Liền sẹo một vết thương trên cơ thể là một quá trình sinh học phức tạp, năng động, diễn biến trong nhiều tháng và chậm chí nhiều năm. Liền sẹo được coi là lí tưởng khi vết sẹo mảnh, mềm mại, kín đáo, không ảnh hưởng xấu tới chức năng cũng như thẩm mĩ. Để vết sẹo lành như vậy cần có sự kết hợp của hàng loạt những điều kiện khác nhau như không có lệch lạc trong đặt tính di truyền, không có hiện tượng viêm nhiểm tại chổ, hướng sẹp thuận (không trái ngược các đường cong của da), dinh dưỡng bệnh nhân tốt, thiếu những điều kiện trên, quá trình liền sẹo dễ đi lệch hướng sinh lí và có thể kết thúc bằng sẹo bệnh lí – phì đại (ciatrice hypertrophique) hoặc lồi (chéloide – từ do Alibert sử dụng lần đầu tiên vào năm 1816).
Sẹo phì đại thông thường thứ phát, trong đó khối tổ chức xơ phát triển quá mức vẫn nằm trong giới hạn của thương tổn ban đầu và sau khi cắt bỏ, sẹo không tái phát. Sẹo lồi phát triển như một khối u xơ của da, có những nhánh hình càng cua tách biệt rõ rệt với tổ chức lành kế cận, rất dễ tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ. Khác với sẹo phì đại, sẹo lồi không những có thể thứ phát, mà thường còn xuất hiện nhưng những khối u nguyên phát. Trong sẹo lồi, tổ chức xơ mọc nhanh chóng và dễ vượt ra ngoài giới hạn của thương tổn ban đầu.
Hawkins (1835) quan niệm sẹo lồi là một khối u của da mà Rayer, cùng thời gian trên, khẳng định có liên quan với yếu tố di truyền
Về phương diện lí thuyết cũng như thực hành, đa số các nhà y học muốn phân biệt rõ ràng hai sẹo phì và sẹo lồi. họ cũng hầu như nhất trí về hai cách định nghĩa như trên hai dạng sẹo đó. Tuy vậy, trong thực tế, tình hình lại không đơn giản, bởi lẽ một mặt sự phát triển “quá ngưỡng” của một vết sẹo lồi, mặt khác cũng không có đủ cơ sở về tổ chức học để phân định rách ròi giữa hai dạng sẹo bệnh lí.
Giải phẫu bệnh: khối sẹo lồi nằm trong lớp trung bì của da, theo cách mô tả kinh điển, sẹo lồi kết hợp bởi các sợi colagen dày đặc kẹp bên trong những nguyên bào sợi thưa thớt (những tế bào này mất hẳn trong những vết sẹo lâu năm)
Pautrien và Woringer (1931) đã khẳng định dù là nguyên phát hay xuất hiện sau chấn thương, sẹo lồi luôn hợp thành bởi tổ chức liên kết non với những mảng có colagen nề căng, nằm trong lớp trung bì và xô đẩy các thành phần khác của da ra chung quanh, sẹo lồi tách biệt rõ rệt khỏi tổ chức lành kế cận vì thiếu mạng lưới đàn hồi. khối colagen trong sẹo giàu tế bào, đặc biệt các nguyên bào sợi và dưỡng bào (mastocyte), lại chứa đựng những mạch máu nhỏ nằm bên trong và mạch máu lớn hơn, một số bị dãn rộng, nằm ở phía ngoài, trong sẹo phì đại, tổ chức liên kết dày đặc, xơ hoá, nghèo tế bào và mao mạch,tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại sẹo nhiều khi cũng không rõ ràng như vậy, đặc biệt với những vết sẹo như vậy đang trong quá trình chuyển biến. Dù sao, mức biến đổi ít nhiều quan trọng trong khối tổ chức liên kết của sẹo lồi đã khiến cho loại sẹo này được xếp vào nhóm bệnh chất tạo keo (collagénose).
Nguyên nhân của sẹo phì đại cũng như sẹo lồi tới nay vẫn chưa được biết rõ mặc dù trong mấy thập kỉ qua, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đề xuất để giải thích sự hình thành sẹo bệnh lí. sau đây là những giả thuyết thường được nhắc tới.
Di truyền: Cả những giả thuyết liên quan tới các gen trội cũng như gen lặn đã được đề xuất để giải thích nguyên nhân bệnh sinh sẹo lồi (Bloom – 1956, Omo Dare – 1975).
Tác động của hocmon động dục: Ơstrogen được coi là có vai trò nhất định trong nguyên nhân bệnh sinh sẹo lồi bởi lẽ dạng sẹo này thường gặp ở tuổi dậy thì và hiếm thấy sau thời kì mãn kinh, phụ nữ khi có thai cũng dễ thấy sẹo lồi xuất hiện hoặc phát triển (converse 1974, moustafa - 1975) . Tương tự như vậy, hocmon androgen cũng được gán cho khả năng gây sẹo bệnh lí (Ford - 1983)
Vai trò của dưỡng bào (mastocyte): Trong thực nghiệm, việc sử dụng histamin dẫn tới tăng sản nguyên bào sới, dặt biệt với các dòng nguyên bào sợi của sẹo lồi (Topol - 1981). Soi kính hiển vi điện tử thấy các sẹo bệnh lí chứa đựng một số lớn dưỡng bào dưới dạng không hạt như trong tình trạng tiết nhiều histamin. Từ quan sát đó, người ta đã nêu giả thuyết là các chất xuất tiết của dưỡng bào trong đó có histamin trực tiếp liên quan với quá trình hình thành tổ chức sẹo lồi.
Thiếu máu cục bộ: Kischer (1982) cho rằng quá trình phát triển các nguyên bào sợi cơ quanh các mạch máu và tế bào nội mô làm tắc các vi mạch trong khu vực bị thương dẫn tới tình trạng thiếu oxy và do đó tác động xấu tới quá trình liền sẹo. Hunt (1972) cũng thừa nhận là các nguyên bào sợi đặc biệt nhạy cảm với thiếu oxy
Kích thích cơ học, Ehrlich (1983) giải thích quá trình liền sẹo bệnh lí và do vết thương thiếu da che phủ, các kích thích cơ học tác động trực tiếp vào các nguyên bào sợi gây nên một số hiện tượng góp phần củng cố cho giả thuyết này: tình trạng teo nhỏ của sẹo lồi sau một phẫu thuật ghép tự thân, khi dặt một túi dãn ra da dưới sẹo hoặc trong thủ thuật sắt sẹo, phẫu thuật viên để lại nền sẹo xơ như một nẹp cố định vết thương,
Cơ chế miễn dịch: Một số công trình nghiên cứu (De Limpens – 1982, Bloch - 1984) đã dẫn tới nhận định là trong trường hợp khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì dễ có sẹo bệnh lí. có tác giả (cohen 1979) đã khẳng định những khác biệt về lượng globulin miễn dịch và các bổ thể cả trong huyết thanh lẫn trong các khối sẹo giữa người bình thường và người có sẹo lồi.
từ lâu ta đã biết rằng tình trạng phì đại của sẹo lồi không do sự tăng dãn tế bào sợi, mà chủ yếu do tăng khối lượng colagen của những nguyên bào sợi trêm cơ thể có sẹo bệnh lí. Mc Coy và Cohen (1981) còn chứng minh khả năng gia tăng mức sản sinh colagen bởi những nguyên bào sợi trong khối sẹo lồi không mấy liên quan với những yếu tố trong huyết thanh các đối tượng được nghiên cứu
như vậy, có nhiều giả thuyết đã được nêu để giải thích sự hình thành các vết sẹo phì đại và sẹo lồi, song vẫn chưa có giả thuyết nào được thừa nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có một số yếu tố được coi là thuận lợi cho sự hình thành sẹo bệnh lí. Những yếu tố này được phân làm 2 loại: toàn được nghiên cứu.
những yếu tố toàn thân
Tuổi và giới: trẻ em dễ mắc sẹo lồi hơn người lớn, phụ nữ dễ mắc hơn nam giới.
Chủng tộc: Thường có quan niệm người da đen dễ làm sẹo lồi hơn người da trắng, một số61 bộ tộc châu phi, có tập quán tự tạo nên những vết sẹo lồi trên mặt vì mục đích thẩm mĩ. Nhưng với những điều tra của mình, morel Fatio va Pales (1956) đã xác định là nhìn chung, tỉ số người da đen có sẹo lồi không hề cao hơn người da trắng và thậm chí, ở một vài điạ phương người ta vẫn không thấy sẹo lồi trên người da đen
Dinh dưỡng: yếu tố dinh dưỡng (kết hợp với bướu cổ, suy dinh dưỡng) có thể có ý nghĩa lớn hơn yếu tố chủng tộc.
Thể điạ: Đáng lưu ý dưới nhiều gốc độ khác nhau: nhiễm khuẩn giang mai và đặt biệt lao là những môi trường thuận lợ để phát sinh sẹo bệnh lí
Chuyển hoá: Canxi có thể có tác dụng nhất định: paytrien (1931) đã ghi nhận 9 trong s61o 12 bệnh nhân mắc sẹo lồi có độ canxi huyết cao và 1 trường hợp sẹo lồi xẹp nhanh chóng sau phẫu thuật cắt bỏ một bên tuyết giáp
Nội tiết: sẹo lồi thường đi song song với bướu cổ ở những đại phương có dịch bướu cổ. Tăng folliculine trong máu cũng quá căng, đường rạch da định hướng không tốt, trái với đường căng da tự nhiên.
Vị trí sẹo: có 2 khu vực rất dễ làm sẹo lồi – vùng ức và vùng chũm, Yếu tố vị trí khá rõ trong trường hợp một vết sẹo chạy ngang lồng ngực ở dưới vú mà phiá nách thì bình thường trong khi phía ức sẹo lồi lên hẳn.
Tác động phối hợp của yếu tố toàn thân và tại chổ nhiều khi khiến phẫu thuật viên khó lường trước sẹo sau mỗ sẽ ra sao. Điều khó khăn thêm nữa là trên cùng một bệnh nhân, chất lượng sẹo mỗi nơi một khác và còn thay đổi theo thời gian. Dĩ nhiên việc tìm hiểu kĩ tiền sử của bệnh nhân trước mổ, đặc biệt mổ thẫm mĩ là rất cần thiết.
Bệnh sinh: nhiều người đã thừa nhận là có một yếu tố liên quan tới cấu tạo thể chất từng người có thể khiến cho sẹo lồi hình thành từ một thương tổn rất nhỏ (sẹo lồi nguyên phát) mặt khác, người ta cũng thấy sẹo bênh lí thường hay xuất hiện sai những kích thích tại chổ - nhiễm khuẩn, dị vật, khâu căng (sẹo lồi thứ phát) Tố chất này nên sẹo phì đại và sẹo lồi có thể là một tác nhân sinh hoá như đã nêu, tới nay vẫn chưa được xác định. Do vậy, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu hơn cả là làm sao tránh được những yếu tố tạo thuận lợi cho sự phát sinh sẹo bệnh lí, trong đó những yếu tố trực tràng liên quan với kĩ thuật mổ xẻ.
Lâm sàng và tiến triển: sẹo lồi điển hình là một khói u da hình dài hoặc bầu dục, nổi cộm, rắn chắc, do một lớp biểu mô mỏng che phủ, nhẵn bóng, bề mặt sẹo có thể có một mạng mao mạch khá dày, bờ sẹo tách biệt rõ rệt với chung quanh nắn sâu thấy sẹo có những nhánh xơ chạy tìm lam toả. Có thể phân biệt 2 loại sẹo lồi – loại non, đang phát triển, màu hồng hay đỏ, và loại đã lâu ngày ổn định màu trắng nhạt.
Tiến triển của sẹo lồi thường khó tiên lượng. một số ít giảm nhẹ dần qua thời gian, xẹp đi, và chậm chí hết cả đau rát khoảng ngoài 1 năm sau khi ngừng phát triển. sự thuyên giảm này tự nhiên, không liên quan tới biện pháp điều trị được áp dụng, với tiến triển thuận lợi như vậy, có thể nghĩ tới khả năng sẹo thực chất chỉ là phì đại chớ không lồi, thực ra sẹo lồi có thể phát triển tới một mức nào đó rồi ngừng lại, không sẽ không thoái lui. Có những trường hợp sẹo có khối lượng lớn. Biến chứng tại chỗ của sẹo lồi hiếm khi xảy ra. Va chạm dẫn tới lở loét cũng ít gặp.
Chẩn đoán: chẩn đoán sẹo lồi thường dễ dàng vì tính chất. tiến triển của sẹo khá đặc biệt, khó lầm lẫn với trạng thái bệnh lí khác, tuy nhiên, cũng cần xem xét để loại những khối u lành ở vành tai hoặc vùng chũm hoặc thành ngực . chẩn đoán phân biệt thường được đặt ra giữa sẹo phì đại và sẹo lồi. về điểm này, đã có không ít nhần lẫn.
Một số nhà nghiên cứu đa nhận định sẹo phì đại và sẹo lồi về chất có chung quá trình hình thành, song về lượng thì khác nhau. Đáng tiếc là mọi cố gắng áp dụng kĩ thuật xét nghiệm để phân biệt hai dạng sẹo trên vẫn chưa mang lại được kết quả mong muốn.
Năm 1970, peacock đã đưa ra những định nghĩa về sẹo phì đại và sẹo lồi tới nay đã được chấp nhận. Theo tác giả trên, sẹo phì đại chứa đựng chất colagen phát triển vượt qua ngoài giới hạn của thương tổn ban đầu, để lại, sẹo tiến triển sau một thời gian, sau đó giảm dần khối lượng. Trái lại, sẹo lồi chứa đựng colagen phát triển vượt qua ngoài giới hạn của thương tổn ban đầu, sẹo lồi thường tiến triển kéo dài và không có chiều hướng thu nhỏ, cũng theo peacok, cà hai loại sẹo đều là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và thoái hoá chất colagen.
Dự phòng: Dự phòng sẹo bệnh lí, đặc biệt với sẹo lồi và việc khó thực hiện, bởi lẽ có thận trọng tới đâu, bất kể phẫu thuật viên nào cũng không thể lường trước được chất lượng của vết sẹo hình thành sau cuộc mổ mình tiến hành. Tuy nhiên, để giảm bớt nguy cơ gây sẹo bệnh lí, phải nghiên cứu kĩ người bệnh trước phẫu thuật, mở đường rạch hợp lí, tránh gây chấn thương tổ chức, khâu cân đối và không căng vết mổ, sử dụng thuốc giảm sẹo hoặc chiếu xạ khu mổ khi xét có chỉ định.
Điều trị: Trước khi tiến hành điều trị một vết sẹo, cần cân nhắc kĩ về chỉ định Borger (1977) gợi ý nên coi một vết sẹo là khả quan khi không còn khả năng cải thiện hơn được nữa, cho dù sẹo đó chưa đáp ứng nhu cầu thẫm mĩ
Cách phân tích một vết sẹo trước khi quyết định xử lí đòi hỏi ở người thầy thuốc phải xem xét về mọi khía cạnh khác nhau như vị trí, màu sắc, hướng, hình dạng và kích thước sẹo, mức khuyết tổ chức sau khi cắt bỏ sẹo, ảnh hưởng của sẹo đối với chức năng, thẫm mĩ, giới và tuổi bệnh nhân, thời gian mang sẹo, chất lượng sẹo hình thành sau những chấn thương hoặc phẫu thuật trong quá khứ nếu có, phương pháp điều trị đã tiến hành và kết quả thu được , w. Sau khi phân tích, phải xác định rõ mục tiêu điều trị nhằm giải quyết được những yêu cầu gì và phương pháp điều trị cụ thể để đạt được những yêu cầu đó ra sau.
Các biện pháp điều trị sẹo bệnh lí có thể phân làm 4 loại: sử dụng thuốc men, biện pháp cơ học, điều trị vật lí và phẫu thuật.
Sử dụng thuốc
Corticosteroide phương pháp điều trị sẹo bệnh lí bằng các stéroideđã được Baker và Whitaker đề xuất năm 1950. Hai tác giả đã sử dụng hydrocortisone, décadron và cả ACTH, song kết quả không được như mong muốn
Năm 1965 Maguire lần đầu tiên thông báo đã thành công trong việc gây xẹp vết sẹo lồi rộng bằng cách tiêm vào thương tổn triamcinolone công bố, xác định tác dụng đẩy lui quá trình mọc sẹo bệnh lí bằng triamcinolone . Ketchum (1966) đề nghị dùng liều triamcinolone, theo tuổi bệnh nhân và kích thước thương tổn như sau:
Liều triamcinolone
Người lớn: Tối đa 120mg.
Trẻ em: Tối đa 1 -5 tuổi: 40mg; 6 – 10 tuổi: 80mg
Cách sử dụng thuốc: Tháng một lần tiêm. Đợt điều trị 4 – 6 tháng; 20 – 40mg đối với thương tổn đường kính cỡ 1 – 2cm, 40 – 80mg, đối với thương tổn cỡ 2- 6cm; 80 -120mg đối với thương tổn cỡ 6 – 10cm hay lớn hơn nữa.
Vai trò của stéroide có lẽ là phòng ngừa được hiện tượng tích lũy colagen trong sẹo thay vì làm tiêu sẹo bệnh lí đã hình thành, do đó stéroide thường được sử dụng phối hợp với phẫu thuật như một biện pháp dự phòng. Cơ chế tác dụng của stéroide tới nay cũng chưa được làm sáng tỏ. Cohen (1977) đã khẳng định là stéroide không làm giảm mức tổng hợp colagen và giải thích hiệu quả của thuốc liên quan với khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các bạch cầu đơn nhân vào vết thương, làm chậm quá trình tổng hợp colagen, hoặc làm giảm sự ức chế colagenaza bởi chất anpha – 2 macroglobulin trong thực nghiệm, những nghiên cứu về các nguyên bào sợi của sẹo lồi đã giúp xác nhận khả năng ức chế nhất định đối với quá trình tổng hợp colagen bởi các glucocoticoit
Kháng histamin; Cohen và cộng sự (1972) đã phát hiện sẹo phì đại và sẹo lồi chứa đựng một lượng chất histamin cao bất thường song song với tăng khả năng tổng hợp colagen và gợi ý histamin tăng có thể là nguyên nhân gây ra sẹo bệnh lí . Các tác giả còn ghi nhận là các chất kháng histsmin là giảm hoặc loại bỏ hẳn triệu chứng ngứa rát do histamin gây ra cho các vết sẹo, trong thực nghiệm, các nguyên bào sợi mọc nhanh hơn khi có histamin và mọc chậm đi khi dùng chất kháng histamin diphenhydramin. Tuy vậy, đối với nhiều người vai trò của histamin trong nguyên nhân gây nên sẹo bệnh lí vẫn mang nhiều tính chất suy đoán hơn là thực tế.
Penicillamine: Cản trở quá trình hình thành các nhóm ahđehyt cần thiết cho sự liên kết các phần tử colagen, do đó cũng là một loại thuốc có thể dùng điều trị sẹo phì đại và sẹo lồi
Methotrexate: Onwukwe (1980) báo cáo đã sử dụng methotrexate để phòng ngừa tái phát bệnh sau phẫu thuật ngừa tái phát bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi
Colchicine: dựa trên khả năng kích thích hoạt tính của colagenaza của colchicine, chvapil (1980) đã xem xét triển vọng dùng sử dụng khá rộng rãi Colchicine trong điều trị sẹo bệnh lí.
Bêta – aminopropionitrile (BAPN): Paecock (1981) đã sử dụng khá rông rải chất BAPN dựa trên cơ sở thuốc có khả năng ức chế enzym ngoài tế bào cần thiết cho quá trình liên kết trong và giữa phân tử của các phản ứng colagen – những phản ứng làm suy giảm hoạt năng của colagenaza trên phân tử colagen .BAPN sau đó được phát hiện là độc hại đối với cơ thể vá chính Paecock trong lâm sàng cũng chỉ dùng loại thuốc đó với những trường hợp được chọn lựa kĩ càng.
Madécassol; Chiết xuất cách đây 2 thập kĩ từ cây centella asiatica, masécassol đã được xác định là có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp colagen bởi các nguyên bào sợi trong lớp bào bì do người nuôi cấy trong thực nghiệm (Maquart và Bellon 1990)
Mấy năm gần đây, thuốc đã được một số tác giả (Borel và Maquart – 1991, Gatibelza, kouakou, Ndiaye - 1992) sử dụng nhằm ngăn ngừa cũng như điều trị sẹo lồi với những kết quả khả quan . Sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi, để phòng ngừa sẹo tái phát, Gatibelza, đề nghị kết hợp cả 3 biện pháp phòng trị là chiếu xạ, đè ép sẹo, và xoa bóp vùng mổ với mở madécassol còn được sử dụng dưới dạng thuốc viên để uống và tẩm sẵn vào gạc (tulle grass) để đắp lên các vết bỏng, vết loét da chạm liền nhằm dự phòng sẹo bệnh lí
Biện pháp cơ học: Larson và cộng tác viên (1974) đã đề xuất phương pháp điều trị sẹo quá phát đang hình thành đơn giản bằng cách đè ép liên tục một thời gian, phương pháp này sau được áp dụng khá rộng rãi trên các bệnh nhân bị sẹo bỏng với kết quả nhất định. Tuy nhiên, cơ sở khoa học cho việc điều trị sẹo bệnh lí bằng đè ép đơn thuần cũng còn khá mơ hồ.
Sloan (1974) cho rằng hiệu quả của đè ép trên sẹo là do hiện tượng thiếu oxy trong khối tổ chức bị ép. Cách giải thích trên đã được nhiều người chấp nhận. Mặc dù từ năm 1968 một vài tác giả như Fujimort, Hiramoto, và Ofuji đã khẳng định là chỉ cần một sức ép rất nhẹ với một dải băng dính trên sẹo cũng đã đủ có tác dụng điều trị rồi. Còn theo kinh nghiệm của Cohen và Mc Coy (1980), đè ép có hiệu quả đối với sẹo phì đại hơn là với sẹo lồi
Điều trị vật lí: phương pháp áp lạnh của bộ. áp lạnh tại chỗ bằng khí cacbonic thường mất nhiều thời gian mà kết quả lại thấp
Áp lạnh không có hiệu quả đáng kể đối với sẹo lồi. gay lỡ loét do áp lạnh là biến chứng cần tránh được trong quá trình điều trị bệnh nhân
Chiếu xạ: Chiếu xạ tia X (những tai mềm hấp thu toàn bộ trong khối tổ chức sẹo) có hiệu quả nhất định trong dự phòng nhưng ít tác dụng đối với sẹo ổn định. Có thể giải thích tác dụng của phóng xạ bằng hiện tượng tắc các mạch máu dẫn tới xẹp khối sẹo do thiếu dinh dưỡng. sau một thời gian tấy đỏ tại chỗ (khoảng 5 10 ngày) sẹo trở nên mềm mại hơn, xẹp bớt và nhạt màu dần. Tác dụng của phóng xạ có thể kéo dài hàng năm sau khi sử dụng
Phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ khối sẹo rồi đóng kín vết thương. Trường hợp khuyết da rộng, phải áp dụng kĩ thuật tạo hình với xác vạt da có cuống và trong hoàn cảnh bắt buộc, ghép da tự do (vạt da ghép kinh điển hoặc có ứng dụng nối các mạch máu nuôi dưỡng bằng kĩ thuật vi phẫu)
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi cần được tiến hành trên những thương tổn ổ định, trong những điều kiện đảm bảo như tuyệt đối vô trùng, cầm máu kĩ, khâu không căng, phương tiện khâu tốt (kim chỉ không chấn thương, cỡ số thích hợp), có sử dụng thuốc (corticosteroide) hay chiếu xạ dự phòng sẹo bệnh lí sau mổ.
Việc kết hợp phẫu thuật với chiếu xạ sớm sau mổ, (ngày đầu hoặc thứ hai sau phẫu thuật) hiện nay được áp dụng khá rộng rãi. Bản thân chúng tôi trong hơn 3 thập kĩ qua cũng đạt được những kết quả đáng kích lệ bằng phương pháp điều trị kết hợp này. Với những liều lượng thích hợp, tia X nông có tác dụng phòng ngừa sẹo lồi tái phát và cũng không ảnh hưởng xấu tới quá trình hàn gắn vết thương, khó khăn thực tế là ở chổ không dễ xác định được liều xạ cho từng trường hợp cụ thể, chiếu không đủ, sẹo lồi vẫn tái phát. Quá liều, vết mổ sẽ lâu lành, sẹo liền thứ kì, khu vực thương tổn loang lổ vì hắc tố phân bố không đều. Một vài vết loét – hoại tử mạn tính có tiềm năng thoái hoá thành ung thư biểu mô, thường là dạng biểu mô gai |