Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Như thế nào là lão hóa hệ thần kinh?
 

Theo nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh:

Theo quy luật sinh học, chu kì của con người được thể hiện bằng sự tiếp nối nhau trong thời gian của các thời kì tiến triển và thoái triển. Nếu các giai đoạn phát triển và trưởng thành phản ánh quá trình tiến triển của cơ thể thì giai đoạn lạo hoá chính là đặc điểm cơ bản của quá trình thoái triển khi cơ thể về già. Tuổi già sẽ dẫn đến những biến đổi hình thái và chức năng trong các bộ phận, từ các tế bào đến các tổ chức, cơ quan và hệ thống với những tính chất khác biệt theo vị trí, thời kì và tốc độ. Sự khác nhau về khu vực, thời gian và động học của những biến đổi khi già không chỉ có tính chất cá thể mà còn tuỳ thuộc cả vào dòng và loà nữa. Nói cách khác, quá trình lão hoá diễn ra theo một chương trình phát triển đặc hiệu nhất định cho từng cơ thể riêng biệt, phạm vi bài này sẽ nói tới sự lão hoá của hệ thần kinh về mặt sinh học cũng như bệnh học.

Biến đổi về hình thái

Hình thể ngoài: trong khoảng đời 20 90 tuổi, trọng lượng của não giảm 10 – 20% khối lượng của tổ chức. ở người trọng lượng của não lớn nhất vào lúc 30 tuổi và giảm đi dần dần khi tuổi càng cao, nhất là sau 65 tuổi. Từ 50 đến 90 tuổi, hàng năm trọng lượng não giảm khoảng 3,7g các nghiêm cứu của Wildi E và cộng sự (1964) cho ta những con số tham khảo sau:

Tuổi đời

Trọng lượng trung bình của não

Nam giới

Nữ giới

30

1400g

1260g

50

1350g

1250g

90

1180g

1060g

 

Như vậy tuổi già làm cho khối lượng não giảm dần, các hồi não nhỏ đi và các rãnh não rộng ra, nhìn ngoài có thể thấy não teo khá đồng đều, đôi khi có các mang giả chứa đầy dịch não –tủy. Thường có hiện tượng xơ hoá nhẹ màng não trên mặt lồi của bán cầu não . lớp màng cứng của màng não ở não cũng như ở tủy ngày càng dính vào xương và mỏng dần còn lớp màng nhện và màng nuôi ở trên dày và ngày càng mất độ trong. Cơ cấu mạng lưới của các thành mạch máu có thể nhìn thấy rõ hơn, tại các nhung mao màng nhện có hiện tượng xơ hoá, lắng đọng các muối canxi và còn thấy có các thể dạng tinh bột

Não teo dần rõ rệt nhất tại các vùng phía trước như vùng trán, đỉnh và thái dương còn tại các vùng phía sau ở mức độ nhẹ hơn. Vo não thường có màu vàng nhạt do đọng sắc tố, tại khu vực vỏ não bị teo, chất trắng cũng thu nhỏ lại và trở nên cứng hơn; còn các khoang não thất bị giãn rộng do não ứ nước theo cơ chế khoang trống (exvacuo) Các não thất bên thường giãn khá rõ, nhất là bến trái. Cũng theo wildi E.., qua nghiên cứu 542 trường hợp thấy dung tích trung bình của não thất bên là 17,4ml và mỗi năm dung dịch đó sẽ tăng 0,16ml. Các não thất III và IV cũng đều bị giãn rộng.

Thân não và tiểu não cũng có thể bị teo ở mức độ vừa. Riêng thể trai đôi khi có thể bị mỏng đi tới 1/3 độ dày bình thường. Các hạch vùng đáy cũng bị teo nhưng thường không được rõ như ở não (Foley J. M.., 1973)

Người ta cũng có thể ước được mức độ giảm của thể tích não căn cứ vào hệ số cổ điển  reichardt là hiệu số giữa dung tích hộp sọ và trọng lượng não tương ứng dung dịch đó, Lúc người ta 20 tuổi, hệ số này 7 -10% nhưng tới 90 tuổi sẽ là 11 – 17% ; mỗi năm con số đó tăng 0,24. Đ8ạt biệt trong bệnh Alzheimer, hệ số Reichardt có thể tới 24%

Cấu trúc: khối lượng não bị giảm phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày ngày ít đi cũng như mỗi tế bào có thể bị teo đi. Trong tủy sống, số lượng tế bào thần kinh giảm 15 – 20% còn các sợi ở các rễ trước và rễ sau giảm 32% (zapadniuk V. I. 1981) ở các dây thần kinh ngoại biên của người khi già đi, sự thoái nhiễm mỡ cũng như sự trương nở các sợi trục và những biến đổi thoái hoá tăng lên. Màng myelin các dây thần kinh cũng mỏng đi. Trong các hạch của hệ thần kinh thực vật số lượng các tế bào cũng giảm dần. có thể sẽ xuất hiện những sợi dây thần kinh myelin lớn hơn của đám rối mạc treo trên với các màng và sợi trục myelin tương ứng rộng hơn đồng thời có sự thay đổi tỉ lệ giữa các loại sợi thần kinh riêng biệt (kniga L. P, 1967)

Trong quá trình lão hoá thường có một sự giảm sút về số lượng các tế bào thần kinh ở mão nhưng hiện tượng đó không phải diễn ra một cách đồng đều ở tất cả các cấu trúc bên dưới của hệ thần kinh. Nhiều tác giả đã chú ý dặc biệt tới vỏ não và thân não.

ở vỏ não thường thấy giảm số lượng tế bào thần kinh rõ rệt nhất ở các hồi thái dương trên, trán trên, trước trung tâm và diện vân (Colon E. J ..,1972), người ta không thấy có sự tương quan giữa tuổi già và số lượng tế bào thần kinh đệm nhưng trái lại khi tuổi càng cao thì số  tế bào thần kinh sẽ giảm đi rõ rệt và có thể giảm tới 50% ở khu vực (Terry R. D.., 1978) hiện tượng giảm tế bào này có thể quan sát ở tát cả các lớp tế bào thần kinh nhưng nổi bật nhất là ở khu vực các tế bào Golgi II nằm tại các lớp 2 và 4 của vỏ não nghĩa là thuộc vùng ngoài và vùng trong của tế bào hạt, ở các tế bào tháp tại lớp 3 của vỏ não, các đuôi gai ngang cũng bị mất dần. Còn ở thân não, số lượng tế bào dường như không giảm đi với tuổi già, trái lại ở vùng nhân xanh (locus coeruleus) số lượng tế bào bị giảm sút rõ rệt tới 30% nhất là sau lúc 65 tuổi (Terry R. D.., Gershon s .., 1976

những phương pháp nghiên cứu chinh xác hiện đại chưa cho phép phân biệt những biến đổi hình thái thực sự theo lứa tuổi với những biến đổi xuất hiện trong các quá trình bệnh lí và các bệnh ở người già. Tuy nhiên, đối với các tế bào như tế bào thần kinh, tế bào  tim , tế bào tim, tế bào gan, w. khi về già thể tích nhân tăng là dặt trưng; khi đó nhân thường có hình dáng không điều với mép có đường viền răng cưa. Bề mặt màng nhân tăng lên, trong nhân có những chất lẫn vào dưới dạng có những bó sợi con, những hạt giống virut, w. Giữa các màng trong  và màng ngoài của nhân xuất hiện những hốc nhỏ, những tiểu thể mà nguồn gốc vai trò của chúng chưa rõ (stupina Q. S.., 1978) thế tích ti lạp thể trung bình không thay đổi theo sự già đi của cơ thể nhưng tỉ trọng của chúng bị giảm (Herbener, 1976) và một phần ti lạp thể trương lên, trong ti lạp thể xuất hiện các hốc nhỏ và các màng bị chia mảnh còn màng trong được sắp xếp lại, Diện tích mạng lưới trơn và mạng lướt hạt của bào tương giảm còn số lượng ribosom tự do ít đi trong lúc đó thể tích và số lượng các tibosom tăng lên.

Đặc điểm chủ yếu: Vấn đề đáng chú ý trước tiên là phân2 lớn các biến đổi hình thài ở não đồng diễn với quá trình lão hoá bình thường cũng chính là những biến đổi quan sát được trong các trường hợp bệnh lí của não ở tuổi già, sự khác biệt giữa trạng thái bình thường và bệnh lí không phải do đặc điểm về mặt chất lượng quyết định mà phải dựa trên các tiêu chuẩn về cường độ, phân bố định khu và thời gian xuất hiện của các thương tổn.

Như trên đã nói, trong quá trình lão hoá, do khối lượng não bị giảm, các tế bào thần kinh ngày càng ít đi. Ở não người già, sự biến đổi tế bào thần kinh rất quan trọng vì số lượng tế bào có thể giảm tới 10 – 15%. hiện tượng tế bào trương nở rồi co nhỏ lại thường xảy ra trước tiên và có thể quan sát thấy đối với tế bào tháp hoặc tế bào Purkinje; ít hơn đối với các tế bào khác, sự phân biệt nhân – bào tương ngày càng kém rõ ràng, hạt nhân trở nên nhạt màu, các thể Nissl bị tan rã và các hốc mỡ to xuất hiện. một số biến đổi của tế bào thần kinh có thể coi như là một phương thức phản ứng hơn là một quá trình thoái hoá, Đặc điểm đối với sự phân chia nhân của tế bào Purkinje và các hạt nhân vùng dưới đồi: người ta thấy có các tế bào khổng lồ hai nhân hoặc nhiều nhân và có các hạt nhân nhỏ. Các biến đổi sắc tố cũng diễn ra  dưới dạng các hạt vàng nhạt hoặc không màu là những sắc tố mỡ lipochrome hoặc lipofuscin. Đó là một phức hợp protein – mỡ có nhiều axit béo cao cấp không bão hoà. Người ta cho rằng hiện tượng thiếu oxy tạo điều kiện thuận lợi cho sắc tố xuất hiện được dễ dàng

Các biến đổi tế bào thần kinh đó thường lan tỏa  nhưng có ưu thế đặc biệt ở lớp thứ 3 của vỏ não hoặc ở diện đảo – hải mã của sừng Ammon, ở hạt nhân nhợt, hạt nhân trung tâm của đồi thị, các tế bào Purkinje, lớp hạtcủa vỏ não và nhân chám dưới nhưng không thấy ở hạt nhân đỏ, liềm đen và các hạt nhân ở vùng cầu não. Các hật nhân trên thị và cạnh não thất dưới đồi cũng không bị biến đổi tế bào.

Tóm lại: theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng tăng. Qua y văn hiện nay người ta thấy nổi lên một số vấn đề quan trọng nhất là những biến đổi chủ yếu trong tế bào. Đó là sự tích lũy lipofuscin, giảm thể Nissl, sự xuất hiện các sợi tơ thần kinh bất thường và mất aixt desoxyribonucleic (ADN) của ribosson

Lipofuscin là những sắc tố già tích tụ trong bào tương của tế bào. Ở loài gặm nhấm, người ta thấy sắc tố này xuất hiện sớm ở tế bào thần kinh ngay từ lúc động vật mới được 2 tháng tuổi rồi sau đó tăng dần lên, tại các tế bào thần kinh ở nhân chám dưới, Monagle và Brody (1974) đã phát hiện thấy có lipofuscin lức 3 tháng tuổi và tăng dần lên, tới 38 thì 85% tế bào chứa nhiều lipofuscin đến mức độ đẩy nhân tế bào lệch và một phiá , tới 70 tuổi hầu như toàn bộ các tế bào đều bị ngấm sắc tố này, Strehler B. L (1976) cũng đã nghiên cứu các tế bào của nhân răng ở tiểu não của người và thấy lipofuscin có thể chiếm 75% khối lượng tế bào vào lúc 90 – 100 tuổi. Nhưng còn về nguồn gốc của sắc tố này hiện nay vẫn chưa được xác định

Đối với  ribosom ai cũngbiết rằng axit ribonucleic (ARN) và aixt desoxyribonucleic (ADN) có vai trò quan trọng trong tổng hợp proteinvì vậy khi tế bào thần kinh hoá già thể Nissl bị giảm cũng như AND của ribsom bị mất đi đều có nghĩa là giảm sút nguồn tổng hợp chủ yếu protein

Sự thoái hoá tơ thần kinh là một thương tổn khá đặc biệt. Chính Alzheimer là người đã mô tả đầu tiên (1907) các biến đổi thoái hoá này ở một bệnh nhân nam giới 51 tuổi, bị mắc chứng tâm thần sa sút. Đặc điểm của thương tổn là trong bào tương tế bào thần kinh thấy có các bó sợi bất thường. Các bó này thường đứng độc lập và làm di chuyển các bào quan khác. Rất ít khi người ta thấy nó lẫn lộn với các đám lắng đọng lipofuscin. Các bó sợi này cũng không có màng ngăn với bào tương khối lượng to nhỏ cũng không điều; đôi khi có thể lấn chiếm gần hết phần thân tế bào thần kinh đến mức đẩy lệch nhân tế bào ra ngoại vi. Người ta có thể thấy thoái hoá tơ thần kinh trong các trường hợp loạn thần kinh tiền lão và lão niên, trong hội chứng Langdon Down, bệnh parkinson sau viêm não  và xơ cứng cột này thường gặp ở vùng hải mã, vỏ não trán – thái dương, các nhân ở đồi thị, liềm đen, nhân xanh và cấu tạo lưới ở thân não.

Đặc hiệu nhất là các bản lao suy (Simchowitz 1910) Đó là các đám có hình tròn đường kính trung  bình 50:m, thường thấy có một vùng trung điểm không rõ hình dáng, xung quanh có một khoảng viền sáng và ngoài cùng là một khu vực có dạng sợi. Divry (1927) đã cho rằng vùng trung điểm có tính chất của tinh bột. Như vậy có thể coi bản lão suy gồm 3 thành phần cấu tạo, khu vực ngoài cùng là nơi có một quá trình thoái hoá tế bào thần kinh nhất là trục phận trước tận cùng và tận cùng; khoảng viền sáng là nơi có phản ứng tế bào nhưng không phải là tế bào thần kinh; còn vùng giữa là chất dạng tinh bột với hai loại, loại A là protein không phải là glubulin miễn dịch, loại B là phức hợp chuỗi các glubulin miễn dịch các bản lão suy thường được phân bố tương đối có hệ thống tại vùng chất xám của vỏ não và vùng chất trắng kề dưới, tại các hạt nhân xám vùng đáy não còn hiếm khi tại thân não và tiểu não. Ở vỏ não vùng trán và thái dương cũng như các nơi xa xôi của não diện phóng chiếu hay thấy có các bản này nhưng ở vỏ não vùng chẩm lại rất ít. Đặc biệt tại khu vực của liềm đen, khu vực móc vá cạnh móc của hồi hải mã, nhân hạnh nhân và lớp mạc ngoài của hồi răng cưa bao giờ cũng có nhưng phong phú nhất là nơi có nhiều sợi không myelin ở lớp thứ 3 của vỏ não. Người ta cũng nhận thấy các hạt nhân xám  vùng đáy, nhân cùi (putamen) và nhân đuôi có ít bản hơn là nhân hạnh nhân và thể vô danh; đặc biệt không bao giờ thấy có ở nhân nhợt (pallidum) Còn ở vùng dưới đồi các bản lão suy tập trung chủ yếu ở chỗ cũ nhũ bình thường hiện nay người ta chưa biết rõ tác nhân nào có khả năng gây ra những biến đổi hình thái tế bào của tuổi già. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể gây ra rối loạn quá trình tổng hợp protein như nhiễm virut chậm, nhiễm độc,thiếu máu mạn tính, thiếu dinh dưỡng, suy giảm sự chống oxy hoá, di truyền, w.

Biến đổi về chuyển hoá.

Tuần hoàn não và chuyển hoá: căn cứ vào việc giảm số lượng tế bào thần kinh bà biến đổ cấu trúc ở não có thể dự đoán tằng chuyển hoá năng lượng cũng sẽ bị giảm đi dần khi tuổi càng coa (Davison A, N.., 1986) Đây là một vấn đề rất quan trọng  vì mặc dầu não chỉ có một trọng lượng bằng 2% glucoza và oxy do máu cung ứng, tuy nhiên ở người già khoẻ mạnh và không có bệnh lí mạch máu người ta cũng ít thấy giảm lưu huyết não. Dastur và cộng sự (1963)nhận xét thấy ở các đối tượng trẻ với tuổi trung bình là 21 có lưu huyết não là 62,1 "2,9ml/ 100g/phút; con số đó chỉ giảm tương đối ít ở các đối tượng người già bình thường với tuổi trung bình là 71 tức là vào mức 57,9 " 21 ml/100g/phút. Một số tác giả khác cho rằng lưu huyết não có thể bị giảm do vữa xơ động mạch tiềm tàng . mức độ giảm tiêu thụ oxy khác nhau còn phụ thuộc vào trạng thái chức năng của các tế bào thần kinh riêng biệt (peng, peng và chen 1977)

Kety S.S (1956) cũng đã thấy giảm cung lượng máu não và tiêu thụ oxy  ở não khi tuổi càng cao. Người ta biết rằng sự oxy hoá glucoza ở não bị kìm hãm trong chu kì Kreds sẽ gây giảm adenoxin triphophat và giảm năng lượng cần cho phản ứng tổng hợp và vận chuyển ion của tế bào

Sinh hoá thần kinh: như đã trình bày ở phần trên, tuổi già ,một mặt khác còn gây biến đổi lượng AND và số tế bào thần kinh. Lượng AND và số tế bào thần kinh ở người và loài linh trưởng giảm đi rõ rệt khi tuổi càng cao; tại một vài khu vực có thể giảm tới 50% trong khi đó tại các khu vực khác kể cả thân não chỉ biến đổi rát ít (Wisniewski H. M và Terry R. D.. 1973) sự lắng đọng lipofuscin có thể liên quan tới tăng hoá trình oxy các axit béo không bão hoà nhưng còn sự tích tụ sắc tố đó có dẫn tới việc hủy diệt tế bào hoặc làm giảm chức năng của tế bào hay không thì chưa rõ. Tuy nhiên người ta nhận thấy hiện tượng thoái biến các khớp thần kinh, các chi phận và đuôi gai cũng thường xảy ra vào tuổi già.

ảnh hưởng của tuổi tác đến hệ các chất truyền dẫn thần kinh cũng đã được nhiều người chú ý nghiên cứu trong thời gian qua. Các chất dẫn truyền thần kinh là các amin sinh học làm nhiệm vụ điều chỉnh các tế bào thần kinh, hệ thần kinh và các co quan  thực hiện, các hệ truyền dẫn thần kinh chủ yếu gồm có Hệ catecholamn – lực, hệ xerotomin – lực, hệ cholin – lực và hệ GABA. Có nhiều loại men tham gia vào quá trình tổng hợp và thoái biến các chất được tạo ra từ các hệ này, các chất truyền dẫn thần kinh sản sinh ra ở dưới nội mạc được chuyển dịch đến các khớp thần kinh bằng các ống thần kinh nhỏ. Các chất đó có thể được dự trữ lại, thoái giáng hoặc được giải phóng ra ở các khớp thần kinh khi cần. trong quá trình lão hoá, tổng số các men liên quan tới sự tổng hợp các chất truyền dẫn, thần kinh sẽ bị giảm đi, và tỉ lệ các men có vai trò trong sự thoái biến sẽ tăng lên

ở hệ catecholamin, men thủy phân tyroxin và men khử cacboxit của dopa bị giảm còn men oxy hoá amin đơn tăng lên do đó làm giảm dopamin và no – adrelanin trong các tổ chức não, hậu quả là đối tượng có biểu hiện chậm khởi động và thực hiện động tác, kém cảnh giác, giảm sinh dục. Ở hệ GABA thấy giảm men  khử cacboxit của axit glutamic còn ở hệ cholin thấy giảm men cholin axetyltransferaza và giảm APM vòng dẫn đến hậu quả là giảm trí nhớ

phần lớn các chất tiềm thân của các chất truyền dẫn thần kinh là các aixt amin do nguồnthức ăn cung cấp cho cơ thể, ví dụ: serotonin là từ tryptophan, w. ngoài ra còn có vai trò của chất bội và sản xuất insulin. quá trình tổng hợp các chất truyền dẫn thần kinh còn có thể ảnh hưởng do tiêu thụ oxy và glucoza cũng như do giảm cung lượng máu não, ở tuổi già người ta thấy có sự mất cân bằng gia tăng trong việc tổng hợp các chất truyền dẫn thần kinh vì vậy, tuỳ theo khu trú ở não , có thể ảnh hưởng đến các chức năng vận động cũng như tình cảm

vai trò của các petit và hocmon thần kinh: các peptit thần kinh và các hocmon thần kinh đã được nghiên cứu nhiều. Nói chung các chất này có ảnh hưởng quan trọng tới các tác phongcảm xúc, nếu mất cân đối sẽ gây nên nhiều rối loạn thần kinh và tâm thần. Người ta nhận thấy chất vasopressin do phần sau tuyến yên sản xuất bị giảm đi khi già có liên quan đến các rối loạn trí nhớ, các peptit thần kinh trở thành endorphin có vai trò trong điều hoà cảm giác đau, xúc cảm,trí nhớ, và chức năng của thể vân

biến đổi về chức năng

sự dẫn truyền của thần kinh: cùng với  quá trình lão hoá của tế bào thần kinh người ta cũng nhận thấy có sự giảm sút các liên hệ của khớp thần kinh khi tuổi càng cao . cotman C. W và scheff S. W (1979) đã chứng minh rằng khả năng tạo lập các khớp thần kinh mới của não khi về già bị giảm đi rõ rệt, Đặc biệt là sau một chấn thương. Bondareff W. (1979) cũng đã mô tả các giai đoạn khác nhau dẫn tới sự giảm sút các tế bào thần kinh trong thực nghiệm

ở người tốc độ dẫn truyền thần kinh mỗi năm giảm đi khoảng 0,4% dù sao, so sánh với các thông số tâm lí khác đây vẫn là mức độ thấp nhất (Shock N, W..1956) các trị số và biên độ của số lượng các phản xa đáp ứng với các kích thích bên ngoài cũng bị giảm đi ở tuổi già, độ nhạy bén của các cơ quan thụ cảm giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác cũng kém hơn trước.

Timko N. A. (1971) đã xác định được tốc độ thực hiện sự kích thích ở dây thần kinh khủy tay người trẻ 57,94% " 0,76m/giây, ở dây thần kinh mác là 53,06 "

0,99m/giây và 44,17 "

1,17m/giây nghĩa là nhận thấy có sự chậm lại có ý nghĩa thống kê rong tốc độ tưh5c hiện. Biên độ lực tác động của bắp cơ ở các chi trên của những người trẻ tuồi là 11,07 " 0,51mV . ở các chi dưới là 10,3 " 0,36mV còn đối với người cao tuổi chỉ số này đã giảm đi đáng kể và mức tương ứng chỉ còn có 7,22 " 0,50mV và 4,85 " 0,48mV

Eskim I. A và Mikhailova N. V (1960) cũng nhận xét thấy qua thực nghiệm khi có tác động của một số kích thích phản xạ, hội chứng thích nghi ở các cơ thể già bị kém đi rất nhiều so với những cơ thể còn non trẻ.

Điện tam đồ: trong trường hợp không có bệnh lí về não, điện não đồ ở người ngoài 60 tuổi và trong một số trường hợp trên 80 tuổi vẫn có thể tiếp tục có hình ảnh bình thường . Dù sao những đối tượng tuổi đã ngoài 70 mà vẫn còn giữ được hình ảnh điện não đồ bình thường của một não bộ lành mạnh cho tới nay cũng chưa phải là đa số. Vì thế thường gặp một tỉ lệ khá cao các đường nghi bất thường phản ánh những biếnđổi tất nhiên của lức tuổi trừ trường hợp đã có những bệnh lí khác xảy ra tư trước. đối với các người già không có bệnh mạch máu cũng như không mắc các bệnh não thực thể khác, kết quả ghi điện não chủ yếu thường trong ranh giới bình thường (Mundy – cate và cộng sự, 1954; Mc Adam và Mc Clatchey, 1952; Weiner và Schuster 1956)

Kết quả điện não đồ ở người cao tuổi còn tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu, ví dụ: tài liệu thu thập được ở một phòng điện não trung tâm tại một viện nghiên cứu giảng dạy tất nhiên sẽ khác hẳn tài liệu thu thập  qua nghiên cứu một tập thể người tình nguyện. tuy vậy,ở cả hai đối tượng nói trên người ta vẫn thấy nổi lên một số nét bất thường . Theo Obrist W. D (1976) thường gặp 4 loại biến đổi trên điện não ở người già đó là nhịp alpha chậm, tăng hoạt động nhanh, nhịp chậm lan toả và cá biến đổi cục bộ.

Niedermeyer E (1982) đặc biệt chú ý tới các biến đổi, cục bộ thường thấy là những nhịp chậm nhỏ ở vùng thái dương biểu hiện bằng các sóng 3 – 8 chu kỳ/giây. Đồng thời còn có thấp thoáng các sóng nhọn. Mặt khác thay thế cho các sóng chậm người ta cũng có thể bắt gặp những sóng nhịp nhàng 7,5 – 9 chu kỳ/ giây hoàn toàn khác hẳn nhịp alpha vùng phía sau (kendel và koufen 1970) một đặc điểm chưa rõ vì sao là các biến đổi bất thường ở thái dương thấy rõ ở bán cầu trái và thường có khuynh hướng nghiêng về phía bên trái trong 75 – 90 % các trường hợp (Niedermeyer E..1982, Busse E.W và cộng sự 1956)

Đặc điểm điện não đồ có thể phản ánh bệnh lý mạch máu não chứ không phải là biểu hiện thoái hóa tơ thần kinh trong sa sút tuổi già. Ngoài ra cũng cần nghĩ tới mối liên quan với vị trí vùng hải mã cũng như vai trò của thiếu máu não (Niedermeyer E..1982)

Nhịp alpha chậm có lẽ là đặc điểm thường gặp nhất ở tuổi già đối với người mạnh khỏe của cả hai giới (Obrist. W. D…1976) nếu ở người trẻ tuổi tần số trung bình của nhịp alpha là 10,2 – 10,5 / giây (Lindslei D. B..1938; Brazier M. A.B và Finesinger J. E..1944) thì đối với người 60 – 90 tuổi sẽ thấy giảm xuống 9,7 – 9,0 / giây (Obrist. Và Busse 1965; Otomo E..1966) Mundy – Castle và cộng sự (1954) nhận xét thấy tần số alpha trung bình là 9,4/ giây đối với người 75 tuổi bình thường Obrist. Và cộng sự (1966) thấy tần số alpha giảm từ 9,4/ giây ở tuổi 79 xuống nhịp không nhiều 8,0 / giây xen lẫn với các sóng 6 – 7/ giây ở tuổi 89. Nói chung tuổi càng cao thì điện thế alpha càng có khuynh hướng giảm (Mengoli, 1952; Mundy – Castle và cộng sự…1954 ) người ta cho rằng nhịp alpha chậm có liên quan tới suy giảm chức năng trí tuệ trên một cơ sở thực thể sớm của tâm thần sa sút

Nhịp chậm hai bên ở vùng trước thường là delta phần lớn 1,5 – 2,5 chu kỳ/ giây loại sóng này thường khá nhịp nhàng nhưng không phải có tính chất đơn điệu 1 nhịp. Người ta có thề thấy ở các khu vực thùy tráng và rãi rác ở vùng trung tâm cũng như thái dương trước nhịp chậm này được Gibbs và Gibbs 1964 gọi là nhịp chậm vùng trước có thể lâu tới 2 –10 giây; có thể liên quan tới nguyên nhân bệnh lý mạch máu não. Ngoài ra các tần số delta lẫn với thêta 3 –5 chu kỳ/ giây lan tỏa cũng thường gặp ở các đối tượng bị suy yếu trí tuệ do tuổi già (Obrist., 1976). Đặc biệt đối với các người già có huyết áp thấp cũng có thể thấy hình ảnh sóng chậm lan tỏa nhiều hơn các người già bị tăng huyết áp (Harvald, 1958; Turton, 1958; Obrist. Và cộng sự 1961)

Đối với hoạt động nhanh người ta thường thấy tần số 14 –30/ giây có thể tăng lên theo tuổi (Gibbs và Gibbs 1950) nhưng không kết hợp với hiện tượng tâm thần suy yếu (Obrist. Và Henry, 1958 ) Busse và Obrist. (1965) gặp tăng nhịp nhanh chù yếu ở nữ giới. Mặt khác hoạt động điện não này thường tập trung tại các vùng trung tâm. Sau cùng điện não đồ của giấc ngủ cũng có biến đổi : giai đoạn 1 thường dài hơn thường xuyên hay tỉnh giấc và cũng khó đạt được giai đoạn IV với sóng chậm của giấc ngủ sâu (Hazemann B và Masson M..1980)

Điện cơ đồ : đặc điểm chung của điện cơ đồ ở người già là giảm biên độ và số lượng các điện thế nhiều alpha

Biểu hiện lâm sàng

Các biến đổi của hệ thần kinh trong quá trình lão hóa như đã trình bày trên đây có thể phát hiện được trên lâm sàng qua thăm khám thần kinh phải nói rằng

thăm khám thần kinh giữ một vị trí quan trọng trong kiểm tra sức khỏe toàn diện của người cao tuổi. Nói chung chuẩn đoán thần kinh ở người già khá khó khăn phúc tạp nhất là khi đề cập tới chuẩn đoán bệnh tật vì thường không có sự song hành giải phẩu – lâm sàng, hậu quả của sự phối hợp nhiều nguyên nhân . Điều cần chú ý là ở người cao tuổi hay gặp tình trạng đa bệnh lý. Theo Serdaru M (1992) khoảng ¾ số người 80 tuổi có ít nhất một bệnh mạn tính và những trường hợp tử vong ở lứa tuổi này trung bình mất 6 bệnh đồng diễn. Riêng về thần kinh, tai biến mạch máu não và tâm thần sa sút là các nhóm bệnh bệnh có tỉ lệ tăng cao, theo tuổi già. Vì vậy đối với mọi đối tượng người cao tuổi, dù là người già bình thường hay một trường hợp bệnh lí đều phải tiến hành thăm khám thần kinh một cách hệ thống

khám lâm sàng thần kinh

vận động: ở người cao tuổi bình thường đi đứng khó khăn là hiện tượng phổ biến nhất. Đối với nam giới, khi đi thấy thân người hơi cúi về phía trước, cánh tay và đầu gối cũng gấp, độ ve vẩy của chi trên giảm và biên độ bước đi thu hẹp. Còn ở phụ nữ, dáng đi không điển hình như vậy mặc dầu vẫn thấy bước đi thu hẹp, tư thế đứng cũng khó khăn đối với người cao tuổi. Người ta cũng thấy rất khó thực hiện nghiệm pháp đứng nhắm mắt co một chân theo tỉ lệ giảm tới hơn 60% trong khoảng 25 –75 tuổi. Do đi đứng vận động khó khăn như vậy nên người già dễ hay vấp ngã, và vì thế lí do phải vào viện vì ngã chiếm 1/5 các trường hợp. Cơ lực nói chung thường ngã 30% trong khoảng 60 –90 tuổi. teo cơ cũng khá phổ biến, chủ yếu teo cơ ở đùi, cẳng chân và các cơ lòng bàn tay nhưng không bao giờ thất giật  sợi cơ

cảm giác rất sớm bị giảm. đặc biệt rõ rệt là đối với cảm giác rung ở chi dưới với tỉ lệ giảm 60 – 90 trong khi đó đối với chi trên cảm giác rung ít biến đổi. Ngưỡng tiếp nhận cảm giác  sờ có thể hơi tăng khi tuổi cao, còn đối với các cảm giác đau và nóng lạnh hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất

thị giác người cao tuổi thường bị giảm vì nhiều lí do như đục thể thủy tinh, glocom, thoái hoá hoàng điểm. Người ta thấy đối với người dưới 65 tuổi có 6% bị thoái hoá hoàng điểm và đối với người trên 80 tuổi tỉ lệ đó là 46%

vận động nhãn cầu dưới sự chi phối của các cơ nội tại cũng bị ảnh hưởng như nhiều chức năng khác của hệ thần kinh thực vật, đồng tử hay thấy ở thế co và phản ứng cũng chậm khi điều tiết đối với ánh sáng và độ xa gần, đôi khi thấy có dấu hiệu Argyll- Robertson giả hiệu

thính lực người cao tuổi thường bị giảm sút, Đặc biệt sau 65 tuổi cứ 4 người có người nghe kém

hiện thực vật có nhiều biến đổi trên lâm sàng, ví dụ, như phản ứng của đồng tử, huyết áo dao  động, đôi khi hạ huyết áp ở tư thế đứng, điều hoà thân nhiệt kém, hạ thân nhiệt ở sâu có thể dẫn tới tử vong, khô mắt do giảm tiết của tuyến lệ

nhiều người cao tuổi thường phàn nàn ít ngủ. thực vậy người già tỉnh dậy rất sớm và giấc ngủ ban đêm hay bị gián đoạn vì nhiều lần tỉnh giấc ngắn có hoặc không kèm theo cảm giác muối đi tiểu. tổng số thời gian ngủ ban đêm ngắn nên buổi trưa hoặc ban ngày thường có ngủ bù

các chức năng trí tuệ có thể bị nhiễm loạn. khả năng phản ứng trước một hoàn cảnh mới thường suy giảm rõ hơn là tính chất của phản ứng. khả năng tiếp thu và nhận thức thường bị yếu kém; một phần do thính lực và thị lực giảm sút. Qua theo dõi khả năng tiếp nhận và thời gian phản ứng, sự phối hợp thị giác – vận động trong nhiều nghiệm pháp (test) có thể thấy rõ hoạt động tâm trí bị chậm chạp, ngoài ra thêm vào đó phải kể tới khuynh hướng trầm cảm thường xuyên. khả năng luyện tập (appren - tissage) nói chung cũng kém vì một mặt thiếu động cơ thúc đẩy, mặt khác tâm trí chậm chạp và rối loạn trí nhớ ngày càng thêm cản trở cho quá trình tiếp thu.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Nói chung, nếu không có chỉ định, nên rất hạn chế các kĩ thuật gây chảy máu trong thăm dò chức năng. Hiện nay đối với người cao tuổi , người ta thường chú ý tới các xét nghiệm như nghi điện não, điện thế khêu gợi (evoked potentials), ghi điện cơ, chụp não cắt lớp vi tính (computed tomography)

Ghi điện não: Điện não đồ thường thấy giảm tần số các sóng alpha từ mức trung bình là 10Hz đối với người 40 tuổi xuống 9Hz đối với người 80 tuổi sẽ ổn định ở mức 8,5Hz sau lúc 90 tuổi. khi nhận xét kết quả của điện thế khêu gợi cần hết sức thận trọng các điện thế khêu gợi cảm giác thương thấy các thành phần chậm bị xuất hiện chậm và biên độ sũng giảm; các điện thế khêu gợi đối với các loại khác cũng có hiện tượng tương tự.

Ghi điện cơ: Tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh bị chậm lại. tốc độ dẫn truyền cảm giác ghi ở chi trên bằng kích thích ngón tay có thể giảm từ 57 xuống 48m/giây còn biên độ hiệu thế sẽ giảm từ 43 xuống 21 mV. tốc độ dẫn truyền của các sợi vận đông cũng bị chậm lại như vậy và thường từ sau 24 tuổi cứ 10 năm lại giảm đi 1m/giây

Chụp não cắt lớp vi tính: Có thể thấy hình ảnh các não thất và các rãnh ở vỏ não bị giãn rộng, những hiện tượng đó có thể xuất hiện không kèm theo triệu chứng lâm sàng hoặc biến đổi giải phẫu nào gợi hướng tới một bệnh cảnh tâm thần sa sút kiểu alzheimer

Một vài hội chứng thần kinh – tâm thần.

Với những biến đổi hình thái, chuyến hoá và chức năng trong quá trình lão hoá của hệ thần kinh có thể nói rằng tuổi đời càng tăng càng có nhiều nguy cơ xảy ra bệnh tật đối với não vấn đề não trở trên già gần như gắn liền với quá trình suy yếu trí tuệ và rối loạn các chức năng cao cấp khác của vỏ não

Người ta có thể gặp nhiều biểu hiện phong phú khác nhau từ những rối loại tâm lí nhỏ đến những rối loại tác phong trầm trọng. phổ biến nhất là các rối loạn chú ý và trí nhớ cũng như các rối loạn cảm xúc và tinh tình, các trạng thái trầm cảm và nghi bệnh cũng không hiếm. đối với các trường hợp tác phong biến đổi cần chú ý phát hiện các trạng thái lú lẫn và sa sút. Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ lưu ý đặc biệt đến một số rối loạn phổ biến ở tuổi già

Rối loạn của thời kì thoái triển: Đặc điểm chung của các trạng thái rối loạn tâm thần trong thời kì này là:

Không có hiện tượng tâm thần sa sút hoặc nếu chớm nở thì cũng chỉ ở một mức độ rất nhẹ.

Tiêu chuẩn tuổi chỉ có giá trị tương đối; có thể bắt đầu từ sau 40 tuổi, hiện tượng thoái triển xảy ra sớm và quan trọng nhất là ở phụ nữ; lâm sàng cũng thấy tỷ lệ bệnh lý ở nữ đều hơn ở nam giới

Có nhiều yếu tố nguyên nhân như mãn kinh, xơ cúng động mạch, các quá trình tự nhiễm độc, rối loạn nội tiết, lão hóa của não, các nguyên nhân tâm thần, nhiễm khuẩn, nhiễm độc chấn thương, tố tính, W.

Phổ biến nhất là các trạng thái loạn thần kinh chức năng kèm theo hội chứng thần kinh thực vật như nhức đầu, cơn bốc hỏa, chóng mặt, ù tai, W. Lâm sàng có biểu hiện bằng các triệu chứng xúc cảm hỗn độn suy nhược cơ thể, tinh thần, bệnh nhân hay cảm thấy buồn bả lo âu, rối loạn tình cảm và tình dục đồng thời cũng thường hay mất ngủ. cũng có thể có biểu hiện kiểu Histeria và dễ có khuynh hướng ám ảnh.

Các trạng thái hư cảm trầm cảm, hoan tưởng cũng đều có thể xảy ra trong thời kỳ này. Ngoài ra còn chú ý đối với các cơn động kinh gặp kèm với ít nhiều rối loạn tâm thần.

ở thời kỳ thoái triển các chứng loạn thần kinh chức năng hoặc loạn tâm thần có thể xuất hiện trong tuổi về già ( tiền lão) hoặc tuổi già (lão niên) đặc điểm chung của các trạng thái đó là các biểu hiện lo âu trầm cảm trước đe dọa suy vong của tồn tại. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là các rối loạn khí sắc và tình hình, các chứng loạn thần kinh chức năng và đặc biệt là trầm cảm thoái triển.

tâm thần sa sút do thoái hóa não: bệnh Pich (1892) là một loại tâm thần sa sút đặc biệt có kèm theo các rối loại chức năng biểu tượng xảy ra vào tuổi về già (tiền lão) do teo thoái hóa não duy truyền thường khu trú ở vùng tráng – thái dương bệnh gặp vào lứa tuổi 50 –60 nhưng cũng có thể ở người trẻ hơn nhiều về giới thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam

bệnh khởi phát từ từ nhưng tiến triển dần. khả năng chú ý, trí nhớ, phán đoán suy yếu dần. Các mặt tác phong tình cảm chức năng biểu tượng đều có rối loạn, bệnh nhân thường thờ ơ, lãnh đạm, bất động. có khuynh hướng định hình ngôn ngữ, hay nhắc đi nhắc lại các chuyện cũ và số lượng từ ngữ cũng giảm. tuy nhiên, cũng có thể có cơn kích thích nói nhiều tăng khoái cảm, đặc biệt là triệu chứng thất dụng (Apraxia)

Ở thời kỳ toàn phát, trạng thái sa sút nặng dần bệnh nhân thường bất động nhiều hơn là náo động; tuy không chú ý tới xung quanh nhưng vẫn còn định hướng được trong không gian. Người ta hay thấy bệnh nhân nhắc lại nhiều lần một sự việc cũ hoặc một kỷ niệm cũ. Rối loạn ngôn ngữ bao giờ cũng có khuynh hướng giảm dần khối lượng từ ngữ đồng thời với các rối loạn về biểu hiện trên nét mặt đi đến hoàn toàn không biểu hiện. Đó là hội chứng nói lắp (Palilalia) nhại lời (Echolalia) không nói (Mutism) và không biểu hiện nét mặt (Amimia) của Guiraud. Ngoài ra còn thấy đôi khi có cơn giảm trương lực cơ

tiến triển của bệnh trong vài năm bệnh nhân sẽ bị rối loạn trương lực cơ, đại tiểu tiện không tự chủ suy kiệt dần rồi tử vong.

Về mặt giải phẩu bệnh đại thể thường thấy teo võ não hai bên nhất là ở  thùy trán và thái dương. Vi thể nhận thấy tế bào vùng não biến đổi, tế bào quắt lại, sợi thần kinh ít đi, có hiện tượng thoái hóa mỡ tế bào; đặc biệt tế bào thần kinh phình to và nhân tế bào bị dồn về một phía.

Bệnh Alzheimer (1907) cũng thuộc nhóm các bệnh thoái hóa của não và tuy cũng xảy ra vào tuổi 40 – 60 nhưng thường thấy có nhiều hơn là bệnh Pick. Khởi phát từ từ nhưng chỉ sau vài tháng đã thấy rõ một trạng thái tâm thần sa sút với rối loạn định hướng không gian – thời gian trầm trọng và một hội chứng thất ngôn-thất tri- thất dụng

Rối loạn ngôn ngữ thuộc loại giác quan giống như thất ngôn kiểu Wernicke trong bệnh lý mạch máu não . bệnh nhân thường biểu hiện có thất dụng mặc quần áo và thất dụng kiến tạo. Còn đối với thất tri khó đánh giá vì bệnh nhân bị tâm thần sa sút nhưng thường gặp thất tri thị giác, các cơn rối loạn tâm thần kiểu kích động tâm thần vận động cũng có thể xảy ra. Đôi khi còn có cả các cơn động kinh, giai đoạn sau cùng bệnh nhân trong tình trạng sa sút nặng nề và suy kiệt cơ thể trầm trọng cũng sẽ bị tử vong

Giải phẩu bệnh cho thấy một trạng thái teo não lan tỏa với ưu thế ở các vùng đỉnh – chẩm về mặt vi thể nét đặt sắc là sự kết hợp các hiện tượng thoái hóa tơ thần kinh và các thoái hóa hốc-Hạt và bản lão suy.

Nghiên cứu sự lão hóa của hệ thần kinh cho thấy còn rất nhiều vấn đề thắc mắc chưa được giải quyết. như trên đã nói có nhiều biến đổi hình thái thấy trong trường hợp bình thường cũng lại gặp cả trong trạng thái bênh lí. Do đó trong lâm sàng trước hết cũng cần phải phân biệt bệnh lão hoá bình thường với các thay đổi mang tính chất bệnh lí vấn đề được đặt ra là cần phải kết hợp một cách hài hòa hợp lý các nhận xét khi thăm khám lâm sàng với các kết quả của phương pháp thăm dò chức năng cũng như cần luôn luôn tham khảo đối chiếu với các tài liệu trong y văn hiện đại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình