Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Như thế nào là sa sinh dục?
Theo nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Lê Điềm:

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con, nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo. Do đó người ta gọi là sa sinh dục

Sa sinh dục ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt, nhất là khi có biến chứng.

ở Việt Nam, vào thập kỉ 70 trở về trước, tỉ lệ phụ nữ bị sa sinh dục nhiều hơn hiện nay,Theo thống kê của viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tỉ lệ này vào khoảng 8% ở phụ nữ 40 – 50 tuổi. Số người bị sa sinh dục vào bệnh viện để mổ chiến ½ tổng số mổ phụ khoa, trong số mổ sa sinh dục thì 65 – 85% là phụ nữ nông thôn.

Sa sinh dục gặp nhiều ở các nước chưa thực hiện kế hoạch hoá gia đình, phụ nữ đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày, ở Việt Nam nơi nào thực hiện tốt kế hoạch hoá gai đình, điều kiện theo sinh hoạt và lao động được cải thiện thì nơi đó góp phần đáng kể làm giảm tỉ lệ trên.nguyên nhân: sa sinh dục gặp nhiều nhất ở những phụ nữ đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày, hoặc việc đỡ đẻ không an toàn, không đúng kĩ thuật. Ngoài ra còn thất ở những phụ nữ lao động nặng hay lao động quá sớm khi đẻ hoặc thiếu ăn, su dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, tát cà các nguyên nhân trên điều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung (dây chằng tử cung cùng, dây chằng tròn,dây chằng rộng và các mô liên kết), các cơ vùng đáy chậu bị dãn mỏng, suy yếu, hoặc bị rách không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ. Do đó khi có một đông tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên, như ho liên tục, đại tiện phải rặng nặng khi táo bón, w. sẽ đẩy tử cung sa xuống dưới và ra ngoài âm đạo.

Sa sinh dục cũng có thể gặp, tuy rất hiếm, ở những em bé gái do cơ địa bẩm sinh, ở những phụ nữ chưa sinh đẻ do cơ thể ốm yếu, ăn uống thiếu thốn và lao động nặng và cả ở những người già đã mãn kinh do bị teo các cơ và các mô vùng đáy chậu.

Người ta chia sa sinh dục là 3 độ để tiện cho việc xử lí.

Sa sinh dục độ I (Hình 1): Khi cổ tử cung sa xuống thấp, nhưng còn nằm ở trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài âm hộ.

Sa sinh dục độ II:  (hình 2) Khi cổ tử cung đã thập thò ngoài âm hộ nhưng thân tử cung vẫn nằm bên trong trường hợp này cổ tử cung dễ bị sung huyết và thường bị cọ sát nên dễ bị loét.

Sa sinh dục độ III: (hình 3) Khi cổ tử cung và thân tử cung sa ra ngoài âm hộ. trường hợp này kèm theo sa bàng quang và trực tràng gây khó chịu cho mọi sinh hoạt của phụ nữ, Điều đáng chí ý là sa sinh dục thường có sa thành trước và thành sau âm đạo.

Sa thành trực tràng trước âm đạo (hình 4): Nếu sa ở phía trên thành trước âm đạo thì đáy bàng quang cũng bị đẩy xuống gọi là sa bàng quang. Nếu sa ở phía thấp thành trước âm đạo thì niệu đạo bị đẩy xuống gọi là sa niệu đạo.

Sa thành sau âm đạo (hình 5 ): Nếu sa ở 1/3 giữa thành sau âm đạo thì phiên trực tràng âm đạo sẽ kéo trực tràng cùng sa vào âm đạo gọi là trực tràng. Nếu sa ở phía trên thành sau âm đạo thì cùng đồ sau cũng bị võng xuống, dài ra, ruột non hoặc mạc nối có thể sa xuống gọi là sa ruột.

Sa cô tử cung (hình 6): phần lớn sa thành âm đạo phối hợp với sa cổ tử cung. Tuy vậy, không nhất thiết phải sa thân tử cung ở phần âm đạo quá dài, người ta cũng gọi là sa tử cung nhưng thân tử cung vẫn còn nằm ở trong hố chậu (gặp ở người chưa sinh đẻ).

Dấu hiệu lâm sàng: Tuy theo mức độ sa (mới hay đã lâu) có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng mà xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau đây.

Có ảm giác tức và nặng ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết cảm giác trên.

Đôi khi có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu. Hay bị đau vùng sau thắt lưng.

Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu khó đái, đái dắt, són đái kho cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu, nên bàng quang dễ bị viêm, gây ra đái buốt. trường hợp sa bàng quang nhiều thì lúc đầu đi tiểu rất khó khăn, phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới đi tiểu được

Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện có cảm giác vẫn còn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón.

Thăm khám sẽ thấy được các mức độ như đã nói ở trên.

Chẩn đoán thường dễ dàng, khám ngay sau khi người phụ nữ làm việc nặng hoặc rặn mạnh và nếu cần thiết, người thấy thuốc có thể kéo cổ tử cung xuống kết hợp với thăm thành âm đạo

Chú ý chẩn đoán phân biệt với polip cổ tử cung, nang ở tuyến Bartholin, nang ở ống tuyến Skene, nang ở âm đạo, lộn tử cung

Điều trị và phòng bệnh: người ta có thể dùng một vòng nâng bằng chất dẻo hơi cứng đặt vào trong âm đạo để đẩy tử cung lên, không cho sa xuống (hình 7)

Dụng cụ này dùng cho những người không muốn phẫu thuật. hoặc vì sức khoẻ và bệnh tật không cho phép phẫu thuật

Nhưng nếu các cơ ở tầng sinh môn và âm đạo quá yếu thì dù có dùng vòng nâng cũng không có tác dụng

Dùng vòng nâng ở trường hợp sa nhẹ còn có tác dụng không cho sa nặng thêm

ở Việt Nam chưa áp dụng loại vòng này để điều trị mà chỉ điều trị bằng phẫu thuật cho những trường hợp sa sinh dục độ II, III.

Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật sa sinh dục, hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào mức độ sa, nguyện vọng của phụ nữ muốn có con hay không và còn phụ thuộc vào tuổi của tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người phụ nữ.

Dù áp dụng phương pháp nào thì cũng nhằm mục đích là làm chắc lại các hệ thống dây chằng, các cơ nhất là cơ nâng hậu môn. Có 3 phương pháp thường dùng ở Việt Nam là:

phương pháp Manchesrer hay Manchestes và Forthergill:

cắt ngắn  cổ tử cung làm lại thành trước và thành sau âm đạo, khâu treo lại bàng quang, khâu ngắn dây chằng ở cổ tử cung (dây chằng Mackenroth). phương pháp này thường chỉ định cho người còn trẻ va sa sinh dục độ II. phương pháp này vẫn có thai, nhưng dễ bị sẩy

phương pháp Crossen: Cắt toàn bộ tử cung theo đường âm đạo, khâu treo lại bàng quang, sau đó khâu các mỏm dây chằng ở hai bên lại với nhau làm thành một cái phên vững chắc cùng với mỏm khâu âm đạo để không cho ruột sa xuống. phương pháp này dùng cho người trên 40 tuổi và sa sinh dục độ II

phương pháp Lefort: khâu bịt kín âm đạo, chỉ áp dụng cho người già từ 60 tuổi trở lên không cần có quan hệ tình dục nữa, nhưng với điều kiện là cổ tử cung, âm đạo phải sạch và không có thương tổn nghi ngờ.

ở một số nước với những người già không muốn phẫu thuật, dùng vòng chất dẻo dễ bị tuột, nên người ta dùng một miếng bọt xốp bằng chất dẻo nhét chặt vào trong âm đạo, mỗi tuần lấy ra một lần để rữa cho sạch.

Các biến chứng gần và xa sau khi phẫu thuật.

Đái khó: thường hay gặp ở những ngày đầu sau mổ vì vậy cần thông đái tới khi nào bệnh nhân tự đái được mới thôi.

Chảy máu: Có thể xảy ra sau mổ 10 ngày vì lúc đó chỉ catgut đã bị tiêu và một mạch máu nào đó bị chảy lại

Tắc mạch: Ít gặp, nhưng đề phòng bằng cách cử động sớm.

Bị sa lại: Thường do các cơ và dây chằng vẫn bị yếu, có thể do kĩ thuật và cũng có thể do sau mổ vẫn phải lao động nặng hoặc các yếu tố làm cho áp lực trong bụng tăng lên nhiều, ho liên tục.

Đau khi giao hợp: do giao hợp quá sớm, các tổ chức và các lớp tế bào lát ở âm đạo, chưa trở lại bình thường. Do lỗ âm đạo và âm đạo bị hẹp, thành âm đạo bị dính do nhiễm khuẩn.

Phòng bệnh: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng các không đẻ sớm trước 22 tuổi, không đẻ dày (đẻ nên cách xa 3 -5 năm). Không đẻ nhiều, mỗi phụ nữ chỉ nên đẻ 1 – 2 con.

Khi sinh đẻ, phải được đỡ đẻ ở những nơi an toàn và đỡ đẻ đúng kĩ thuật

Không nên kéo dài cuộc chuyển dạ.

Không nên để sản phụ rặn đẻ lâu quá

Tránh các sang chấn như rách âm đạo, tầng sinh môn khi làm các thủ thuật.

Khi tầng sinh môn hoặc âm đạo bị rách dù không chảy máu hay chỉ bị rách nhỏ cũng phải khâu lại cần thận

Chống táo bón và nhất là lao động nặng sớm sau đẻ.

Tập những bài thể dục dành riêng cho những sản phụ sau khi đẻ làm chắc thành bụng và các cơ đáy chậu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình