cứu
Giữ ấm cho trẻ
Cho liều kháng sinh đầu (nếu không có điều kiện gửi đi bệnh viện phải điều trị với một kháng sinh và theo dõi sát) |
Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
Tăng cường cho trẻ bú mẹ
Làm sạch mũi nếu có cản trở bú
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu:
Thở trở nên khó
Nhịp thở nhanh
Ă kém, cho ăn khó khăn
Trẻ ốm hơn, mệt hơn. |
Các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện không rõ ràng, không hiển hình: trẻ có thể không sốt, ngược lại có thể hạ nhiệt độ, dấu hiệu ho cũng xuất hiện ít hơn, trẻ thường có dấu hiệu bú kém hoặc bỏ bú, w.
Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ là bú kém hoặc bỏ bú, co giật, ốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè, thở rít và ngủ li bì khó đánh thức.
Co rút lồng ngực mạnh mới có giá trị chẩn đoán viêm phổi nặng bởi vì ở trẻ bình thường cũng có thể co rút lồng ngực nhẹ.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi ngưỡng thở nhanh là 60lần/phút trở lên.
Bất kì một trường hợp viêm phổi nào ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi đều coi là nặng và phải nằm viện, không đều tại nhà. Vì vậy, trên phác đồ được thể hiện 2 màu đỏ và xanh (không có màu vàng, tức là không có cột viêm phổi điều trị tại nhà như ở lứa tuổi 2 tháng đến 5 tuổi)
PHÁC ĐỒ XỬ LÍ MỘT TRƯỜNG VIÊM TAI
Đánh giá
Muốn xử lí một trường hợp về tai, trước hết phải đánh giá, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng, cụ thể phải đòi hỏi các bà mẹ và khám (nhìn, sờ) trẻ.
Hỏi |
Nhìn, sờ |
Trẻ có đau tai không:
Có chảy mủ tai không?
Chảy từ bao giờ?
Mủ tai có thối không? |
Mủ từ tai chảy ra
Soi tai xem màng nhỉ có đỏ không?
Hoặc không di động?
Trẻ có hay lắc đầu không?
Sờ và nhìn xem có sưng, đau sau tai không? |
Xếp loại và xử lí
Dấu hiệu |
Sưng tai sau tai
Ấn vùng sau tai đau |
Chảy mủ tai dưới 2 tuần lễ
Đau tai
Hay lắc đầu nhiều
Hoặc màng nhĩ đỏ không di động (soi tai) |
Chảy mủ tai trên 2 tuần lễ
Mủ thối |
Chảy mủ tai trên 2 tuần lễ
Mủ nhầy |
Xếp loại |
VIÊM XƯƠNG CHŨM |
VIÊM TAI GIỮA CẤP |
VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ BIẾN CHỨNG |
VIÊM TAI GIỮA MẠN |
Xử lí |
Gửi đi bệnh viện cấp cứu
Cho liều kháng sinh đầu
Cho paracetamol (nếu có) |
Cho một kháng sinh uống
Làm khô tai bằng sâu kèn
Đánh giá lại sau 5 ngày điều trị
Điều trị sốt (nếu có)
Cho paracetamol (nếu có) |
Gửi đi bệnh viện khám chuyên khoa
Làm khô tai bằng sâu kèn
Chữa sốt (nếu có)
Cho paracetamol (nếu đau) |
Làm khô tai bằng quấn sâu kèn
Chữa sốt (nếu có)
Cho paracetamol (nếu đau) |
PHÁC ĐỒ XỬ LÍ MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ VIÊM HỌNG
Viêm mũi – họng phổ biến ở trẻ em và thường do virut, chỉ cần chăm sóc tại nhà, điều trị triệu chứng, không cần dùng kháng sinh trừ một số trường hợp như apxe thành họng, viêm họng do liên cầu … Cần được điều trị bằng kháng sinh tại nhà hoặc gửi đến bệnh viện cấp cứu.
Đánh giá: Bằng cách hỏi bà mẹ và khám (nhìn, sờ) trên bệnh nhân
Hỏi |
Nhìn, sờ |
Trẻ có uống được không |
Sờ phía trước cổ, dưới hàm để tìm hạch.
Kiểm tra chất xuất tiết ở họng |
Xếp loại và xử lí
Dấu hiệu |
Không uống được |
Hạch cổ nổi to và đau
Chất xuất tiết trắng ở họng |
Xếp loại |
APXE HỌNG |
VIÊM HỌNG LIÊN CẦU |
Xử lí |
Gửi đi bệnh viện
Cho một liều kháng sinh đầu
Điều trị sốt (nếu có)
Cho paracetamol (khi đau) |
Cho một kháng sinh điều trị viêm họng liên cầu
Cho thuốc làm dịu đau họng
Điều trị sốt (nếu có)
Cho paracetamol (khi đau) |
CÁC KHÁNG SINH VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Ở TRẺ EM
Nguyên nhân gây bệnh này ở trẻ em thường gặp hiện nay ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam vẫn là vi khuẩn. Đứng hàng đầu là streptococcus pneumoiae và Haemophilus influenzae sau đó mới đến loại vi khuẩn khác: Tụ cầu vàng, liên cầu, Klebsiella pneumoniae.
Sử dụng kháng sinh trong điều trị
Các kháng sinh thông thường có tác dụng tốt với các loại vi khuẩn thường gặp nói trên là pénicilline, ampicilline, amoxycilline, cotrimoxazole, gentamicine và chloramphénicol.
viêm phổi không nặng ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi có thể dùng một trong các thuốc kháng sinh sau: cotrimoxazole, amoxycilline, ampicilline, uống trong 5 -7 ngày.
Trường hợp viêm phổi nặng phải gửi đi bệnh viện điều trị, trước khi gửi đi cần cho trẻ liều kháng sinh đầu (thông thường tiêm cho trẻ một mũi benzyl pénicilline hoặc uống 1 liều cotrimoxazole). Nếu bệnh viện ở gần nhà dưới 5km (thời gian đi bộ dưới một giờ) thì không cần cho liều kháng sinh đầu mà chuyển trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tổ chức y tế thế giới, phenoxyméthl pénicilline (pan. V) tác dụng rất kém đối với các loại vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em. Ví dụ với H.influenzae, với MIC 5/ml thì 10 lần kém nhạy cảm hơn benzyl pénicilline.
Và phenoxyméthl pénicilline uống không bảo đảm nồng độ cao trong máu để có thể diệt vi khuẩn, Vì vậy không dùng điều trị các trường hợp viêm phổi, viêm tai giữa cấp mà chỉ dùng trong điều trị các trường hợp viêm họng liên cầu với liều lượng 12,5mg/kg lần uống 4 lần/ngày, hoặc có thể uống 2 lần, mỗi lần 25mg/kh thể trọng.
Cotrimoxazole là kháng sinh phổ rộng, tác dụng với nhiều vi khuẩn, kể cả tụ cầu, có thể dùng điều trị viêm phổi kể cả dưới 2 tháng tuổi, nhưng không nên dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non và có vàng da.
Nếu có tiền sử dị ứng với pénicilline thì không nên dùng amoxycilline và ampicilline
Trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng (viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng cần được điều trị tại bệnh viện thì sử dụng kháng sinh tuyến 2).
có thể sử dụng một trong các công thức sau đây, tùy từng trường hợp:
Benzyl pénicilline
Benzyl pénicilline
Kết hợp gentamicine
Chloramphénicol.
Oxacilin (chloxacylin, methicilin) kết hợp gentamicine (nếu viêm phổi do tụ cầu)
Caphalosporin.
Bảng sử dụng kháng sinh tuến 1
Tuổi hoặc cân nặng |
COTRIMOXAZOLE
triméthoprime + Sulphméthoxazole 2 lần/ngày
trong 5 – 7 ngày |
AMOXYCILINE
3 lần/ngày trong 5 – 7ngày |
AMPICILLINE
4lần/ngày trong 5 – 7 ngày |
Viên người lớn 80mg
TMP + 400mg SMX |
Viên trẻ em 20mg
TMP +100mg SMX |
Xirô 40mg TMP + 200mg SMX |
Viên 250mg (250) |
Xirô 125mg trong 5ml |
Viên 250mg |
Xirô 250mg trong 5ml |
Dưới 2 tháng (5kg) |
¼ |
1 |
2,5ml |
¼ |
2,5ml |
½ |
2,5ml |
2 -12 tháng (6 -9 kg) |
½ |
2 |
5ml |
½ |
5ml |
1 |
5ml |
12 tháng – 5 tuổi (10-10kg) |
1 |
3 |
7,5ml |
1 |
10ml |
1 |
5ml |
Bảng sử dụng kháng sinh tuến 2
Tuổi
kháng sinh |
Benzyl – pénicilline tiêm bắp hoặc tĩnh mạch |
Gentamicine tiêm bắp hoặc tĩnh mạch |
Chloraphénicol tiêm bắp hoặc tĩnh mạch |
Oxacilline uống tiêm bắp hoặc tĩnh mạch |
2 tháng – 5 tuổi |
50.000 đơn vị/lần x 4 lần/ngày |
2,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày |
25mg/kg/lầnx4lần/ngày hoặc 50/kg/x 2lần/ngày |
25-50mg/kg/lần x4 lần/ngày |
Dưới 1 tuần |
50.000 đơn vị/lần x 2 lần.ngày |
2,5mg/kg/lần x 2lần/ngày |
|
25mg/kg/lần x 2lần/ngày |
1 tuần – 2 tháng |
50.000 đơn vị/lần/ngày |
25mg/kg/lần x 2lần/ngày |
Chỉ định sử dụng kháng sinh tuyến 1 (y tế cơ sở)
Nếu nghi ngờ do tụ cầu vàng, có thể sử dụng benzyl pénicilline kết hợp Gentamicine hoặc Oxacilline kết hợp Gentamicine. Để giảm tỉ lệ tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau đây.
Bảo đảm cho trẻ được bú ngay sau khi đẻ càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn sam đúng, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết. Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và đúng lich. Phát hiện sớm và xử lí đúng các trường hợp mắc bệnh này ở trẻ em theo phác đồ.
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách phát hiện xử lí, chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. |