Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Như thế nào là thiếu máu do thiếu sắt (Fe)?

Thiếu máu do thiếu sắt là phổ biến nhất trong các loại thiếu máu do dinh dưỡng.

Sắt là yếu tố cần thiết cho sự sống, tuy lượng sắt trong cơ thể rất ít, ở cơ thể trưởng thành, lượng sắt chỉ có 3,5-4g, bằng 0,0005% trọng lượng cơ thể. Ở trẻ em, lượng sắt còn ít hơn nhiều, ở trẻ em mới sinh, chỉ có khoảng 250mg sắt. Chu kì chuyển hoá sắt coi như một chu kì kín, lượng sắt hấp thu hàng ngày tương đương bằng lượng sắt thải trừ, khoảng 1mg, là một lượng rất nhỏ của lượng sắt có trong cơ thể (1/2.600 – ¼.000).

Hầu hết sắt trong cơ thể dưới dạng kết hợp, sắt hem và sắt không hem. Sự phân bố và chức năng của sắt trong cơ thể như sau:

Sắt hem gồm sắt chứa trong huyết cầu (hemoglobin), myoglobin và trong một số enzym 65% lượng sắt ở cơ thể người lớn và 75% lượng sắt ở trẻ sơ sinh chứa trong huyết cầu tố, 1g huyết cầu tố chứa 3,4mg Fe. Như vậy, trẻ sơ sinh 3kg có khoảng 170mg Fe ở Hb, người lớn có 2 – 2,5g Fe ở huyết cầu tố, đời sống hồng cầu trung bình 120 ngày, có nghĩa là hàng ngày có 15 – 25mg Fe giải phóng từ hồng cầu già bị vỡ và được sử dụng lại để tổng hợp huyết cầu tố mới. 4% lượng sắt cơ thể khoảng 200mg Fe ở người lớn có trong myoglobin. Myoglobin là sắt tố hô hấp của cơ, coi như kho dự trữ oxy của cơ

Sắt chứa trong các enzym rất ít, khoảng 10mg, 0,3% sắt toàn bộ song có vai trò quan trọng về sinh lí tế bào, đó là sắt trong xytocrome, peroxydaza, catalaza…

Sắt không hem gồm sắt vận chuyển và dự trữ.

Sắt vận chuyển hay sắt huyết thanh có khoảng 3 – 4mg; 0,1% lượng sắt toàn bộ, sắt vận chuyển gắn với protein gọi là transfein hay siderophilin,  sản xuất từ gan. Bình thường chỉ có một phần transfein gắn sắt, chỉ số bão hoà transfein khoảng 30%

Transfein có vai trò vận chuyển sắt tới cơ quan sử dụng, nhất là cơ quan tạo hồng cầu và thu hồi sắc giải phóng ra từ hồng cầu bị phá hủy. transfein tham gai điều hoà hấp thu sắt; sắt hấp thu dễ hơn khi bão hoà transfein thấp và ngược lại, sự tổng hợp transfein giảm trong trường hợp thiếu protein nặng.

Ngoài transfein, còn có protein gắn sắt khác nhau lactofein feritin, nhưng không có vai trò vận chuyển sắt

Sắt dự trữ chiếm 30% sắt toàn bộ, khoảng 600 – 1200mg, ở người lớn, 35 – 50mg ở trẻ sơ sinh, dự trữ ở gan, lách, tủy xương, Hai dạng sắt dự trữ chủ yếu là hemosiderin và feritin Hemosidertin không hòa tan, hầu như có định, ngay cà khi có nhu cầu, còn firitin hoà tan trong nước, dễ huy động. Lượng feritin huyết tương rất ít, song phản ánh chính xác sự dự trữ sắt ở tổ chức cơ thể.

Bảng 3 Tóm tắt sự phân bố sắt trong cơ thể.

 

DẠNG SẮT

NGƯỜI LỚN

SƠ SINH

SẮT HEN

Hemoglobin

Myoglobin

Enzym

2 – 2,5g

200mg

10mg

65%

4%

0,3%

175mg

75%

SẮT KHÔNG HEM

Vận chuyển

Dữ trữ

3 –4mg

0,6 – 12g

0,1%

30%

35 - 50mg

25%

Hấp thu sắt: thức ăn là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể, sự hấp thu sắt được thực hiện bắt đầu ở ngay dạ dày, tiếp theo ở ruột non, nhất là ở tá tràng khi thiếu sắt trầm trọng, sắt còn được hấp thụ cả ở hồi tràng và đại tràng

Sắt trong thức ăn thường ở dạng Fe+ + + nhưng sắt chỉ hấp thu được ở dạng Fe+ +  các chất tiết ở dạ dày chuẩn bị cho sự hấp thu sắt. pepsin dạ dày tách sắt khỏi hợp chất hữu cơ tạo thành các polypeptit, các axit amin có gắn sắt, axit clohyđric khử Fe + + + thành Fe + + dễ hấp thu. Sự vận chuyển sắt nhờ một protein vận chuyển trong tế bào. Một phần sắt được hấp thu qua tế bào vào tuần hoàn nhờ gắn vào transfein. Phần sắt còn lại trong tế bào gắn với một apo – protein, apo – feritin để cho feritin khi tế bào ruột này bong ra, feritin sẽ đào thải theo.

Sự hấp thu sắt sẽ tăng lên khi dự trữ sắt giảm, khi thiếu máu, khi có thai và cho con bú. Ngược lại, sự hấp thu sắt giảm khi thừa sắt, sau khi truyền máu nhiều lần hay sau khi tiêm sắt.

Trường hợp nhiễm sắt tố máu, cơ chế điều hoà hấp thu sắt bị rối loạn. tăng hấp thu sắt sẽ gây ứ sắt, thương tổn các bộ phận.

Nhiều yếu tố là thuận lợi cho việc hấp thu sắt, thịt gan, cá làm tăng hấp thu sắt nguồn gốc thực vật. tương tự axit ascocbic, axit clolyđric khử fe + + +  thành Fe + + ion hoá sắt không hem, làm tăng hấp thu sắt

Ngược lại: nhiều yếu tố làm giảm hấp thu sắt , như sữa, lòng đỏ trứng, pho mát làm giảm hấp thu sắt nguồn gốc thực vật. Chè tạo thành tannat sắt không tan, cũng như các photphat, phytat, cacbonat và oxalat tạo thành các phức hợp sắt lớn khó tan, nên khó hấp thu sắt.

Sự hấp thu sắt ở thứ ăn còn phụ thuộc vào lượng sắt có trong thức ăn và khả năng hấp thu của thức ăn.

Bảng 4 lượng Fe có trong các loại thức ăn (mg/100g)

Đường                          0                      đậu                              7,6

Quả tươi                                   0,2- 0,5           rau bí                           4

Quả có dầu                               3,3                   bột mì trắng                0,4- 0,8

Rau xanh                                   0,7                   sữa bò                        0,02 – 0,05

Khoai lang                                0,9                   sữa mẹ                      0,07

Củ mài                          0,7                   thịt bò              2- 3

Ngô                                           1,1                   thịt bê              1,2 – 1,6

Giá dậu nành                1,2                   thịt lợn             0,7 – 1,3

                                              1,5 – 3,8        thịt gà              0,8

Lúa miến                                   3 – 4               gan động vật 8 – 10

Gạo                                           0,3                   chim câu                     19,4

Rau khô                                    6- 7                                                 0,3 – 1,1

Nước                                                      thay đổi

 

Khả năng hấp thu sắt thay đổi tùy theo thức ăn, dưới 1% với một số thức ăn nguồn thực vật, và 10 – 25% đối với một số thức ăn nguồn từ động vật. Tỉ lệ sắt có thể hấp thu được đối với một số thức ăn như sau:

        2% đối với gạo

3%         đối với đậu đen

3- 4%    đối với ngô

3 – 4% đối với rau khô

6 – 15% đối với đậu nành

3,7 - 5% đối với trứng

10 – 15% đối với cá

16 – 22% đối với thịt

trên 20% đối với sữa mẹ

Thải sắt: Lượng sắt thải ra ngoài cơ thể hàng ngày khoảng 14mg/kg thể trọng; một nửa theo phân, mật và các tế bào ruột bong ra, phần khác mất qua nước tiểu, mồ hôi và các tế bào bong ra từ da, niêm mạc, móng, tóc, đối với phụ nữ, sắt còn mất qua chu kì kinh 0,8- 1mg/ngày. Nếu kinh nguyệt nhiều, có thể mất tới 1,4mg/ngày. Như vậy, lượng sắt mất đi hàng ngày là:

0,4- 0,5mg đối với trẻ dưới 1 tuổi

0,8- 1,0mg đối với người lớn nam giới

1,6-2,0mg (có thể nhiều hơn) đối với phụ nữ

Nhu cầu hấp thu sắt : nhu cầu hấp thu sắt tùy thuộc sự phát triển của cơ thể và sự mất sắt. Cơ thể có sự cân bằng sắt. Do đó, nhu cầu hấp thu sắt phải bảo đảm nhu cầu cơ thể và sự mất sắt.

Ở thời kì bào thai, nhu cầu sắt rất lớn để hình thành thai và dự trữ sắt thai nhi nhu cầu này được mẹ cung cấp qua tuần hoàn rau thai. Lượng sắt cần cho thai nghén của người mẹ có thai 500 – 600mg.

Trẻ 6 tuổi, cân nặng gấp 2 lần cân nặng lúc sinh, khối lượng tuần hoàn chứa 350 – 400mg sắt. trẻ bú mẹ, trong 6 tháng được cung cấp khoảng 180mg sắt (1mg/ngày), không đủ cho nhu cầu tạo máu, cơ thể phải sử dụng sắt dự trữ được trong thời kì bào thai.

Trẻ 6 –12 tháng tuổi, cơ thể tiếp tục lớn nhanh, nhu cầu sắt còn rất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển và tái lai lượng  sắt dự trữ.

Đến tuổi dậy thì, cơ thể lại phát triển nhanh, trẻ gái đầu có kinh; cũng như phụ nữ có thai, nhu cầu sắt càng cao.

Lượng sắt cần hấp thu sắt để đáp ứng nhu cầu cơ thể như sau:

(theo tổ chức y tế thế giới)

Trẻ 3 –12 tháng                       0,7mg/ngày,

Trẻ 1 – 2 tuổi                1mg/ngày

Thiếu niên, dậy thì                    1,8 – 2,4mg/ngày

Người lớn, nam                       0,9mg/ngày

Nữ dậy thì, có kinh       2,4- 2,8mg/ngày

Phụ nữ có thai              3mg/ngày

Phụ nữ cho con bú                  2,4mg/ngày

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt: có 4 nguyên nhân chính. Do cung cấp thiếu sắt, như trẻ bị thiếu sữa mẹ, trẻ ăn không đứng chất dinh dưỡng, thiếu thức ăn nguồn động vật, ăn bột quá nhiều kéo dài, thiếu dinh dưỡng; trẻ đẻ thấp cân, đẻ non, trẻ sinh đôi, người mẹ trong thời gian co thai và cho con bú bị thiếu sắt.

Do hấp thu sắt kém như mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hoá, tiêu chảy kéo dài, bị hội chứng kém hất thu, bị cắt dạ dày, bị bệnh xơliac (coeliaque) do mất quá nhiều sắt như bị chảy máu mạn tính, chảy máu tiêu hoá, chảy máu mũi tái phát nhiều lần, bị bệnh kí sinh khuẩn đường tiêu hoá như giun móc, chảy máu đường sinh dục.

Do nhu cầu sắt cao như ở các giai đoạn phát triển cơ thể nhanh ở trẻ em mà cung cấp sắt không tăng, ở phụ nữ có thai nhiều lần và mau.

Biểu hiện lâm sàng và hậu quả của thiếu máu thiếu sắt.

Do thiếu sắt, lượng huyết cầu tố giảm, nên khả năng vận động chuyển oxy tới tổ chức thiếu, gây ra nhiều triệu chứng.

Người bệnh thiếu máu, nên da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; người mệt mỏi, ít hoạt động, chóng mặt, ù tai, cơ tim bị thiếu máu nên tim to ra, khó thở khi gắng sức, nghe tim có thể thấy tiếng thổi tâm thu. Móng chân, tay nhợt nhạt, bẹt hoặc lõm, có khía dễ gãy. Lưỡi bị viêm mất gai lưỡi. Thường có những rối loạn về tiêu hoá khi thiếu máu kéo dài như khó nuốt , hội chứng plimmer – Winson do hẹp  đoạn trên thực quản, ở dạ dày có biểu hiện như viêm dạ dày – ruột khá rõ như giảm độ toan dạ dày, viêm ruột xuất tiết, giảm hấp thu ở ruột, teo một phần niêm mạc ruột.

Trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt thường chậm phát triển cân nặng, chậm phát triển cơ thể.

Biểu hiện về sinh học của thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu và thiếu hụt sắt.

Đặc điểm thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu nhược sắt và hồng cầu nhỏ, Nồng độ huyết cầu tố hồng cầu giảm dưới 300g/l huyết cầu tố trung bình hồng cầu  dưới 28 picogram và thể tích hồng cầu trung bình dưới 80 femtolit.

Lượng Fe huyết thanh thấp dưới 500mg/l (hay dưới 500mg/dl )khả năng năng gắn sắt toàn phần tăng, nên chỉ số bão hoà transfein (Fe huyết thanh x 100; khả năng gắn sắt toàn phần) dưới 16%  song giá trị của 2 chì số này hạn chế vì giới hạn của người bình thường rộng cà chỉ số bão hoà transfein còn thay đổi khi nhiễm khuẩn.

Định lượng feritin có giá trị phản ánh đúng tình trạng dự trữ sắt của cơ thể, có sự song song giữa lượng feritin huyết thanh với mức độ dự trữ sắt cơ thể. Khi thiếu sắt, lượng feritin huyết thanh giảm dưới 12mg/l.

Khi thiếu sắt, sự tổng hợp huyết cầu tố giảm nên protopocphyrin tự do hồng cầu tăng trên 700mg/l (hay trên 70mg/dl) protopocphyrin tự do hồng cầu tăng rất sớm từ khi thiếu sắt còn rất nhẹ.

Bảng 5 chỉ số sinh học khi thiếu sắt

CHỈ SỐ SINH HỌC

KHI THIẾU SẮT

Fe huyết thanh

Chỉ số bão hoà transferin

Feritin huyết thanh

Protopocphyrin tự do hồng cầu

Dưới 500mg/l

Dưới 16%

Dưới 12mg/l

Trên 700mg/l

 

 

Thiếu máu thiếu sắt gây ra nhiều hậu quả như sau:

Ảnh hưởng tới thai nghén: thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai ảnh hưởng lớn tới thai nghén. Thiếu máu nặng dễ gây ra nguy cơ đẻ non, chậm phát triển bào thai trong tử cung, cân nặng trẻ sơ sinh lúc đẻ thấp, quá sản rau thai và giảm tiết ơstriol. thiếu máu thiếu sắt nặng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tử vong đối với thai nhi và sản phụ.

Ngoài ra thiếu máu thiếu sắt kéo dài  làm giảm khả năng lao động do ảnh hưởng tới tiêu thụ năng lượng và tỉ lệ oxy tới tổ chức. thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới trí tuệ, nên ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ em.

Khi thiếu sắt, hoạt tính peroxydaza tủy (myeloperoxydaza) và các enzym trong tương bào bạch cầu giảm, nên giảm khả năng thực bào, cũng như giảm thể dịch và tế bào. Do đó, thiếu máu thiếu sắt làm giảm khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn của cơ thể.

Điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm điều trị bộ sung sắt, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều trị bệnh chính gây rối loạn hấp thu và mất sắt.

Điều trị bổ sung sắt bằng cách cho uống các muối sắt, tốt nhất là các muối sắt có hoá trị 2 vì dễ hấp thu hơn, liều lượng để có hiệu quả điều trị là 4 –6mg sắt/kg thể trọng/ngày có thể  dùng sunfat sắt 20mg/kg thể trọng/ngày (100mg gluconat sắt có 20mg Fe) chia 2 – 3 lần trong ngày, uống giữa hai bữa ăn. Hoặcgluconat sắt 40mg/kg thể trọng/ngày (mg gluconat sắt có 11mg Fe) chia 2 –3 lần, uống giữa hai bữa ăn.

Thời gian điều trị 8 –12 tuần, có thể hồi phục được lượng huyết cầu tố trở về bình thường. nhưng mục đích cuối cùng của việc điều trị là hồi phục cả lượng dự trữ sắt của cơ thể, nên có thể kéo dài thời gian điều trị các chế phẩm có sắt, người bệnh có thể buôn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, ợ hơi nóng, táo bón hoặc tiêu chảy, khi đó có thể giảm bớt liều hoặc cho uống cách xa bữa ăn.

Trường hợp có rối loạn tiêu hoá năng, có hội chứng kém hấp thu sắt, kh6ong dùng đường uống được, có thể dùng cách tiêm bắp hay tĩnh mạch. Thuốc dùng là sắt – dextran, sắt- socbotol – axit xitric hay sắt – socbotol axit gluconic. Tổng liều sắt cần cho để nâng huyết cầu tố trở về bình thường và bổ sung sắt dự trữ tính như sau.

HbBT  - HbBN

Lượng Fe (mg)                                                x Vx 3,4 x 1,5

100

HbBT: huyết cầu tố bình thường

11g/dl với trẻ dưới 6 tuổi

12g/dl với trẻ trên 6 tuổi và phụ nữ

13g/dl với người lớn nam

HbBT: huyết cầu tố của bệnh nhân (g/dl)

3,4: 1g Hb cần 3,4mg Fe

1,5: thêm 50% cho sắt dự trữ

Nên chia nhỏ liều, tiêm cách ngày hay cách tuần, với trẻ nhỏ, khởi đầu, chỉ nên cho 50 mg Fe (1ml sắt – dextran có 50mg Fe) có thể có phản ứng chỗ tiêm, chỗ tiêm đau, kích thích thần kinh thực vật, rối loạn tuần hoàn, sốc.

Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với từng lứa tuổi, lưu ý các thức ăn có nhiều sắt nguồn gốc động vật, thực vật và các thức ăn dễ hấp thu sắt sắt như phần trên đã trình bày.

Vitamin C làm tăng hấp thu sắt, có thể cho viêm vitamin C 0,1g x 3 – 5 viên/ngày

Đồng thời điều trị các bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm giảm hấp thu sắt sắt và cácbệnh gây chảy máu mạn tính làm mất quá nhiều sắt.

Phòng bệnh nhân việc phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt phải thực hiện từ sớm, lưu ý tới nhóm có nguy cơ như khóm trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, các trẻ đẻ non, đẻ thấp cân, đẻ sinh đôi và hụ nữ có thai, có nhiều biện pháp đề phòng ngừa.

Việc giáo dục dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng làm hạn chế tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Đối với trẻ em, cần bảo đảm để trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung nước quả từ tháng hai, ba, cho ăn bổ sung từ tháng năm đủ thành phần, ngũ cốc, đạm động vật và thực vật, rau quả, dầu mỡ, cho bú mẹ sớm ngay từ khi sanh, cai sữa từ sau 12 – 18 tháng tuổi. với trẻ đẻ non. Đẻ thấp có bổ sung sắt hoặc điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20mg/ngày từ tháng thứ 2 sau khi sinh, đối với phụ nữ có thai, cần có chế độ ăn bổ sung những tháng cuối của thời kì thai, cần ăn những thức ăn giàu sắt. Phát hiện sớm phụ nữ có thai thiếu máu thiếu sắt để điều trị bằng chế phẩm sắt

Theo dõi tăng trưởng và tiêm chủng cho trẻ để phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng, phòng các bệnh nhiễm khuẩn có ý nghĩa lớn để phòng thiếu máu thiếu sắt.

Cần điều trị sớm các bệnh mạn tính đường tiêu hoá, các bệnh giun sán, các bệnh gây chảu máu mạn tính, làm hạn chế tình trạng thiếu sắt. đồng thời sử dụng thuốc an toàn, nhất là các thuốc làm hạn chế hấp thu sắt như các thuốc có photphat, phytat, cacbonat, hay oxalat, đặc biệt với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thực hiện kế hoạch hoá gia đình cũng hạn chế bớt tình trạng thiếu máu thiếu sắt.


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình