Theo nghiên cứu của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng:
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự mình luyện tập nhằm mục đích bồi dưỡng sức khoẻ, phòng bệnh, trị bệnh mạn tính, sống lâu.
Đối tượng phục vụ của phương pháp dưỡng sinh là những người yếu đuối muốn tăng cường sức khoẻ, người có tuổi muốn mình giảm sút, người hay ốm đau, sức lao động xuống dần người có bệnh mạn tính điều cần tập phương pháp này.
phương pháp dưỡng sinh dựa trên truyền thống khoa học của ông cha ta và của dân tộc phương đông.
Sách nội kinh nói “thánh nhân chữa khi chưa có bệnh, không để phát ra rồi mới chữa; trị khi chưa có loạn, không đợi có loạn rồi mới trị, phàm làm sau khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc , loạn đã thành rồi mới lo dẹp, cũng ví như khi phát mới đào giếng, khi chiến đấu mới đúc binh khí, thì chẳng phải muộn phải ru”
Đây là ý thức phòng bệnh rất sâu sắc của người xưa, dùng sức ít mà thành công nhiều, không để đau ốm thương tổn nhiều đến cơ thể, nhiều khi sức khoẻ không phục hồi được thì quả là quá muộn.
Lại nói đến phương pháp dưỡng sinh: “người đời thượng cổ biết phép dưỡng sinh, thuận theo quy luật âm dương (điều hoà âm dương, thích ứng với thời tiếc 4 mùa, biết phép tu thân dưỡng tính, ăn uống có tiết độ, sinh hoạt có chừng mực, không lạm dụng bừa bãi mệt nhọc, cho nên hình thể và tinh thần đều khoẻ mạnh, mà hưởng hết tuổi trời khoảng 100 năm mới mất
Người đời nay thì không thể như thế, sinh hoạt bừa bãi cũng cho là thường, uống rượu như uống nước, say rượu cũng nhập phòng dâm dục kiệt mất tinh khí, làm cho chân khí hao tán, không biết giữ cho tinh thần đầy đủ, làm mệt tinh thần bất cứ lúc nào để thoả mãn lòng sinh dục, sinh hoạt lạm dụng nghỉ ngơi không có giờ giấc, trái với phương pháp dưỡng sinh cho nên mới 50 tuổi mà đã suy yếu.
Ở Việt Nam từ xưa danh y Tuệ Tĩnh đã nêu vấn đề giữ tinh, dưỡng khí, ảo tồn thần, giữ cho lòng trong sạch, thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí.
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
thanh tâm, quả dục, thủ dâm, luyện hình”
về sau Hải Thượng Lãn Ông lại viết
“Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần.
Thanh tâm, tiết dục, thủ dân, luyện hình”
Người xưa cho rằng “tinh khí, thần” là 3 của báo của con người.
Tinh là chất dinh dưỡng, tinh hoa của thức ăn tạo ra sau khi bị tiêu hoá. Nó được hấp thu vào cơ thể và nằm trong tất cả các tạng phủ với nhiều hình thức sẵn sàng biến thành năng lượng. để cho cơ thể hoạt động, nó cùng nằm trong bộ phận sinh dục (tinh của đàn ông và trứng của đàn bà) với hình thức đặt biệt, với chất lượng rất cao vì đủ sức tạo ra đứa con để duy trì nòi giống
Khí có hai nghĩa: Khí hơi và khí lực. khí hơi là không khí để thở trong đó có oxy như đã trình bày ở trên. Chính khí hơi kết hợp chất tinh ở trên để tạo ra khí lực, nên khí có nghĩa là năng lượng tạo ra trong cơ thể, để cơ thể sống và hoạt động.
Thần là một hình thức năng lượng cao cấp mà các động vật cũng có, song mức cao nhất chỉ có ở con người. do bộ thần kinh tạo ra. Nhờ nó mà con người biết tư duy, có ý chí, có tình cảm, có khoa học và nghệ thuật… Tinh, Khí, thân2 là biểu hiện quá trình chuyển hoá vật chất (tinh) thành năng lượng (khí) mà hình thức cao nhất là thần. Sự chuyển hoá này sảy ra trong cơ thể một cách liên tục, ngừng lại là chết.
Phải có tinh dồi dào, khí đầy đủ thì thần mới vững mạnh. Chất tinh sinh dục mà hao phí quá cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức lực và tinh thần, do đó người xưa coi việc bế tinh, giữ gìn chất tinh, không hao phí chất tinh trong sắc dục quá độ là điều cốt yếu để giữ sức khoẻ. Dưỡng khí là luyện thở nhiều không khí, nhiều oxy để bồi dưỡng khí lực cho dồi dào, thì toàn cơ thể có sức hoạt động.
Tồn thần: muốn bồi dưỡng cái gốc của thần khí phải bế tinh, dưỡng khí
Muốn giữ gìn “thần” thì phải thanh tâm, quả dục, thủ chân.
Thanh tâm là giữ lòng mình cho trong sạch, ăn ở ngay thẳng, thật thà chất phác, không lo lắng sợ sệt; giữ lòng bình tĩnh, không bị tình cảm xúc động thái quá, không buồn phiền. trong quan hệ giữa người và người, phải nắm bản chất hành động của người để biết các giúp đỡ và thông cảm lẫn nhau, không thắc mắc, tức giận. thanh tâm để tạo cho mình một trạng thái thanh thản, ung dung, không bận tâm đến việc không cần thiết, chỉ nghĩ đến việc làm gì có ích cho mọi người.
Quả dục là giảm bớt dục vọng, hạn chế lòng ham muốn. không tham tiền (tham ô), không nham sắc (hủ hoá), không tham danh vị (địa vị)
Sau đây trình bày một số vấn đề của phương pháp dưỡng sinh:
ĐẠO ĐỨC TRONG SÁNG, TÁC PHONG ĐÚNG ĐẮN.
Sống theo đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì yên tĩnh tâm hồn, tinh thần sảng khoái, thể lực cường tráng, sống hạnh phúc. Do đó vấn đề hàng đầu của phương pháp dưỡng sinh là rèn luyện lối sống có đạo đức trong sáng, tác phong đúng đắn.
Muốn xây dựng đạo đức phải dựa trên cơ sở vũ trụ quan nhân sinh quan, lí tưởng, đạo đức, quan điểm sống, thì tiến bộ văn minh, cái gốc đầu tiên là lao động, lao động trí óc và lao động chân tay vừa sức. Các gốc tứ hai là đạo đức trong sáng, tác phong đúng đắn của con người văn hoá, người xưa dạy chúng tá: tiền tài không bị cám dỗ, sắc dục không làm say mê, điạ vị không quyến rũ, uy vũ không làm khiếp sợ.
Đạo đức trong sáng của người Việt Nam thường được nhấn mạnh là nhân (tình thương người), nghĩa (chính nghĩa, đại nghĩa), trí (trí tuệ, tài năng), dũng (kiên cường, nghị lực), chân (chân lí khoa học), thiện (lương thiện, nhân tâm), mĩ (thẫm mĩ)
Tác phong đúng đắn của người Việt Nam là cần, kiệm, liêm, chính, giản dị, lịch sự.
THÁI ĐỘ TÂM THẦN TRONG CUỘC SỐNG
Nói đến sức khoẻ, ta không thế tách rời thể xác và tâm thẩn. Vì thể xác ảnh hưởng đến tâm thần, và tâm thần ảnh hưởng rất nhiều đến thể xác. Điều này ai cũng thấy rõ.
Các trạng thái tâm thần có loại tích cực, như vui mừng, thương yêu, lạc quan, tin tưởng, có loại tiêu cực như buồn rầu, lo lắng, sợ sệt, giận, ghét, bi quan. Các viện nghiên cứu về tâm lí thấy rằng trạng thái tích cực động viên cơ thể làm cho nó dường như trẻ lại, trái lại trạng thái tâm thần tiêu cực, nếu đột ngột và mãnh liệt quá cũng điều gây tác hại, có khi chết người, bao nhiêu người vì lo lắng, sợ sệt, buồn thảm mà già trong thấy trong thời gian rất ngắn. Trái lại có nhiều người bị tù đày, tra khảo mà tinh thần vững, kiên quyết đấu tranh cho cách mạng, giữ vững được tinh cơ thể khoẻ, trong lúc đó có nhiều người mất tinh thần thì cơ thể càng suy sụp rồi chết, vậy trong điều kiện vật chất như nhau, trạng thái tâm thần quyết định sức khoẻ. Trong trạng thái tâm thần vấn đề chủ động, bình tĩnh là rất quan trọng. Nhiều người trước một sự kiện như con đau nặng. đã tưởng tượng con đã chết rồi cuống lên không làm chủ được mình, đâm ra rối loạn cả tinh thần và thể xác, không chăm sóc con được.
Chúng ta càng thấy phép tu dưỡng “ thanh tâm, quả dục, thủ chân” của người xưa là thái độ tâm thần gương mẫu. Thanh tâm để cho lòng không bị xúc cảm xao xuyến, quả dục để ngăn chặn nguyên nhân thường làm cho con người đi sai con đường đạo đức, tham tiền, tham sắc và tham danh vị đã làm cho bao nhiêu người sa ngã; thủ dâm để đảm bao cho chân lí được tôn trọng, chí công vô tư, trung thực trong khoa học, vì khoa học mà dám chịu đựng mọi hy sinh gian khổ. Muốn giữ thái độ tâm thần hoàn toàn phù hợp với quy luật tiến hoá cua nhân loại, phải tu dưỡng, tôi luyện con người chúng ta càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng nắm được quy luật của thiên nhiên và xã hội, quy luật của bản thân mình, đề ngày càng làm chủ được mình thì mới đạt được hạnh phúc.
LUYỆN THƯ GIẢN VÀ LUYỆN TẬP TRUNG Ý CHÍ
Luyện thư dãn là cách luyện tập để bảo vệ thần kinh quá căng thẳng. Thư dãn làm cho gốc trung tâm vỏ não ở trạng thái thư thái còn ở ngọn các cơ vân và cơ trơn thì phải dãn ra.
Gốc thư thái tốt thì ngọn mới dãn tốt, mà ngọn dãn tốt thì giúp cho gốc thư thái. Nếu như dãn tốt thì không có cơ vân nào căng thẳng; tay chân, mặt mày, cổ lưng, thân mình điều phải buông xuôi, buông xuôi
Thư dãn, là phương pháp cơ bản của dưỡng sinh vì nó giúp ta thoát khỏi stress do môi trường thiên nhiên và xã hội tác tinh thần và thể xác con người đặc biệt là đối với người suy nhược thần kinh
phương pháp thư dãn phương pháp luyện tập thần kinh chủ động tách rời cơ thể khỏi môi trường sống, cắt đức quan hệ ngũ quan với bên ngoài, xoá bỏ mọi ý nghĩ bên trong tập trung theo dõi một việc quan trọng như hơi thở, như cảm giác nặng và ấm, tạo cho toàn bộ cơ thể ở trạng thái ức chế, thư dãn hoàn toàn, buông lỏng các cơ, nghỉ ngơi thoải mái, an tâm để trở lại trạng thái quân bình âm dương, trở lại trạng thái tự nhiên của sức khoẻ.
Kĩ thuật thư dãn là tập cho cơ thể thực hiện sâu hơn quá trình ức chế và hưng phấn của thần kinh, chủ động linh hoạt điều khiển hai quá trình ấy để tránh rơi vào trạng thái bị kích thích, hưng phấn liên miên dẫn tới suy nhược thần kinh.
Với phương pháp dưỡng sinh, ta có thể đạt kết quả theo ý muốn, làm chủ cảm xúc, không vui quá, không buồn quá, không thương quá, không ghét quá, không hận quá, không hờn quá, không lo quá, không nghĩ quá, không sợ quá, không kinh hoàn quá, phải bình tĩnh trong mọi tình huống, có đủ tinh thần chống tất cả các loại stress ở trên đời. Kiên trì luyện tập thì có thể đạt được.
Nhiều tôn giáo và triết lí tôn giáo như phật giáo, lão giáo, yoga tin rằng có thể nâng khả năng con người đến trình độ cao siêu bằng tu luyện phép thiền và các phép khác.
Kĩ thuật làm thư giãn
Tư thế nằm: tư thế nằm là tốt nhất vì tất cả các cơ thể
Thư dãn hoàn toàn, chỗ nằm cho êm, người già quen nằm nệm, không để cấn đau, đầu cao thấp tuỳ thói quen
Tư thế ngồi: có 3 cách ngồi
Ngồi trên ghế tựa lớn đầu bật ngửa trên lưng ghế, hai tay gác lên hai tay ghế, lưng cho sát lưng ghế, chân buông xuôi
Ngồi ngay lưng không có tựa, tay đặt lên đùi, hai chân chạm sát đất làm cho cơ lưng chỉ cần hoạt động tối thiểu để giữ thăng bằng
Ngồi theo kiểu “người đánh xe bò” đi đêm khuya, đường dài sẵn sàng ngủ gục, lưng và đầu cúi xuống tự nhiên (cơ hoạt động tối thiểu để giữ thăng bằng ) hai tay đặt trên hai vế, chân buông xuôi
Thực hiện 3 điều kiện làm thư dãn
Không cho cơ thể tiếp xúc với bên ngoài: Cắt đứt liên hệ ngũ quan
Nên lựa chổ tương đối yên tĩnh để tập thư dãn, không có mùi hôi thối, không có tiếng ồn lắm và cũng không lạnh lắm; nếu nóng quá thì vặn quạt cho vừa, nếu lạnh quá thì ta mặc thêm cho ấm; không để bí hơi quá, phải mở cửa thông gió lùa, quần áp phải rộng, không bó chặt thân, phải nới dây thắt lưng cho khí huyết lưu thông
Ta nhắm mắt lại, hoặc tốt hơn lấy khăn tay xếp lại để bịt mắt không cho ánh sáng lọt vào gây kích thích. Không để ý nghe tiếng gì như người công nhân ngủ bên máy đang chạy ầm ầm, không để ý ngửi mùi gì. Lưỡi không nếm vị gì quá mạnh
Ra lệnh thư dãn cho các cơ vân và cơ trơn, đầu óc ta thản thơi, không nghĩ gì, rồi ta ra lệnh cho hệ thống thần kinh động vật, và thực vật, các cơ vân, cơ trơn điều buông xuôi hết. Thư dãn hoàn toàn. Nghỉ ngơi hoàn toàn, ức chế hoàn toàn.
Thư dãn các cơ vân hoàn toàn thì ta có cảm giác nặng, như cảm giác mí mắt nặng lúc buồn ngũ, nhướng không lên.
Nếu như ta thư dãn được cơ trơn và cơ vân của mạch máu, thì các mạch không bị co thắt mà nở ra, máu chạy dần ra tay chân, có cảm giác nóng,Ta có thể tư kỉ ám thị để giúp thêm cho sự thư dãn: tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm
Tập trung ý chí theo dõi hơi thở: phần nhiều ý nghĩ của ta rất phân tán, nghỉ việc chồng con cha mẹ, chuyện tình duyên trắc trở.. nên người ta thường so sánh ý nghĩ như con bướm bay lượng từ hoa màu đến hoa kia, như con khỉ nhảy nhót, phá phách, như con ngựa chạy đủ bốn phương. Để tránh hiện tượng “bướm lượn, tàm viên, ý mã” làm chủ được ý nghĩ thì ta nên tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở ra, nghĩ.. Như thế ta sẽ giúp thêm chi việc thư dãn và tập luyện việc tập trung ý nghĩ, càng ngày càng mạnh lên. Nếu tập trung theo dõi hơi thở mệt rồi thì đổi sang tập trung vào tự kỉ ám thị “nặng” và “ấm”
Làm thế nào để kiểm tra thư dãn
Ta có thể tự đưa tay lên cao, đưa chân lên cao hoặc cất đầu lên rồi buông xuôi. Rớt xuống như một cục đất là thư dãn tốt, còn rớt xuống nhẹ nhàng êm ái là chưa thư dãn tốt
Ta có thể lăn đầu qua một bên buông xuôi coi nó trở về tự nhiên không, ta có thể răn mình rồi buông xuôi coi nó có trở về một ví trí hợi lí theo quy luật trọng lượng không.
Đưa tay lên là quá trình hưng phấn, buông tay cho rơi xuống tự nhiên là quá trình ức chế, Tập một mình hai quá trình này sẽ đem lại kết quả rất tốt về thư dãn
Chỉ định của phương pháp thư dãn.
Nếu ta mệt quá, ta nằm sải tay, nhắm mắt. đó là thư dãn tự phạt, không có khoa học điều khiển. bây giờ phải làm thư dãn như đã trình bày, kiên trì luyện tập cho thành phương pháp công hiệu.
Bắt đầu tập dưỡng sinh buổi sáng, phải làm ít phút thư dãn, 2, 3, 4 và 5 phút để cho thần kinh chủ động đối với cơ thể, điều khiển tất cả các bộ phận trong cơ thể, tất cả các cơ vân và cơ trơn. Như thế tập dưỡng sinh càng có kết quả. Sau mỗi động tác phải trở về động tác cơ bản là trạng thái thư dãn hoàn toàn
Tối trước khi ngũ, ta có thể tập một số động tác nhẹ, và xoa bóp xong ta thở 4 thời có kê mông (nếu bụng trống) và giơ chân để luyện thần kinh, rồi làm thư dãn để rồi chìm sâu trong giấc ngũ yên lành
PHƯƠNG PHÁP THỞ
Vấn đề thở là vấn đề tranh cãi nhiều nhất, mỗi trường phái có phương pháp thở riêng của mình. Mỗi cá nhân sáng tạo ra cách thở riêng của mình
Nên dựa trên cơ sở khoa học nào để đưa ra phương pháp thở hợp lí
Trước hết phải nghiên cứu các giai đoạn của hơi thở theo ý muốn: Cần phân tích ở giai đoạn áp suất và thể tích trong ngực và bụng, hình thức thay đổi của ngực, bụng và cổ để thấy rõ tác động của hơi thở đối với hơi thở như thế nào, có lợi hay có hại về mặt sinh lí để sử dụng có lợi cho sức khoẻ
Sơ bộ quan sát các giai đoạn cho hơi thở, ta thấy 8 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Hít vào tối đa tất cả cơ thở (cơ hoành và cơ thở thường cũng như cơ thở gắng sức) hoạt động tối đa để hít tối đa: co hoàng đẩy tạng phủ xuống tận bụng làm cho bụng hơi phình và cứng. Do đó áp suất trong bụng P’ tăng lên hơn áp suất P của không khí và nén mạnh tạng phủ, áp suất P trong phổi thấp hơn áp xuất P không khí tràn vào tối đa trong phổi làm cho phổi dãn nở tối đa (hình 5) kết quả là hít vào tối đa
Giai đoạn 2: giữ hơi thở trong ngực không khí vào tối đa trong phổi rồi, không khí không chỗ nào vào được nữa, các cơ thở tiếp tục co thắt toàn bộ cố định trạng thái hít vào tối đa, thanh quản cũng cố định trong trạng thái mở, trong phổi và phổi P = áp suất không khí P vì thanh quản mở, trong phổi và không khí ở ngoài đều thông nhau; áp suất P’ trong bụng tiếp tục lớn hơn P. Máu trong tạng phủ ở bụng bị ép không có con đường nào chảy khác hơn là vào tĩnh mạch chủ để trở về tim trong lồng ngực từ chỗ áp suất cao về chỗ áp suất thấp hơn làm cho máu dồn về tim rất thuận lợi. tất cả các cơ hoành, cơ hông, cơ đáy co thắt như thế đã tạo ra một lực gọi là quả tim thứ nhì, giúp rất nhiều về tuần hoàn cho quả tim thứ nhất
Nếu ta quan sát ở cổ, ta thấy các cơ cổ co thắt làm cho các lỗ hõm ở cổ hõm vào hơn, trái cổ vẫn ở vị trí cũ ở dưới.
Giai đoạn này còn là phế nang và máu mao mạch phổi co ngày giờ trao đổi O2 và CO2 (hình 6 cà 6a)
Chú ý: trong giai đoạn này áp suất P trong ngực = p nên phổi, tim không bị nén áp nên máu không bị lên đầu, mặt không đỏ, không có cảm khó chịu, mạch vẫn chạy đều, huyết áp bình thường
Giai đoạn 3: nhốt hơi trong ngực, từ giữ hơi trong ngực, ta chuyển sang giai đoạn nhốt hơi: phải đóng thanh quản và buông xuôi tất cả cơ thở (cơ hoành, cơ thở vào, cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu…) thanh quản đủ sức đóng thanh quản, nhốt hơi đã vào tối đa trong phổi. Áp suất p trong phổi = P’ trong bụng lớn hơn P không khí. Áp suất P =P’ nén ép lên tim phổi đỏ gay, cảm giác khó chịu, có khi choáng váng. Trái cổ chạy lên trên, các hõm ở cổ trở thành đầy và phình ra. Huyết áp kẹp lại, mạch yếu dần.(hình 7 và 7a)
Giai đoạn 4: Rặn: từ trạng thái nhốt hơi, nếu ta co thắt cơ ngực, cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu, nén mạnh hơn hơi bị nhốt trong ngực và bụng thì áp suất P vá p’ sẽ tăng lên. Đó là giai đoạn rặn để đi tiêu và để đẻ. Hơi bị nén có 3 con đường để thoát ra ngoài: ở thanh quản, ở hậu môn,và ở âm đạo, thường thường cơ đóng thanh quản mạnh hơn cơ đóng hậu môn và cơ đóng âm đạo nên phân bị đẩy ra ngoài, cái thai cũng thế, nếu sản phụ không đi tiêu cho hết phân thì đứa con ra một lượt với phân. Máu trong bụng và ngực bị ép chảy ra ngoài lên đầu, mặt và da tay chân.
Phổi tim và tạng phủ ở bụng bị ép nhiều hơn giai đoạn 3 ; máu chạy lên đầu mặt, mặt đỏ gay, đỏ tím, cảm giác khó chịu, choáng váng, các lỗ hõm ở cổ phình ra nhiều hơn. Huyết áp kẹt hơn, mạch có khi mất nếu rặn quá sức (hình 8) giai đoạn này rất nguy hiểm cho người tim yếu, bệnh cao huyết áp …có thể gây tai biến mạch máu não.
Giai đoạn 5: thở ra tự nhiên (không ép bụng) mở thanh quản, thở ra tự nhiên do sức nặng và sức đàn hồi của ngực và bụng, các cơ thở ra buông xuôi không cần co thắt, không kèm và cũng không thúc.
Thở ra xong, áp suất P, P’ cân bằng nhau (hình 9 và 9a)
Giai đoạn 6: thở ra có ép bụng. Co thắt các cơ thở ra ở bụng (cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu, cơ thở ra ở ngực và ở cơ răng cưa dưới) để đuổi hết không khí dự trữ ra (hình 10 và 10a)
Làm xong p =p‘ = p cân bằng nhau.
giai đoạn 7: thót bụng: đóng thanh quản, biến ngực và bụng thành một hộp kín (cơ hoành đã trở thành thụ động, buông xuôi) thể tích của hộp V và áp suất trong hộp B phải theo định luật Buyle. Mariotte tùy theo sự thay đổi của V và B : VB –=V’B’ -=V”B” = V’”B’” . Nếu ta co thắt cơ thở vào ở ngực lên để kéo xương sườn lên, tăng thể tích V ở hộp kín ngực lên thì áp suất B của hôp phải thất, thì P của không khí ở ngoài lớn hơn nên đè lên hộp kín tứ phíc: ngực có xương cứng không thể thay đổi hình thức được , chỉ còn phần bụng không có xương, rất mềm nên bị P đè lên bụng làm cho bụng thót lên phía trên, thành bụng lườn xuồng (ventre an bêteau), dạ dày, ruột, gan, bị hút lên trên vì trong hộp kín B nhỏ hơn P, có một ít chân không làm cho máu tĩnh mạch ở ngoài chạy về bụng.
Giai đoạn 8: phình bụng, thanh quản vẫn đóng hộp (hộp kín) ép ngực mà không ép bụng (không co thắt cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu) thể tích V của hộp kín nhỏ lại, áp suất trong hộp kín tăng lên lớn hơn P, bụng phình lên (hình 12)
Hai giai đoạn thót bụng và phình bụng kết hợp lại thành động tác “thót – phình bụng”, làm cho máu chảy vào bụng rồi chảy ra, các tạng phủ được xoa bóp nên khí huyết đều lưu thông sẽ cắt cơn đau ủa loét dạ dày.
Hiểu rỏ cơ chế của 8 giai đoạn của hơi thở, ta sẽ hiểu tác động sinh lí của hơi thở đối với các phủ tạng trong cơ thể và ta sẽ xây dựng nhiều cách thở để đạt đến phòng bệnh và trị bệnh của phương pháp dưỡng sinh.
CÁC CÁCH THỞ CÓ CÔNG HIỆU CỦA PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG sinh thở giữ hơi và thở nhốt hơi (xem giai đoạn 2, giữ hơi mở thanh quản và giai đoạn 3 nhốt hơi đóng thanh quản)
Đây là một bí quyết lớn quyết định kết quả của phương pháp dưỡng sinh, như thử nghiệm sau đây chứng minh (báo cáo thử nghiệm của khoa dưỡng sinh viện y dược học dân tộc và viện vệ sinh thành Phố Hồ Chí Minh).
Đối tượng nghiên cứu: 32 thanh niêm không có bệnh, có học các cách thở giữ hơi,nhốt hơi và thở thường
Kĩ thuật: hít vào 3 giây, giữ hơi 10 giây thở ra trong túi cao su có dung tích độ 2 lít; xét nghiệm O2 và CO2
Hít vào 3 giây, nhốt hơi 10 giây thở ra trong túi cao su, xét nghiệm.
Trong mỗi túi, xét nghiệm nồng độ, CO2 nồng độ O2 trong 5 lần với máy Orsat, mỗi lần lấy 100ml hơi thở ra để xét nghiệm CO2 và O2 kết quả như sau:
100ml |
Giữ hơi |
Nhốt hơi |
Thở thường |
Nồng độ cacbonic |
4,9 ± 0,32 |
4,38 ± 0,33 |
3,78 ± 0,33 |
Nồng độ oxy |
8,58 ± 1,12 |
10,48 ± 1,49 |
13,32 ± 1,02 |
Về nồng độ cacbonic được thải ra: giữ hơi 4,9ml > nhốt hơi 4,38 > thở thường 3,78: thải CO2 trong giữ hơi được thải ra nhiều nhất
Về nồng độ oxy được hít vào máu giữ hơi 8,58 nhốt hơi 10,48, thở
thường 13,32: O2 trong giữ hơi được hút vào máu nhiều nhất
Thở giữ hơi có lợi nhất.
Luyện tập 3 cách thở. Mỗi cách nhằm một mục đích khác nhau, kết hợp lại để luyện sức khoẻ, toàn diện (xem phương pháp dưỡng sinh. Nhà xuất bản y học 1991)
Thở 4 thời có 2 dương, 2 âm, có kê mông và giơ chân dao động chủ yếu là lập lại quân bình âm dương cho bộ thần kinh, cân bằng hưng phấn với ức chế.
Bốn thời là hít vào, giữ hơi, thở ra thư dãn. Dương là các cơ co thắt tối đa để hơi vào tối đa. Âm là thư dãn hoàn toàn.
Thở bốn thời đều tích cực, 4 thời đều dương để luyện khí huyết vận động tốt.
Khí huyết thường hay trì trệ, nặng nề, toàn bộ khí huyết, bắp thịt, xương cốt, tuần hoàn, phải tập cho tất cả vận động mạch vành lúc làm động tác phải thở 4 thời đều tích cực, 4 thời đều dương
Thở có 4 trở ngại để tập cho bộ hô hấp đủ sức mạnh thúc đẩy khí huyết đến nơi hiểm hóc nhất của cơ thể bất kì ở tư thế khó khăn nào, trở ngại nào.
Thở cách nào đưa hơi vào phổi nhiều nhất.
Phổi có 3 phần: Phần đáy phổi, phần thân phổi, và phần chóp phổi. Phải làm cho mỗi phần nở ra tối đa thì sẽ chứa được không khí nhiều nhất.
Cơ hoành co thắt, dồn tạng phủ trong bụng xuống phía dưới bụng, nên gọi là thở bụng, phụ nữ có thai, lúc thai to đội cơ hoành lên nên không thở bụng được nhiều,do đó sau khi sinh phải tập thở bụng trở lại cho cơ hoành mạnh lên.
Cơ ngực, cơ bậc thang, cơ răng cưa nhỏ trên, cơ trên sườn, cơ ức đòn chũm làm cho lồng ngực nỡ ra, nên gọi là thở ngực.
Cơ vai, cơ răng cưa lớn, khi đưa vai lên làm nỡ chóp phổi nên gọi là thở vai.
Ta thở bụng và ngực rồi là cho ngực và bụng phình ra để chứa hơi tối đa (hình 13) Tiếp đó nếu a đưa hai cách tay thẳng lên trời và đằng sau (hình 13a) hoặc đưa hai tay lên phía trên trời và đằng sau (hình 13b) hoặc đưa 2 tay ngay ra đằng sau.
Nắm 2 tay lại và ráng sức đưa 2 cách tay lên phía trên (hình 13c) thì ta có thể bít thêm một số phân khối hơi thêm nữa. Đó là cách thở vai, là nở chóp phổi. Những người làm việc trí óc nên tập cách thở này.
Vần đề giao động trong thời 2 (giữ hơi mở thanh quản) có lợi gì trong phương pháp dưỡng sinh. Dao động là quy luật chung của vũ trụ. Trong mỗi động tác dưỡng sinh ta cố gắng đưa động tác dao động vào để tập cho cơ thể dẻo dai, làm cho cơ thể hoà nhập vào vận động của vũ trụ, chống lại xơ cứng của tuổi già.
Làm động tác trong thời kì 2, lúc phổi đã đầy hơi ở mức tối đa, lúc dao động qua bên này ta cố gắng hít thêm một tí xuống mức tối đa lúc trước, dao động qua tới bên kia, ta cố gắng hít thêm một tí làm dao động vậy 4 – 6 cái, cũng như ta thở nhè nhẹ, do đó ta có thể làm dao động hơn 6 cái có thể 8, 10, 12 cái mà không thấy thiếu oxy.
Dao động làm tăng công hiệu của thời 2, các cơ hút dưỡng khí được nhiều hơn và phổi thở ra CO2 cũng nhiều hơn.
Động tác “kéo lên” giúp chúng ta chống lại quy luật hấp dẫn của trái đất.
Tất cả vỏ trái đất và giới sinh vật trên trái đất đều bị quy luật hấp dẫn kéo xuống , làm cho tất cả giới sinh học phải chịu quy luật sinh – trưởng lão – bệnh – tử. làm sao chống lại sức kéo ta xuống huyệt
Lực ấy gây ra các bệnh “sa” vì các dây chằng không treo nổi các tạng phủ của ta, sa dạ dày, sa ruột, sa gan, sa thận, sa bọng đái, sa tử cung, w.
Yoga có nhiều động tác để chống lại bệnh sa, đó cũng là dộng tác “kéo lên” để cho các dây chằng phục hồi lại sức đàn hồi đã mất, suy yếu.
Yoga cũng có những động tác làm cho đau bụng khoẻ để giữ các tạng phủ trong bụng không sa, cũng như cái đái chậu đủ sức rắn chắc để kèm ruột, bọng đái, tử cung không xuống phía dưới.
Các động tác sau đây giúp treo, các cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu khoẻ lên để giữ các tạng phủ không sa.
Động tác kê mông trong thở 4 thời có 2 + 2 – có kê mông và giơ chân dao động giúp cho các tan5g phủ đã sa trở về vị trí cũ, làm cho bệnh nhân có cảm giác nhẹ nhàng. Nếu ta tập trong tư thế đó, thì cũng như ta xoa bóp các cơ treo tạng phủ làm cho sức đàn hồi dần dần phục hồi lại, có thể ăn uống các thứ có gây như chân gà, gân thịt để bồi bổ cho dây treo tạng phủ (hình 14)
Động tác chông mông thở, giúp trị các bệnh sa tạng phủ, hơi trong ruột thoát ra dễ dan2g, máu dồn lên đầu trị bệnh suy nhược thần kinh .
Động tác thót bụng tập trong tư thế nằm, co thót bụng để rút các tạng phủ lên phíc trên.
Động tác bưng ruột lên và vuốt bụng dưới.
Các động tác đứng có mím đít và kéo đáy chậu lên
Động tác trồng chuối là mạnh nhất để đưa cơ thể đứng trên đầu để dồn máu lên đầu (người cao huyết áp không tập động tác này) có 3 cách trồng chuối với tư thế cổ đứng, đầu gập ra trước và đầu ưỡn ra sau (hình 15a, b, c)
Động tác ngưng thở trong tư thế ưỡn chẩm gáy và gập cằm ức với động tác kéo đáy chậu lên và mím đít.
Ưỡn chẩm gáy là bật đầu ra sau, cố gắn làm cho xương chẩm gần đụng xương gáy.
Gập cằm ức là gập cái cằm xuống, gần đụng xương ức.
Hai động tác này, bật đầu ra sau, gập cằm ra phía trước có tác dụng thúc đẩy khí huyết trong thành tủy chảy thông hơn, lo cho các trung tâm thở và các trung tâm tuần hoàn được tưới máu nhiều hơn có lợi cho sức khoẻ
Trong động tác ngưng thở, ta hít vào tối đa (phổi đầy hơi) ta ngưng thở, đếm 10 – 20 – 30 giây tùy sức với tư thế ưỡn chẩm gáy, rồi ta thở ra triệt để (phổi xẹp) tiếp tục ngưng thở, đếm 5 – 10 – 15 giây tùy sức với tư thế gập cằm ức, lúc nào nghe thiếu oxy (nợ oxy) thì bắt đầu hít tối đa, thở ra triệt để, như thế 10 hơi để bù oxy, nghe trong mình thoải mái, có sức hơn.
Kĩ thuật tập
Tư thế. Đứng chữ nhân (người khoẻ) hoặc đứng hai chân dạng ra cho vũng (người vừa) hoặc ngồi trên ghế như thường hay ngồi hoa sen (người yếu) hai tay ngón chéo nhau.
Động tác: Giơ hai tay thẳng lên đầu về phía sau, bàn tay bật ra phía ngoài, hít vào tối đa (phổi đầy hơi) mím đít ngưng thở 10, 20, 30 giây tùy sức trong tư thế ưỡn chẩm gáy, thanh quản nở, để tay xuống phía dưới lật bàn tay vào phía trong, thở ra tối đa, ép bụng, mím đít, ngừng thở trong tư thế gập cằm ức, mở thanh quản 5, 10, 15 giây tùy sức, chừng nào nghe thiếu oxy (nợ oxy) thì thở trở lại bằng cách mở tay chéo, đưa tay ra sau, nắm lại, đưa tay thẳng lên phía trên, ưỡn chẩm gáy, hít vào tối đa: hạ hai tay xuống gập cằm ức, thở ra triệt để, thở như thế 10 hơi thở.
Giải thích: Một tổ chức tế bào đặt vào điều kiện khó sống, sản sinh ra kích sinh tố làm cho tổ chức ấy mạnh lên để chống lại cái chết đang đe dọa sự sống của tổ chức ấy, ta ngừng thở đặt cơ thể trong điều kiện thiếu oxy để tế bào ta quen với trường hợp thiếu oxy, tế bào sinh ra kích sinh tố có lợi tăng sức sống (hình 16, 16a, 16b)
Các cách thở tự động đặt biệt của cơ thể.
Ngoài cách thở theo ý muốn ta có thể luyện để tăng cường chức năng thở, còn có các cách thở tự động đặt biệt do cơ chế phản xạ thần kinh. nguyên nhân do oxy thở không đủ; do mệt, buồn ngủ, chán nản, hoặc thần kinh bị khủng hoảng, cảm xúc mạnh.
Các cách thở này rất phong phú như ngáp, vươn vai, rên, nấc, cục, hắt hơi, ho, khóc, cười.
TẬP LUYỆN CỘT SỐNG, CƠ XƯƠNG VÀ KHỚP
Cột sống là “cột cái” của cơ thể là “cây sống” (arore de vie) của sườn nhà, vì trong lòng của cột sống có tủy sống đem xung động thần kinh li tâm và hướng tâm cho cả cơ thể. Cột sống vừa dẻo dai và khoẻ chắc đúng là một kiệt tác của tạo hoá. Phải tập luyện cột sống cho mềm dẻo và rắn chắc, không bị còng lưng, vẹo lưng.
phải tập tư thế đứng thẳng theo đường cong sinh lí tự nhiên: Đường cong sinh lí của cột sống gặp đường thẳng đứng ở 5 điểm đặt biệt. Điểm thứ nhất là ở đốt xương đội đấu hay xương cổ 1 (C1). Điểm thứ 2 là đốt xương cổ 7 và đốt xương lưng 1 (C7- D1). Điểm thứ 3 là đốt xương lưng 12 và đốt xương thắt lưng 1 (D12 – L1). Điểm thứ 4 là đốt xương thắt lưng C5 và dốt xương cùng 1 (S5 – Cu1) . Điểm thứ 5 là đốt xương cùng 5 và đốt xương cụt (S5 – Cu), năm điểm ấy là 5 điểm yếu của cột sống, dễ gãy nhất là khi gặp tai nạn và dễ đau nhất khi ngồi yếu. Năm điểm ấy chia cột sống làm 5 đường cong, đường cong cổ, đường cong lưng, đường cong thắt lưng và đường cong cùng
tập luyện nhằm mục đích làm cho bắp thịt và dây chằng nối liền với đốt xương sống trở nên càng mạnh và các đĩa đệm giữa các đốt sống càng ngày càng dẻo dai làm cho các đường cong bớt cong và càng gần đường thẳng đứng, thì con người có tư thế hiên ngang, chủ động.
giữa các đốt sống có dây thần kinh chui qua, phải tập để cho các lỗ liên kết đốt sống, khí huyết lưu thông tốt, không bị ứ trệ, sinh ra bệnh đau lưng.
Người già thiếu luyện tập, cột sống dễ còng (lưng còng), Vẹo (lưng vẹo), vôi hoá, mọc gai mọc nhánh. Phải tập tất cả các cột sống cúi xuống, ễn lưng, nghiêng qua, nghiêng lại, quây tròn chiều trái, e. giữ được tuổi “già xanh” tránh được hiện tượng “lão suy”
Kĩ thuật tập đứng thẳng lưng: Lấy đầu thẳng đứng của tâm vách tường làm tiêu chuẩn, đầu thẳng đứng, ngó tay ra trước, hai vai đụng vào vách cho ngực nở, lưng, mông, gót chân sát tường, bụng không phệ mà chắc, thon, hai cách tay buông thõng, hai bài tay úp vào hai bên đùi. Trước khi tập các động tác trong tư thế đứng phải tập đứng thẳng.
Kĩ thuật ngồi hoa sen, xương sống thật thẳng: Ngồi xếp bằng khó nhất và có ảnh hưởng lớn đến cột sống, giúp cho sự tập luyện dẻo dai của toàn bộ cơ thể là cách ngồi hoa sen. Cột sống phải ngay mà còn giữ được các đường cong sinh lí, thứ nhất là đường cong thắt lưng
Kĩ thuật vận động các cơ xương và khớp: Càng cao tuổi, cơ thể ta có xu hướng càng thu nhỏ biên độ hoạt động của các khớp, bước đi ngắn lại, suy thoái các khớp càng đến gần. không có cách nào hay hơn tập luyện để làm chậm lại quá trình lão suy.
Các khớp phải hoạt động tối đa mỗi ngày, bước đi phải cố gắng bước dài ra. Chân yếu, Tập động tác ngựa trời, đập bàn chân.
Ngoài những điểm cơ bản nêu trên phương pháp dưỡng sinh còn sử dụng các động tác khác.
có thể loại và chia thành 6 nhóm
1. Nhóm động tác trong tư thế nằm gồm động tác thư dãn động tác 4 thời có 2 dương, 2 âm, có kê mông và giơ chân dao động, động tác trong tư thế nằm.
2. Nhóm động tác trong tư thế ngồi hoa sen.
3. Nhóm động tác trong tư thế ngồi không hoa sen.
4. Nhóm động tác trong tư thế ngồi thõng chân.
5. Nhóm động tác đứng.
6. động tác bổ sung: Động tác thức dậy đề phòng cảm lạnh; động tác thở tốt hơn trong khi ngủ; động tác ngưng thở và động tác tập bụng chắc để thực hiện lúc nghĩ giải trí.
Đây là một hệ thống đầy đủ để tập cho tất cả cơ xương và khớp của cơ thể. Nếu làm kiên trì, quyết tâm, liên tục sẽ thực hiện 4 mục đích của phương pháp dưỡng sinh và bồi dưỡng sức khoẻ, phòng bệnh, điều trị bệnh nhân mạn tính và sống lâu.
Áp dụng phương pháp dưỡng sinh có thể giúp điều trị các bệnh mạn tính khó chữa: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, loét dạ dày, thấp khớp.
Kết luận:
Từ năm 1977 đến năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở 72 lớp dưỡng sinh cho gần 6000 người.
Bệnh nhân điều mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, duy chứng tai biến mạch máo não, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, hen phế quản, viêm phế quản, hội chứng dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng2g, rối loại tiêu hoá, thấp khớp, viêm khớp, hư khớp (arthrose), thần kinh tạo, gai cột sống, đau lưng, cảm mạo liên miên, mất ngủ, tạp bệnh, w.
Sau lóp học, về nhà bệnh nhân quyết tâm, kiên trì, liên tục, tập luyện, nhiều người đã bình phục sức khỏe và tham gia công tác, lao động.
có thể kết luận rằng phương pháp dưỡng sinh có tác dụng lập lại quân bình âm dương, thúc đẩy khí huyết tăng sức lực, điều hoà cơ thể về tinh thần và thể sát cũng cố sức khỏe toàn diện.
|