Theo nghiên cứu của Giáo sư Lê Minh:
Thực y là một bộ môn khoa học nghiên cứu cách ăn uống hợp lí, phù hợp với thể tạng để đảm bảo cân bằng sinh học (hay bình quân âm dương) của cơ thể đã nhằm tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh. Thực y còn chia ra thực dưỡng – cách ăn uống đúng phép để sống khoẻ mạnh và thực trị - cách ăn phù hợp với trạng thái bệnh lí của cơ thể để phục hồi sức khoẻ, khắc phục bệnh tật.
Theo quan điểm của phương đông, thông qua các khâu chọn lọc thực phẩm thích hợp chế biến đúng cách, ăn uống đúng mức, bảo đảm hấp thụ tính chất của thức ăn thuận lợi, thực y cải biến tinh (huyết dịch) và từ đó tác động đến khí, thần đó là ba yếu tố căn bản tạo nên sinh lực của cơ thể. Theo quan điểm của phương tây thấy thông qua hoạt động tiêu hoá và tuần hoàn, thực y cung cấp cho tế bào những chất liệu mới, phù hợp để tế bào được đổi mới, về chất trong quá trình tự hủy và tái tạo, nh8àm thay đổi cơ cấu nền tảng của cơ thể. Như vậy, thực y tác động đến những yếu tố cơ bản nhất, làm thay đổi cấu trúc vật chất nhỏ nhất của cơ thể, do đó là một phương pháp dưỡng sinh phòng bệnh tận gốc, chứ không phải là cách chữa triệu chứng tạm thời hay dựa theo kinh nghiệm dân gian thiếu cơ sở khoa học.
Thực y đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, ở phương động cũng như ở phương tây. Từ buổi sơ khai, con người đã thấy rõ tầm quan trọng của thức ăn: Họ không thế sống nếu không có thức ăn. Dần dà, con người hiểu rằng thức ăn không những quyết định sự sinh tồn mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức lực, tầm vóc, khí chất, tình cảm, tinh thần của con người. Đồng thời, họ cũng nhận thức được tính chất hai mặt của thức ăn. “Thức ăn là nguồn gốc của sức khoẻ hay bệnh tật”, họ đã truyền miệng để dành lại con cháu “ăn được ngủ được là tiên” nhưng cũng biết nhắc nhở “ bệnh tồng khẩu nhập” (bệnh từ miệng vào), (tham thực cực thân), (ngạn ngữ phương đông), hay “con người dùng răng để tạo đào huyệt cho mình” ( ngạn ngữ phương tây). Trong y văn cổ xưa từng nghi : “vì thuốc hay nhứt là thức ăn ”.
Ở phương tây, trong tập sách “nói về gió” danh y Hipocrate đã viết: “ thuốc gì chữa khỏi bệnh đói? thức ăn làm đươc việc đó, do vậy trong thuốc ”.
Trong những năm 1770 – 77, Lavoissier A. (pháp) đã chứng minh rằng ăn vào cơ thể người và động vật bị đốt cháy và sinh nhiệt, đặt cơ sở ban đầu cho thuyết năng lượng, dùng năng lượng làm tiêu chẩu để xác định nhu cầu ăn uống của cơ thể và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Vào giữa thế kỉ 19, Liegigj. (đức) đã phân tích thức ăn chứa 3 nhóm chất hữu cơ cơ bản : Đạm (Protit), đường (Gluxit), Mở (Lipit) và một số chất vơ cơ … đến cuối thế kỉ 19, Voit, Gubaeg đã góp phần xây dựng một số tiêu chuẩn sử dụng đạm, mở đồng thời Lunin M. – và nhiều người khác đã phát hiện hàng lọt chất vi lượng có trong thực phẩm mà người ta gọi là vitamin.
Năm 1886, bác sĩ Eijkman (Hà Lan) được cử đến đảo Java để nghiên cứu bệnh tê phù. Sao 12 năm ông chữa tê phù bằng cải thiện ăn uống, ông đã khám phá ra vitamin B1 và đã được giải thưởng Nobel. Năm 1911 nhà sinh học Casimirfunth nhận xét nguyên nhân một số bệnh rickets, scocbut, belagra cũng do thiếu vitamin (thiếu vitamin D mà trẻ em sinh bệnh ricket; thiếu vitamin C nên những người đi biển lâu ngày hay bị bệnh scorbut, thiếu vitamin PP. Nên ở những bộ tộc ăn ngô quanh năm mà không luột ngô với nước vôi thường có nhiều ngưới mắc bệnh Pelagra). Bác sĩ Alexis Carrel (pháp) được giải thưởng Nobel về y học năm 1940 đã nêu “cáiquyết định tình trạng cơ thể là thức ăn. Thức ăn làm nên cơ thể. Bác sĩ lão khoa Iôn orđenianu (rumani) khi nói về ăn uống đã nêu trong sách “làm thế nào để sống lâu” (1970): “nghệ thuật ăn uống hợp lí dạy ta tránh được 100 thứ bệnh thường chui qua miệng ” và xác nhận “ở động vật nói chung và con người nói riêng thực phẩm đã cung cấp cho cơ thể ” nguyên liệu để chuyển hoá thành nguồn năng lượng cần thiết cho việc triển khai tất cả các quá trình sống,Ai cũng biết rằng cơ thể được tạo nên bởi hàng triệu tế bào. Phần lớn số tế bào này bị phá hủy và thay thế vào đó là sự hình thành những tế bào khác. Các quá trình này chỉ được thực hiện khi cơ thể có chất liệu xây dựng cần thiết. Chất liệu này cũng do thức ăn mang lại.
Thời gian gần đây, theo tài liệu “con người và các hoạt chất sinh học” của Brekhman I. I (Matxcơva , 1980) người ta thấy tất cả các hoạt chất sinh học đều thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể thực vật,con người và sinh quyển hoặc được sử dụng để tạo ra những tác dụng nhất định. Hoạt chất sinh học của thực phẩm làm chức năng tạo thành của cơ thể. Giữa hai loại chất này không có ranh giới rõ rệt. thức ăn là nguồn vật chất sinh học chủ yếu. Còn có loại thuốc chữa bệnh về thực chất cũng chỉ là một bộ phận của hoạt chất sinh học. lượng thuốc trung bình mà một người sống trong suốt cuộc đời có thể chứa hết trong hai lòng bàn tay. Còn lượng chất khô trung bình mà người dùng làm thức ăn hàng ngày là 1kg và trong cả cuộc đời 70 năm sẽ hơn 25 tấn! Lượng chất đó lớn gấp hàng trăm ngàn lần lượng hợp chất hoá học đi vào cơ thể dưới dạng thuốc chữa bệnh. Mặc dù hàng ngàn hợp chất sinh học được tiêu thụ với số lượng rất lớn cùng với thức ăn và có ảnh hưởng quyết định đối với sức khoẻ con người, nhưng hiện nay chúng còn được nghiên cứu rất ít. Trong báo spotnik 1984 bài “Ăn rau quả hay ăn thịt” có nêu: ở Kapkaz nhân là vùng abkhadia và Daghestan, người ta thống kê được có rất nhiều cụ ông sống trên 100 tuổi khoẻ mạnh, điềm đạm, nhân hậu, khẩu phần ăn của họ chủ yếu gồm ngũ cốcvà các loại ra quả, thảo mộc, ….”
Kết quả điều tra này, có lẽ cũng phần nào trùng hợp với bản báo cáo “Những mục tiêu dinh dưỡng của Hoa Kì” (1977 – 1978 ) – kết quả 9 năm nghiên cứu của Ủy ban chuyên về dinh dưỡng, do thượng nghị sĩ mac Govern chủ trì đã kết luận 4 yếu tố dinh dưỡng có thể gây bệnh, kể cả ung thư là thừa chất béo, thừa protein, thừa calori và thiếu chất xơ cũng như nghèo hyđrat – cacbon phức hợp. Nguồn gluxit của chúng ta- yếu tố tạo năng lượng chủ yếu – chỉ gồm có những thức ăn tinh lọc như đường cát tinh và bột trắng.
Nhiều người có uy tính nhất trên thế giới khoa học Hoa Kì gần đây xác định tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật. Bác sĩ Ted Cooper (hoà kì) đã phát biểu: Mặc dầu các chuyên viên có thể chưa nhất trí về những nguyên nhân đặc biệt của bệnh này hay bệnh kia, nhưng người ta cũng thu được những bằng chứng cho thấy lượng và phẩm của món ăn thức uống mà chúng ta tiêu thụ trong xã hội thừa mứa này đã tạo cơ hội phát sinh bệnh ung thư trực tràng và cũng như ung thư trực tràng, nó liên quan với việcc ăn nhiều chất béo …
Bác sĩ Gio Gori, Phó giám đốc viện ung thư quốc gia lên tiếng “những điều tra về bệnh học cho thấy những bệnh ung thư tùy thuộc cách ăn uống, gồm có ung thư dạ dày, gan, vú, tiền liệt tuyến, ruột già, ruột non, trực tràng. ” Bác sĩ Mark Megsted, giáo sư đại học trừ Harvard và là giám đốc trung tâm sinh dưỡng của con người thuộc bộ nông nghiệp Hoà kì đã viết trong bản báo cáo; “tôi có đầy đủ bằng chứng và ngày càng nhiều thêm để cảnh cáo và chứng minh rõ thêm rằng nguyên nhân chính của cái chết và tình trạng suy thoái sức khoẻ ở Hoa kì đều liên hệ với cách ăn uống của chúng ta” , w.
Ở Bỉ, bác sĩ khoa Marc Van Canwenberghe đã đọc bản báo cáo “ung thư và chế độ uống điều trị” tại Đại hội bàn về ung thư tổ chúc năm 1977, trong đó có nêu 3 trong 4 trường hợp ung thư đã được ông chữa khỏi bằng ăn uống. ở Hoa kì (1978), bác sĩ Anthony Sattilaro, Giám đốc một bệnh viện lớn ở philadelphia bị ung thư tiền liệt tuyến và tinh hoàn đã chay để chửa khỏi bệnh và đã viết một cuốn tự thuật “trở về với cuộc sống” (Recalled by life) và cuốn “sống thuận với ttự nhiên” (living well naturallu) làm xôn xao giới y học hoa kì cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã có những trung tâm thực dưỡng và thực trị.
Ở phương Đông, trong tuyển Taiteria Upanisha cổ điển của ấn độ cũng đã nghi: Mọi sinh vật sinh ra từ thực phẩm, chết đi lại quay vòng về vật chất để trở thành thực phẩm, chết đi lại quay vòng về vật chất để trở thành thực phẩm, chính thực phẩm là cội rễ của động vật. Chính thực phẩm chỉ có thực phẩm mới là thuốc chữa bách bệnh”. Thời xưa không có sự phân chia rõ rệt giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền của các nước đông nam Á thì trong các thứ thuốc có rất nhiều loại cây củ, mầm hạt được dùng làmthức ăn. Trong tập “quy tắc của y học” (canous de la médecine) tác giả avicenne (Ibn sina, 980 - 103), người Iran, cứ sau khoảng 3 trang, ông viếc về thức ăn có tính thuốc”và “ thôúc có tính thức ăn” và trong “y pháp” có 80% các thứ cây cỏ được dùng làm gia vị đã được avicenne coi như những vị thuốc. Ở Trung Quốc, từ đời nhà Chu đã có chức ngự y có trách nhiệm chỉ đạo phương pháp chữa bệnh bằng thức ăn trong triều đình. Đời nhà đường, Mạnh Thân viết; “Bản thảo chữa bệnh bằng thức ăn”, tiết rằng sách đã thất lạc. Năm 1807, bác sĩ Stall (Hunggari) đã it2m thấy bản chép tay của mạnh Thân trong hang đá Đôn Hoàng ở Cam Tức và sau đó đã được dịch sang tiếng Anh. Từ đó các nhà y học thế giới mới biết rằng từ thế kỉ thứ 8 Trung Quốc đã có thuyết dinh dưỡng bằng thức ăn. Ngoài ra, Trần Tồn Nhân biên soạn bộ “tân tân hữu vị đàm” mà mới đây (4 . 1992) đã dịch sang tiếng Việt lấy tên là “thức ăn chữa bệnh của Trung Quốc”. Các danh y như kỳ Bá cũng chỉ dẫn; “dùng thuốc không bằng giảm ăn” (phục được bất như giảm khẩu). Danh y Trương Hoa đời tần tần thì khuyên răn người có tuổi: “ăn càng ít, cơ thể càng khoẻ, tuổi thọ càng cao, “ăn càng nhiều, cơ thể càng yếu, tuổi thọ càng giảm”.
Ở Nhật Bản, nhà dinh dưỡng học là Trung Vĩ Vạn Tam căn cứ tập sách của Mạnh Thân (Trung Quốc) mà viết quyển “khảo sát về bản thảo chữa bệnh bằng thức ăn Trung Quốc ” Bác sĩ sagen Isizuka là bácsĩ đầu tiên Ở Nhật Bản chủ trương chữa bệnh bằng thức ăn. Qua quá trình nghiên cứu ông nghi nhận: “sự sống ở thức ăn con người là động vật ăn ngũ cốc. Ăn đúng là phải có sự hài hoà chất hữa cơ và vô cơ, ngay trong loại vô cơ cũng đặc biệt phải đều hoà giữa muối natri với muối kali và nên ăn trọn vẹn một thực phẩm như ăn cá cả con để hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng thiên nhiên hài hoà có trong thực phẩm đó. chữa bệnh trước hết phải uống nắn lại thức ăn cho đúng” Osawa G. đã khảo cứu về quân bình âm dương trong cơ thể, chủ yếu nên dùng thực phẩm nguồn thực vật với thức ăn chính là gạo lứt và muối vừng. bác sĩ mòrishita keichi, hội trưởng hội y học tự nhiên Nhật Bản xác định: “ăn thức ăn thiên nhiên sức khỏe dồi dào mà không cần thuốc và bệnh tật là hậu quả của việc đi chệch “thực tính” Mọi sinh vật trên trái đất này đều có “thực tính” này có nghĩa là để duy trì hệ sinh thái đã được cân đối, khung cảnh của bầu trời đã xây dựng cho cu6ọc sống kéo dài tháng năm. Cho đến nay, có nhiều bác sĩ nghiên cứu áp dụng phương pháp phòng chữa bệnh bằng thức ăn như: Nacagaoa, terajima phumio, phutaghi, w. và đặc biệt là giáo sư bác sĩ Michio Kushi còn đi sâu nghiên cứu chữa những bệnh nan y trong đó có bệnh ung thư. Ông nhận định: “nếu ta cứ tiếp tục ăn vào những chất độc, chất thừa (thừa calor) thì khả năng bài tiết của cơ thể dần dần trở nên bất lực, cơ thể chỉ còn phương cách cuối cùng để sinh tồn là gom những chất độc ấy vào một cơ quan của cơ thể, thường là vú, bộ sinh dục, phổi, những chất độc ấy ứ động thành khối tựu độc để ung thư phát sinh và khi đã được phát hiện ta không nên quá lo lắng đến khối u mà phải chú tâm xem xét và thay đổi thức ăn. Số chất độc thặng dư tồn trữ trong cơ thể dưới hình thức cục bướu sẽ bị tiêu diệt dần dần.”.
Ở Việt Nam , Hải Thượng Lãn Ông là một bạc đại danh y thế kỉ 17 trong quyển “khôn hoá thái chân” đã viết; tì vị là cái bể của 12 kinh khi đã bị hư bì bệnh của 12 kinh lần lượt hiện ra. Do đó: “Trăm bệnh đều do tì vị sinh ra” và không có thùy, cốc (thức uống và cơm gạo) thì không sao tạo nên sức lực cho thân thể, chúng là cốc của khí huyết” Hải Thượng đã từng khuyên: “thức ăn thay thuốc có phần lợi hơn” đặc biệt cây lúa, ngoài tác dụng cung cấp thực phẩm chính là gạo, còn là một trong những cây được Đại y thiền sư tuệ tĩnh thế kỉ 14 liệt vào loại thảo dược qúy giá nhấtdùng trong thực y. Trong “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh cũng như “y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng có nói về loài và dược thảo này đã được nhiều lương y trong nước vận dụng kết quả. Đúng như Ohsawa G. đã nhận xét “phương pháp ăn uống theo dịch lí âm dương, lấy ngũ cốc làm chính đã có sẳn trong nền đông y nguyên thủy từ trên 5000 năm nay … và Việt Nam là quê hương của phương pháp thực dưỡng (tạp chí ying yang 6 . 1965) trước năm 1975, tại nhiều thành phố Huế, Đà Nẳng, Sài gòn cũng có những “quán ăn chữa bệnh” “quá ăn chay” và nơi chỉ dẫ thực hành phương pháp thực dưỡng lấy tên “nhà ohsawa” như tại Gia Định.
Năm 1987 – 88 câu lạc bộ thực dưỡng thành phố hồ Chí Minh đã cùng trung tâm đào tạo và nghiên cứu y dược học cổ truyền, theo dõi điều trị trên 100 bệnh nhân trên 25 loại bệnh bằng phương pháp thực trị có kết quả. ở nhiều thành phố như thủ đô Hà Nội, thành Phố hồ Chí Minh, Hải phòng, Nam Định, w. nhiều câu lạc bộ dưỡng sinh đã phổ biến ứng dụng thực y nhằm tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật đã mang lại hiệu quả.
|