Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thư dãn luyện tập như thế nào?

Theo nghiên cứ của Giáo sư Nguyễn Việt:

Ở Việt Nam, cũng như ở nước ngoài, các bệnh do stress tâm lí xã hội gây ra nhiều loại và chiếm tỉ số cao, các bệnh chức năng chiếm khoảng 40 – 60% tổng số các bệnh được khám ở các phòng khám đa khoa; các bệnh tâm căn chiếm 5 – 6% dân số, Các rối loạn cơ thể tâm sinh có tỉ số cao trong nhiều chuyên khoa (tim mạch, tiêu hoá, phụ khoa , w.)

Các bệnh kể trên, do stress tâm lí xã hội gây ra, chủ yếu điều trị bằng những liệu pháp tâm lí, trong đó có liệu pháp thư dãn luyện tập. Thư dãn là thuật ngữ phản ánh hai trạng thái cơ bản cần đạt được trong liệu pháp tâm lí, thư thái tâm thần và dãn mềm cơ bắp. Luyện tập trong liệu pháp này bao gồm các liệu pháp tăng cường hiệu lực cho thư dãn cần được luyện tập có hệ thống và cơ hướng dẫn: thở bụng (khí công) và các tư thế yoya. Thư dãn chủ yếu dựa vào các phương pháp luyện tập tữ sinh của schultz nhưng có cải tiến làm cho giản đơn, và rút ngắn được thời gian luyện tập, thở bụng và tư thế yoga là những phần luyện tập cơ thể của trường phái yoga có tác dụng đến tâm lí và cơ thể mà không mang sắc thái bí ẩn, siêu hình.

Như vậy liệu pháp thư dãn luyện tập là một liệu pháp tâm lí được hình thành trên cơ sở kết hợp phương pháp luyện tập tự sinh shultz một phần đáng kể chịu ảnh hưởng của phương pháp yoga như sư dụng cơ chế ám thị vào các bài tập cấp thấp và cơ chế nhập thiền ào các bài tập cấp cao. phương pháp này chữa các rối loạn tâm sinh do stress gây ra có nhiều kết quả. Tuy nhiên, các bài tập cấp cao còn mang nhiều màu sắc huyền bí khó hiểu có yoga và thiền nên hiện nay rất ít các nhà điều trị tâm lí sử dụng, ở cấp thấp, các bài tập quá nhiều đòi hỏi có thời gian dài, dễ làm người bệnh nãn lòng. Bởi vậy trong hàng chụp năm đầu sau khi ra đời, phương pháp Schultz không được hưởng ướng nhiều, đến thập kỉ 60, nhiều tác giả chú ý đến phương pháp này và tiến hành những cải tiến cho ngắn gọn hơn, dễ tiếp thu hơn, Do đó, các phương pháp Schultz cải tiến ngày càng được áp rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay ở nga từ lâu vẫn dùng liệu pháp thôi miên để chữa bệnh tâm sinh. Đến thập kỉ 60, một số tác giả cũng nghiên cứu dùng thư dãn thay cho thôi miên. Hiện nay Nga cũng là một trong nhiều nước đang phổ biến rộng rãi phương pháp thư dãn trên vô tuyến truyền hình.

Ở Việt Nam quá trình tìm kiếm một liệu pháp tâm lí thích hợp và có hiệu lực có thể chia ra các giai đoạn sau:

Giai đoạn trước năm 1966: Chủ yếu dùng liệu pháp thuyết phục và ám thị khi thức để chữa các bệnh tâm sinh.

Giai đoạn sau năm 1966: bên cạnh 2 liệu pháp nói trên, áp dụng thêm  liệu pháp thôi miên: liệu pháp thôi miên đã chữa có kết quả; nhiều chứng bệnh tâm sinh phức tạp khác nhau không chữa được bằng ám thị khi thức. Tuy nhiên, đến thập kỉ 70, các nhà tâm thần học nước ta nhận thấy trong hoàn cảnh Việt Nam, liệu pháp thôi miên đòi hỏi nhiều thời gian nên chỉ phục vụ được ít bệnh nhân; bệnh nhân chữa bệnh bằng thôi miên phụ thuộc vào thầy thuốc, ít chủ động rèn luyện để tự chữa bệnh và đề phòng tái phát, có nhiều triệu chứng bệnh không chữa được bằng thôi miên; có thể có biến chứng tai nạn.)

Giai đoạn từ 1975 đến nay: liệu pháp thư dãn luyện tập đã trở thành liệu pháp tâm lí chủ yếu nhiều điểm cải tiến (đặc biệt dùng băng nghi âm đề luyện tập). Từ đầu thập kỉ 80 đến nay, liệu pháp thư dãn luyện tập đã được áp dụng ở nhiều  cơ sở tâm thần trong cả nước, trong chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp, nghành tim mạch, Việt Nam đã sử dụng liệu pháp  thư giãn luyện tập như một trong những liệu pháp chủ yếu. ở Bệnh viện Bạch mai còn áp dụng liệu pháp tập tính (behavior therapy) Nếu dùng liệu pháp thư dãn luyện tập và liệu pháp tập  tính không kết quả thì mới dùng đến liệu pháp thôi miên.

Nội dung phương pháp liệu pháp thư dãn luyện tập gồm phần:

Thư dãn: gồm 3 bài tập cơ bản và 1 bài tập chuyên biệt;

Luyện tập: gồm thở bụng và các tư thế yoga

Trao đổi tập thể về 5 quan điểm sống loại trừ căng thẳng.

Thư dãn

Bài tập thứ nhất (tâm thần thư thái): người tập tốt nhất ở tư thế nằm, trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu, Có thể tập ở tư thế ngồi thoải mái trên ghế tựa. Mắt nhắm, tay chân duỗi thẳng, cơ bắp để mềm hoàn toàn. Thở từ từ, đều đặn, nhịp nhàng, tốt  hơn thở theo kiểu khí công, phương pháp hai hì (từ từ hít vào à phình bụng lên, từ từ thở ra và thót bụng lặi) tập trung  tư tưởng lắng nghe lời hướng dẫ của thầy thuốc hay băng nghi  âm, nhẫm thầm trong các oc câu “toàn thân yên tĩnh”nhẩm từ từ nhịp nhàng, thở vào và nhẫm hai từ “toàn thân”thở ra nhẫm hai từ “yên tĩnh” Đồng thời với nhẩm toàn cơ thể thoải mái dễ chịu, tâm thần thư thái.

Tiêu chuẩn đạt kết quả: Tư tưởng tập trung dễ dàng vào câu  nhẩm, không bị phân tán theo những ý nghĩ khác. Cảm thấy tâm thần và cơ thể thoái mái, dễ chịu, có thể đạt kết quả tốt sau 1 –2 tuần tập luyện (mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 5 –10phút).

Bài tập thứ hai (dãn mềm cơ bắp): nằm nhắm mắt, thở bụng ,w . như bài 1. Nhẩm theo thầy thuốc hay băng nghi âm câu: “tay phải nặng dần” coơ bắp gây ra cảm giác nặng tứ chi và toàn thân như khi ngủ. Nhẩm từ từ, nhịp nhàng theo nhịp thở, hít vào và nhẩm hai từ “tay phải” , thở ra nhẫm hai từ “nặng dần”, đồng thời với nhẫm, tưởng tượng tay phải mỗi lúc mỗi năng hơn, trĩu xuống, dính chặt vào gường. Khi cảm giác nặng đã xuất hiện ở tay phải thì chuyển sang tập tay trái, sau khi trái đạt kết quả, lại chuyển sang tập hai chân, cuối cùng tập cảm giác nặng toàn thân. Lúc mới tập, đạt kết quả ở tay phải rồi mới chuyển sang tập tay trái, nhưng khi đã thành thạo, có thể tập ngay cảm giác nặng toàn thân, không phải tập qua các khâu trước.

Tiêu chuẩn đạt kết quả: Vẫn giữ được tình trạng tâm thần thư thái, tư tưởng tập trung của bài 1 có cam3 giác nằng nặng dễ chịu của người sắp ngủ, vaì phút đã có thể gây ra cảm giác toàn thân. Trung bình sau một tuần tập luyện có thể đạt kết quả trên (mỗi ngày tập 1 –2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút).

Bài tập thứ ba: (toả ấm toàn thân): Nằm nhắm mắt, thở bụng , w. như bài 1 và 2 nhẩm nhịp nhàng theo thầy thuốc hay băng nghi âm cẩu” tay phải ấm dần

Hít vào nhẩm hai từ “tay phải”  thở ra nhẩm hai từ “ấm dần” đồng thời  với nhẩm tưởng tưởng  có một lànhơi ấm, tỏa ra từ tay phải thì chuyển sang luyện tập tay trái. Rồi đến chân, cuối cùng tập cảm giác ấm toàn thân. Cần chú ý gây cảm giác ấm toàn thân chứ không phải cảm giác nóng.

Tiêu chuẩn đạt kết quả: Vẫn giữ được tâm thần thư thái, tư tưởng tập trung của bài 1 và trạng thái nặng toàn thân một cách dễ chịu của bài 2 có thâm cảm giác ấm áp dễ chịu toả ra từ tay chân và toàn thân. Trung bình sau hai tuần tập luyện đã có kết quả trên (mỗi ngày tập  1- 2 lần, mỗi lần 5 –10 phút) thông thường tập ba bài cơ bản nói trên theo thứ tự mô tả. Tuy nhiên, đối với những người khó tập trung tư tưởng, nội tâm khó ổn định thì có thể tập bài giảng mềm cơ bắp và toả ấm cơ thể trước, sau đó tập bài tâm thần thư thái, như thế sẽ đạt kết quả dễ dàng hơn.

Bài tập chuyên biệt (khác nhau tùy thoe từng loại bệnh, từng loại bệnh nhân) sau 2 – 3 tuần tích cực luyện tập, đasố bệnh nhân đã có thể làm thành thạo 3 bài tập cơ bản, nghĩa là bất cứ tình huống nào cũng có thể, trong vaì phút tự gây cho mình trạng thái tâm thần thư thái, dãn mềm cơ bắp và toả ấm cơ thể. Lúc bấy giờ thâỳ thuốc sẽ hướng dẫn bài tập chuyên biệt cho từng bệnhnhân, câu nhẫmđể tự ám thị trong bài tập này  do thầy thuốc bàn bạc với bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các hiện tượng chủ yếu của bệnh, câu nhẩm có thể thay đổi theo tiến triển của bệnh. Có nhiều trường hợp, sau khi tập song ba bài cơ bản, người bệnh đã thấy triệu chứng chủ yếu của bệnh giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, vẫn cần bài tập chuyên biệt để kết quả tốt hơn và bền vững hơn.

Luyện tập

Trong liệu pháp thư dãn luyện tập, thư dãn là phần chủ yếu, luyện tập là phần kết hợp thứ yếu.

Thở bụng (khí công): là phương pháp thở sử dụng cơ hoành thở chậm và thở kèm theo tập trung tư tưởng, theo dõi nhịp thở, thở vào theo đường mũi, thở từ từ, kéo dài, đồng thời đẩy cơ hoàng xuống, phình bụng ra , thở ra cũng theo đường mũi, thở từ từ, kèo dài, đồng thời nâng cơ hoàng lên, thót bụng lại. Đó là cách thở 2 thì, người  bệnh nên dùng cách này. Có một cách thở khác gọi là cách thở 4 thì: sau khi thở vào thì nín thở, sau khi thở ra cũng nín thở, thời gian nín thở bằng một nửa thời gian thở vào và thỡ ra, có thể dùng công thức sau đây, thở vào 8 giây, thở ra 4 giây, thở ra 8 giây, nín thở 4 giây.

Các tư thế yoga: có 7 tư thế chúng tôi thường dùng là hoa sen, vặn võ đỗ, cây nến, cái cày, con rắn,cái đe và nằm lịm (các tư thế này được mô tả trong các sách chuyên khảo về yoga và được hướng dẫn ở các phòng thư giãn luyện tập)cái cần đạt được là trong các tư thế khó vẫn thư giãn dễ dàng, không lâm vào tình trạng buồn ngủ và các cơ khớp ngày càng mềm dẻo hơn, vững vàng hơn, trong liệu pháp thư dãn luyện tập, bao giờ cũng phát kết hợp với tư thế thở bụng và thư dãn tất cả lồng vào nhau, tập trong 30 phút mỗi lần, mỗi ngàt tập 1 –2 lần (tùy từng bệnh) buổi sáng tập sau khi thức dậy, buổi tối   tập trước khi đi ngủ.

Trao đổi tập thể về 5 quan điểm sống loại trừ căng thẳng (áp dụng theo các cán bộ về hưu tập luyện theo nhóm, hay cho bệnh nhân được điều trị theo nhóm) 5 quan điểm sau đây có tính chất tham khảo để mỗi nhóm, sau khi trao đổi, tử vạch ra những quan điểm sống riêng; Nghiêm túc với mình, độ lượng với người; Sống giản dị, thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm; Yêu công việc mình đang làm, yêu khía cạnh tốt của người khác nhau tăng thêm nhiều phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực; Luôn làm chủ cơ thể, tâm thần và hoàn cảnh.

Cơ chế tác động của liệu pháp thư dãn luyện tập.

Cơ chế tác động của thư dãn: nguyên tắc chung là sử dụng tối đa tác động qua lại chặt chẽ giữa tâm thần và cơ thể chủ yếu sử dụng cơ chế tự ám thị và cơ chế tác động ngược sinh học.

Cơ chế tự ám thị: tự ám thị là dùng ý nghĩ tập trung cao độ tác động đến cơ thể, điều khiển cơ thể thực hiện những điều mình mong muốn (tự làm cho toàn thân nặng, ấm, thư thái , w.)chính do tư thế tự ám thị mà các tu sĩ yoga Ấn Độ có thể tự giảm thân nhiệt, tự làm chậm nhịp tim và nhịp thở, tự đưa mình vào trạng thái động miên (hibernaton) và nhờ vậy có thể chịu đựng  được thử thách chôn sống đến một tuần. trong chứng mang thai tưởng tượng, chính do ám thị mà người phụ nữ, một cách vô thức, tự gây cho mình biến đổi trong cơ thể giống như có mang thật (mất kinh, dấu hiệu sinh dục phụ, bụng to dần ,w .) trong thôi miên, bệnh nhân, bằng cách tự ám thị, thực hiện những lòi ám  thị của thầy thuốc để loại trừ những triệu chứng cũng do bệnh nhân tự ám thị gây ra. Những người tập thư dãn cũng vậy. Bằng cách tập trung ý nghỉ và mong muốn cao độ, qua câu nhẩm của các baì tập họ tự gây cho mình 3 tráng thái yên tĩnh, ấm và nặng giống như giai đoạn đầu của trạng thái thôi miên. Trạng thái này có tác dụng phục hồi năng lượng tâm thần, làm dịu các căng thẳng tâm lí và sẵn sàng thực hiện các ám thị của thầy thuốc.

Cơ chế tác động ngược sinh học: tác động của dãn cơ, trong các bài tập thư dãn, bài tập dãn mềm cơ bắp là quan trọng nhất. Trương lực liên quan rất mật thiết với nhiều hoạt động tâm thần ,đặc biệt với hoạt động cảm xúc, theo wallon “ trạng thái căng thẳng tâm thần” Romen (nga ) trình bài các cơ chế tác động ngược của dãn cơ như sau: “trương lực cơ có liên quan về mặt sinh lí giải phẫu với vùng đồ thị - dưới đồi, trung khu của cảm xúc” khi cảm xúc căng thẵng. Vùng này bị hưng phấn và gây phản ứng tăng trương lực cơ. Đó là tác động đi xuống. Trái lại, khi có được dãn ra thì theo đường liên hệ ngược, trạng thái dãn cơ này sẽ thông báo lên vùng đồi thị - dưới đồi làm hạ tính phản ứng của vùng này đồng thời làm giảm tính hưng phấn cảm xúc, làm mất căng thẳng, theo Wolpe (Mĩ) thư dãn có tác dụng làm giảm lo âu, do đó, dùng thư dãn làm phương pháp nền cho một liệu pháp tập tính bởi lẽ lo âu là trạng thái chung của các bệnh tâm sinh dục cơ chế tác động của luyện tập.

Tác động của các tư thế yoga: tư thế cũng phụ thuộc phạm trù trương lực cơ,  tư thế là trương lực được phân phối khác nhau ở các khớp cơ để giữ các cơ khớp ở một vị tr1i nhất định. Theo Wallon thì những thay đổi tư thế yoga có những tác động riêng đến tam thần và cơ thể. Nói chung , các tư thế yoga đền giữ cho cơ thể trong tư thế tĩnh, bất động, làm cho tâm thần lắg xuống. làm dịu đi những cảm giác bồn chồn, xao xuyến do stress gây ra, các tư thế yoga còn giúp tăng cường sự tập trung tư tưởng trong quá trình tự ám thị.

Tác động của thở bụng: thở bụng đòi hỏi phải tập trung ý nghĩ theo dõi hơi thở do đó tăng cường quá trình tự ám thị của thư dãn, Widlocher (pháp) cho rằng thở bụng sử dụng cơ hoàng và ngược lại với thông khí quá mức (thể nhanh) sử dụng các cơ liên sườn. Thở nhanh và loạn nhịp và một đáp ứng với trạng thái lo âu. Thở nhanh tăng kiềm trong máu và có thể gây ra một cơn tétanie hay một cơn hen suyễn. Thở chậm và nhịp nhàng có liên quan  đến  trạng thái bình thản. Tác giả đề nghị dùng thư dãn à thở bụng để chửa lo âu,

triệu chứng cơ bản của các bệnh tâm sinh.

Chỉ định của liệu pháp thư dãn luyện tập: Ở các phòng thư dãn luyện tập chuyên khoa, trung bình sau 3 tuần luyện tập, người bệnh đã có thể nắm vững phương pháp và tiếp tục luyện tập ở nhà.

Ở một số người, sau 3 tuần, các triệu chứng cơ bản đã thuyên giảm. Những trường hợp phức tạp phải tiếp tục điều trị theo bài tập chuyên biệt vài ba tuần nữa.

Đối với người bệnh nói chung liệu pháp thư dãn luyện tập có thể dùng để chữa hầu hết các bệnh stress tâm lí gây ra các bệnh tâm căn: bệnh tâm căn suy nhược, các trạng thái lo âu, trạng thái ám ảnh, trạng thái phân li, (trước gọi là hysteria) như liệt, tê, câm, điếc, mù, run, w, (tất cà đều tâm sinh) . Các rối loạn cơ thể tâm sinh tăng huyết áp, loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt, hen suyễn, các chứng đau, vảy nến, sạm da, ngứa, bất lực tình dục, xuất tinh sớm, lãnh đạm tình dục , w. (tất cả đều tâm sinh). Các rối loạn tâm căn đơn chứng ở trẻ em như đái dầm, nói lắp, tic, các rối loạn tập tính, w. Các trạng thái nghiện thuốc độc: Nghiện rượu, Nghiện ma túy, Nghiện thuốc lá , w

Đối với những người khoẻ, liệu pháp thư dãn luyện tập có thể áp dụng để rèn luyện tâm lí – cơ thể trong những trường hợp sau: huấn luyện các vận động viêm làm chủ tâm thần trong hoàn cảnh thi đấu căng thẳng (ghành thể thao Việt Nam đã sử dụng liệu pháp thư dãn luyện tập để nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viêm bắn súng). Huấn luyện thích nghi với hoàn cảnh thay đổi đột ngột, thức và ngủ đúng giờ (lái xe, lái tàu, cán bộ thường trực các ga, w.), tăng cường sức khoẻ cho những người có tuổi.

Chỉ có một vài chống chỉ định tương đối như các bệnh loạn thần, những ngươì không thích thư dãn luyện tập, những người lớn tuổi có tăng huyết áp (không tập các tư thế cây nến, cái cày và thở bụng 4 thì có nín thở).

Liệu pháp thư dãn luyện tập đã được nghiên cứu từ thập kỉ 70 và đã được tổng kết knih nghiệm, Liệu pháp thư dãn luyện tập đã tỏ ra là một liệu pháp tâm lí đơn giản, có hiệu lực và phù hợp với các đặc điểm tâm lí xã hội của Việt Nam.

Đặc biệt, với việc dùng băng nghi âm để huấn luyện nhiều người cùng một lúc với khâu trao đổi nhóm 5 quan điểm sống loại trừ căng thẳng, liệu pháp thư dãn luyện tập có thể sử dụng như một liệu pháp tâm lí tập thể, tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực, hiệu lực hơn so với các liệu pháp tâm lí cá nhân khác.

Hiện nay, chỉ trừ một số ít trường hợp phải sử dụng đến liệu pháp thôi miên hay liệu pháp tập tính, đa số các rối loạn do stress gây ra có thể điều trị có kết quả bằng liệu pháp thư dãn luyện tập.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình