Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thực y trong y học phương Đông như thế nào?

Theo thuyết thiên nhiên nhân hợp nhất, các bộ phận trong cơ thể con người liên quan chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau hợp thành một thể thống nhất. Giữa hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh thái của thiên nhiên và con người có mối liên hệ khăng khít. Trời nuôi dưỡng con người bằng ngũ khí (phong, thử, thấp, táo, hàn). Đất nuôi con người bằng ngũ vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn). Ngũ khí tác động vào cơ thể con người, nếu bình thường thì giúp cho con người; mắt nhìn thấy mọi vật, tai nghe rõ mọi âm thanhvà có đủ công năng giúp cho ngũ vị chuyến hoá tốt. Ngũ vị thu nạp vào tì vị, nếu bình thường thì chuyển hoá tạo ra năng lượng và sinh ra thần … Nội kinh còn phân tích sự tướng tác giữa khí (thiên khí, địa khí, nhân khí) theo thời tiết từng mùa, từng tháng, nếu ngũ khí và ngũ vị tác động vào cơ thể không bình thường (quá thừa hoặc không đủ) thì sẽ sinh ra bệnh tật. Muốn dồi dào sinh lực, ngoài ngũ khí ra con người còn phải dựa vào thực phẩm là những chất hữu cơ được thực vật quang hợp từ năng lượng của mặt trời, các động vật đều phải nhờ thực phẩm thực vật mới có được chất hữu cơ để sống, đồng thời cần sử dụng những thực phẩm thiên nhiên có sẵn tại địa phương vì thực phẩm là cầu nối con người với thiên nhiên, giúp cơ thể bảo đảm cân bằng sinh học của vũ trụ.

Theo thuyết âm dương mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều hình thành do sự kết hợp của hai nguyên thể âm dương đối lập mà thống nhất với nhau, nương tựa và chi phối lẫn nhau để tạo nên sự vận động, chuyển hoá, sinh thành, huỷ diệt của bản thân sự vật và hiện tượng. Trong tự nhiên, từng giới, từng loài, từng giống, cho đến từng cá thể đều hàm chứa một tỉ lệ âm dương hòa hợp riêng biệt, xác định tính đặt thù của chúng. Và chính giải bất tận của hoà hợp âm dương đó đã tạo nên sự khác biệt, tính đa dạng, tính phức hợp muôn màu muôn vẻ của giới tự nhiên. Con người, một sinh vật có cấu tạo cực kì tinh vi, có khả năng vô cùng phong phú cũng không nằm ngoài quy luật chung đó mà lại chính là sản phẩm kì diệu cuối cùng trong quá trình tiến hóa, gan lọc vô tận của âm dương. Cũng như trong mọi sinh vật, ở con người, vật chất được cấu trúc theo một tỉ lệ phù hợp của âm dương, từng cơ quan trong cơ thể là quá trình chuyển hoá, tác động qua lại của hai yếu tố âm dương, đã duy trì hoạt động qua lại của các yếu tố âm dương, đã duy trì hoạt động sống của cơ thể, quá trình sống, quá trình tiêu thụ sinh sản năng lượng, sinh lực cũng là quá trình tiêu trưởng, chuyển hoá ấy, âm dương luôn luôn biến đổi, lúc thăng lúc giảm, khi vơi khi đầy, nhưng bao giờ cũng được giữ trong một ngưỡng thăng bằng nhất định để âm không lấn át dương, hoặc dương không lấn át âm. Ngưỡng thăng bằng về âm dương luôn luôn biến đổi và được cơ thể tự duy trì đó gọi là thế quân bình âm dương. Một cơ thể bảo đảm được quân bình âm dương thì khoẻ mạnh, thoải mái; một cơ thể mất quân bình âm dương thì tuỳ theo mức độ sẽ khó chịu, suy yếu dần hoặc mắc bệnh tật.

Âm dương là nguồn gốc của sinh mạng khí huyết nhằm bồi đắp âm dương và thức ăn (các thành phần tập trung nhiều tính chất của động, thực vật) lại tạo ra khí huyết, bởi vậy biết chọn lọc thức ăn có âm dương hoà hợp với âm dương của cơ thể thì khí huyết sẽ trong lành, sung mãn, âm dương cơ thể được điều hoà, bảo đảm cho cơ thể khoẻ mạnh.

Theo y học phương Đông, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp từng giai đoạn cuộc sống, biến đổi theo dịch lí âm dương.

Giai đoạn sống

Bào thai

Trẻ con

Thanh niên

Người già

Quá trình biến đổi

Âm

Dương

Âm

Dương

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn dương nhiều hơn

Thức ăn âm nhiều hơn

Thức ăn dương nhiều hơn

Thức ăn âm nhiều hơn

Nhìn vào tiến trình trên, ta có thể lập ra chế độ dinh dưỡng của từng lứa tuổi bằng cách chọn thức ăn phù hợp, thực phẩm cũng như dược phẩm – tác nhân phòng bệnh và trị bệnh – đều có thể phân định âm dương theo những mặt sau.

Mầu sắc: Trước một mầu sắc người ta cảm, thấy nóng hơn là dương, và Trước một mầu sắc người ta cảm, thấy lạnh hơn là âm. Ví dụ: mầu đỏ, da cam, vàng lục, xanh, chàm tím (màu của cầu vồng) nằm giữa haicực từ dương sang âm. Trong thực y, những thức ăn và rau củ như cà rốt, bí đỏ, (màu đỏ) là thực phẩm mang tính dương nhiều hơn âm, dưa gang (màu xang), cà tím, (màu tím)… mang tính âm nhiều hơn dương… Mùi vị, những vị cay, chua, ngọt mang tính âm hơn những vị mặn, đắng.

Ngoài cách phân định âm dương bằng màu sắc, mùi vị còn chú ý cả trọng lượng, thứ nào nặng hơn thì dương hơn, thứ nào nhiều nước hơn thì âm hơn và ngược lại, riêng về thực vật còn dựa vào sinh trưởng của rễ củ, loại nào rễ, củ mọc càng sâu dưới đất (hướng tâm) thì dương càng nhiều hơn, củ mài, củ sắn dây, củ sâm, củ cải,  càrốt , w. và mọc nông hoặc mọc lan trên mặt đất (li tâm) thì âm hơn như củ khoại, củ lạc, cà chua, w.

Tính âm dương của thực phẩm còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thổ ngơi: mùa đông nhiều thức ăn dương hơn mùa hạ nhiều thức ăn âm hơn mùa đông,  ở xứ lạnh, nhiều thức ăn dương là những thứ sinh sản dễ dàng hơn là những thực phẩm âm và trái lại ở xứ nóng nhiều thức ăn âm hơn là thức ăn dương. Tất cả những hiện trạng này đều là sự cân bằng sinh thái của thiên nhiên theo nguyên lí âm dương.

Những cách phân định thực phẩm theo những hình thức trên chủ yếu là những kinh nghiệm. Những thập kỉ gần đây, góp phần hiện đại hoá nội dung này, Ohsawa G. trong tác phẩm “triết âm dương trong thuật trường sinh” (1955) đã nêu ra lí thuyết của Aagen Isizuka (bác sĩ Nhật Bản ) rằng sự tương khắc bổ khuyết của natri và kali giữ một nhiệm vụ rất quan trọng về vật chất lẫn tinh thần của con người. Theo Aagen Isizuka thì quân bình của cơ thể người khoẻ mạnh ở trong tỉ số âm dương bằng 5 và sự phân định âm dương của những thực phẩm phải được xác định một số yếu tố. Mầu sắc, hình thái, tỉ trọng hay trọng lượng, tỉ lệ nước sự chuyển hoá, đồng hoá, dị hoá, tác động của cơ thể, hình thể và tâm lí, sự phân phối theo điạ lí, theo cao độ và khí hậu, không gian và thời gian, y lí và triết lí… Ngoài ra, nhờ phương pháp quang có thể phân định một cách khái quát tính chất của thực phẩm này tùy theo lượng kali (K) so với lượng natri (Na) mà nó chứa. Na có thể coi như là một chất biểu thị của nhóm dương và K – nhóm âm, tác dụng K/Na rất thực dụng vì K và Na được tìm thấy trong hầu hết các hoá hợp. Điều này, không những góp phần lí giải những chất phân định trên mà còn là một phương pháp đơn giản dựa trên tỉ số K/Na như sau: những thực phẩm thích hợp nhất để giử tỉ lệ quân bình âm dương trong cơ thể phải ở trong sự tương ứng K/Na = 5 , tất cả những thứ gì có tỉ số bé hơn 5 thì  dương nhiều hơn âm và những thứ gì có tỉ số lớn hơn 5 thì âm nhiều hơn dương. Sau đây trích một số thực phẩm thường dùng được phân định theo tỉ số k/Na (tính theo 100g) của bác sĩ kandoin nghi trong tác phẩm của ohsawa G.

Bảng phân định K, Na, trong thực phẩm:

Gạo lứt                       124                 27,5

Gạo xát trắng             160                 2

Ngô (bắp)                   340                 40

Bánh bột mì    100                 500

Củ cãi                         350                 110

Cà rốt                         410                 31

Cà tím                         220                 5

Rau Cần,su haò        350                 50

Dưa cãi                      490                 730

Bầu, bí                        480                 0,4

Dưa chuột                  480                 0,8

Rau dền                      790                 190

Măng              240                 2

Đậu ve                        300                 0,8

Hành                           130                 1

Ớt                                140                 6

Rau diếp                    140                 12

Khoai tây                    410                 0,6 – 0,5

Xà lách, xà lách quăn            180     7,3

Cà chua chín 230                 3

Dứa tươi (thơm)       230                 2

                                100                 3

Chuối              400                 0,1

Chanh                         190                 2

Quýt                            150                 2

Dưa gang                  230                 2

Dâu ta                         150                 0,2

Cam tươi                   170                 0,2

Bưởi                           140                 2

Dưa hấu                     110                 0,3

Đào                             250                 3

Táo                             68                    0,1

Mận                             140                 0,1

Nho                             250                 6

Lạc (đậu phọng)        740                 0,8

Dừa tươi                    370                 20

Ô mai              600                 5

ĐỘNG VẬT

Thịt lợn không mỡ     300                 70

Thịt lợn có mỡ           170                 40

Gan lợn                      350                 77

Lưỡi lợn                     260                 100

Thịt bò không mỡ      380                 50

Gan bò                       300                 90

Cật, bầu dục bò         310                 210

Lòng ruột bò  19                    46

Trứng gà                    130                 140

Lòng đỏ trứng gà      85                    34

Lòng trắng trứng gà 140                  200

Sữa người                 45                    13

Sữa bò nguyên chất 150                  50

Sữa bột                      1150               38

                               4-15                5-223

Pho mát                      130                 540

Cá thu tươi                360                 60

Cá mè                        300                 67

Cá mòi                       360                 60

Cá măng                    350                 75

Cá lờn bơn                250                 150

Nước uống

trà                                17                    0,4

Cà phê                       88                    0,3

TỈ SỐ K/Na chỉ là một trong những chỉ số chính để phân định âm dương của thực phẩm. Trong thực tế ứng dung cần kết hợp nhiều yếu tố: Mầu sắc, mùi vị… chẳng hạn về phương diện hoá học, những phức hợp nào giàu chất H, C, Li, As, Na….

Thì dương nhiều hơn các chất giàu K, S, P, O, A… ngay các vitamin cũng được phân định như: vitamin C, B1, B­2­, B­­6, B12, PP thì âm hơn và vitamin D, K, E, A thì du7ong hơn. Tỉ số K/Na trong cùng cơ thể động vật theo cơ quan phủ, tạng, w. (xem bảng phân định).

Cũng như dược phẩm trong y học thực phẩm không tách rời quy luận sinh khắc của ngũ hành, nó bổ sung và cụ thể hoá cho học thiết âm dương. Ví dụ về mùi vị, y học phương đông đã nêu: “vị cay lên phổi” chua vào gan, ngọt vào tì, mặn vào thận, đắng vào tim”

Bảng quy nạp ngũ hành về mùi vị, mầu sắc của thực phẩm

MÙI VỊ

MÀU SẮC

BỘ PHẬN CƠ THỂ

Đắng

Chua

Đỏ

Xanh

Tầm

Can

Ngọt

Cay

Ngọt

Vàng

Trắng

Đen

Phế

Thận

Danh y Hải Thượng trong tập “vể sinh yếu quyết” có đoạn viết bằng văn vần nói về ngũ vị tác động đến ngũ tạng thể hiện ngũ hành quy chẳng hay đâu mà – Đắng nhiều hại phế (phổi) khô da. Mặn nhiều tâm (tim)  lạnh, máu tà phải ngưng – Quá trình can động rút gân – Quá cay chai thịt, môi quăn hại tì – Ngọt nhiều cũng chẳng ích gì – Tì chen, thận yếu, xương tê, tóc cằn”.

Ngoài ra, đối với thức ăn động vật cũng thực vật khi vào cơ thể, không những mang tính âm dương, hàn nhiệt sẵn có mà còn chịu tác động của ngũ hành sinh khắc, ví dụ: Hạt quýt vị đắng, tính bình vào hai kim can và thận, vỏ quýt, vị cay, tính ôn vào 2 kinh tì và phế. Ở Trung Quốc, từ trước đến nay đều dùng phổi trị bệnh phổi, dùng tim trị bệnh tim, dùng gan trị bệnh gan, dùng óc trị bệnh óc, w. người ta cho đó là thói quen dân dã, ít ai chú ý đến. Nhưng từ khi phát minh học thuyết “nội tiết” và phương pháp “chữa bệnh bằng tạng”, người ta mới thay đôỉ quan niệm và cho đó  là một phát minh lớn. Hiện nay thuốc chữa tim nổi tiếng của Đức cũng là chế từ tim bò, nhiều nước đã có thuốc chiết xuất từ gan, từ thận, từ tinh hoàn, từ rau thai nhi, tuyến giáp trạng. w. Những thứ này trong sách “thiên kinh phương” Đời đường đều có ghi chép trong “phương pháp trị bệnh bằng tạng khí”.

Cách chế biến, bào chế thực phẩm cũng có thể làm thay đổi chất lượng và tính chất của chúng để biến thành thuốc chữa bệnh. Ví dụ: khoai lang là một thức ăn, nhưng khoai lang nướng thành than tồn tính lại là vị thuốc đau bụng, chướng hơi, cũng như nhân quả táo (toan táo nhân) đem sao đen thì thành vị thuốc chữa mất ngũ. Ngược lại, thục địa là vị thuốc bổ nhưng hầm thục với củ sen và thịt, cho ta một món canh hấp dẫn và bổ dưỡng, w. Dùng muối và lửa có thể tăng tính dương của thức ăn. Ngược lại, dùng nước để âm hoá thức ăn. Ví dụ: Cà tím nhiều tính âm (K/Na – 220/5), nhưng cà muối càng nhiều muối, càng để lâu càng tăng tính dương – cá thu tươi (K/Na =360/60) hơi âm, nhưng cá thu muối thì lại rất dương, cá trim, thịt kho kĩ dưới ảnh hưởng của nhiệt cũng được dương hoá nhiều hơn. Ngược lại, gạo xát trắng (K/Na = 160/2) vốn đã nạp trong mùi vị của thực phẩm như sau: “vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay – Ăn nhiều sinh bệnh

âm, nếu đem ngâm nước đểlàm bún sẽ rất âm.

Chế biến thực phẩm dưới dạng nào tùy theo khẩu vị và kĩ thuật, nhưng việc giữ nguyên hạt gạo (gao lứt)  để ăn rất nên khuyến khích, nhiều nơi  trên thế giới đã chú ý bắt đầu dùng gạo không xát cũng như xay lúa mì nguyên hạt làm bột để làm bánh mì. Nấu chín thức ăn có điểm lợi là dương hoá, khử và làm mềm thức ăn để dễ tiêu hoá, nhưng cũng có điểm không lợi . Ví dụ:

Khi nấu chín các loại rau cũng bị mất nhiều vitamin, đặc biệt vitamin C rất dễ bị phân hủy, còn vitamin  gặp ánh sáng và nhiệt độ cũng biến đổi rất nhanh, khi xào nấu các thứ rau thì nên cho mắn muối, trộn đều nước. Khi nấu trên đậy vung, nhỏ lửa và không đảo trộn nhiều lần. Nướng rán qua lửa các loại thịt cá, thì lớn ngoài đen sạm lại nên đã mất ít nhiều axit amin, nhất là lysin dễ bị huỷ diệt ở nhiệt độ cao. Khi nấu các thức ăn chua có thể hao phí nhiều trytophan, vì axit amin này dễ bị hủy trong môi trường axit ở nhiệt độ cao. Không nên đun lâu món canh cá chua mà có thể nấu cá và đồ chua riêng rồi trộn lẫn trước khi ăn. Đối với rau để ăn sống, nếu đem ngâm thuốc tím hoặc nước có clo để khử trùng thì vitamin C cũng vị huỷ phần lớn, vì tính chất dễ bị oxy hoá của nó.

Tốt nhất là ăn sống rau không bón phân tươi, khôngphun thuốc trừ sâu, khi ăn, chỉ cần rữa kĩ bằng nước sạch. Thức ăn trữ lâu trong tủ lạnh cũng không còn nguyên vẹn như lúc còn tươi, ở khoảng nhiệt độ - 5oC nhiều loại vi khuẩn vẫn còn nẩy nở được, thịt cá muốn để lâu phải giữ ở nhiệt độ dưới 18oC. Nước cam hoặc nước qủ ép được làm đông lạnh ngay thì khoảng 2 – 3 thánh sau số vitamin C chỉ còn 50%  Đồ hôp như cà chua, dưa hộp, w. để lâu cũng không nên dùng, vì những mối hàn bằng chì khi gặp axit đã biến thành hợp chất.

Thực dưỡng các bác sĩ Rumani đề ra 4 điều ăn uống hợp lí sau đây:

Tôn trọng  tuyệt đối giờ ăn và phân phối hợp lí lượng thức ăn cho các bữa ăn, bửa sáng (6 – 7 giờ) chiếm 25% khẩu phần cả ngày và bao gồm những thức ăn tạo nhiệt lượng như: Thịt, bơ, pho mát, bánh mì, Bữa trựa (11 – 12 giờ) nhẹ nhành hơn, chiếm 15% khẩu phần cả ngày, Bữa chiều đi nằm (2 – 3giờ ) chiếm 10%, gồm sữa chua, sữa, pho mát, hoa quả, cách ăn 4 bữa một ngày làm cho người ta sảng khoái, tăng sức làm việc, giữ sức khoẻ và tránh béo phì. Thức ăn phải thật phong phú và phải baogồm thực phẩm động vật và thực vật. Thức ăn không được vượt quá nhu cầu của cơ thể, ăn uống từ tốn, điều độ, chỉ ăn lúc đói và không bao giờ ăn quá no.

Thực dưỡng Trung Quốc nhấn mạnh 3 điều quan trọng đối vói thực phẩm chế biến là “rẻ, tiện, bổ dưỡng” người Trung Quốc thích ăn các loại phụ, các loại rau xanh.

Ở Nhật Bản, Oshwa G. đã đề ra 10 cách thức ăn sau đây:

Số

Ngũ cốc (%)

Rau

Cháo

Thịt

Xà lách

Tráng miệng

Thức uống

7

6

5

4

3

2

1

-1

-2

-3

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

 

10

20

20

30

30

30

30

30

30

 

 

 

10

10

10

10

10

10

10

 

 

 

 

 

10

10

20

25

15

 

 

 

 

 

 

 

10

10

15

 

 

 

 

 

 

 

 

5

5

 

 

 

Càng

ít

càng

tốt

 

Mười cách ăn trên cơ sở điều hoà âm dương nên giứp cơ thể phục hồi sinh lực nhanh, ta có thể chọn một trong 10 cách thức trên theo tập quán, sở thích ăn uống.

Ở Việt Nam trong “vệ sinh yếu quyết” Hải thượng từng khuyên: “vệ sinh ăn uống trước tiên”

Khuyên ăn uống trước tiên

Khuyên ăn thanh đạm, khuyên kiêng đậm nồng.

Cao lương tích trệ sinh ung

Rau tương thanh đạm, đói lòng cũng ngon

Ăn nhiều ngũ cốc tốt hơn.

Thịt trà tanh béo sinh đờm, lãi giun

Có câu thanh thực cực thân

Bệnh tòng khẩu nhập ta cần phải kiêng

Muốn cho ngũ tạng được yên,

Bớt ăn mấy miếng, thịt thèm giảm đau.

Chết vì bội thực cũng nhiều.

Ngờ đâu lại có người nghèo chết no

Còn người phú nhàn cư

Ngày đêm yến tiệc, ăn no lại nằm

Rượu say rồi lại nhập phòng

Khỏi sao tích trệ, phòng chết non

Câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng một phương thức ăn uống hợp lí như sau:

thức ăn chính: gạo: (gạo lứt là tốt nhất) và cốc lại khác (ngô, khoai, mì, kê, sắn) 50 – 60%

thức ăn phụ: các loại rau củ, đậu, rong biển, w. 40- 50%

thức ăn không nhất thiết phải dùng thường xuyên: thịt cá, đường và các sản phẩm gốc động vật (bơ, sữa): 3 -5%

thức ăn làm gia vị: dầu, dấm, nước chấm vừa đủ, hoa quả tráng miệng: 5 – 10%

phương thức này bảo đảm các chất bổ dưỡng thiết yếu và nhu cầu năng lượng theo khẩu phần trung bình của viện vệ sinh dịch tễ trung ương: đạm (protit) 12% mỡ (lipit) 15 – 20%, đường, bột (gluxit) 65 –75%

Riêng đối với người lớn tuổi, cần chú ý không ăn nhiều dẫn tới thừa năng lượng. Ăn khoảng 80% nhu cầu là tốt nhất, nên tăng chất, bớt lượng một ít, các nhà dinh dưỡng cho biết rằng người lớn tuổi ăn uống quá mức còn nguy hiểm hơn là thanh niên ăn uống  thiếu thốn. trong khẩu phần ăn hiện nay có 3 thứ cxần giảm là muối (nên dùng muối biển) mỡ (nên thay mỡ động vật thành dầu thực vật), đường (nên dùng đường thô, chưa tinh chế) và 2 thức nên tăng là đạm thực vật (chú ý rau quả chín tươi) và sữa chua (nếu có).   Tthành phần và tỉ lệ như trên chỉ có tính tương đối, vì mỗi loại thức ăn đều là “tổng thể” của những chất thiết yếu, hơn nữa tỉ lệ này có thể thay đổi tùy từng vùng, từng cá nhân, chú ý cách nấu nướng, thay đổi món ăn hợp khẩu vị. Ăn phải nhai kĩ, giứp cho một phần thức ăn tiêu hoá ngya ở trên miệng nhờ  các enzym trong nước bọt tiếc ra, thực hiện đúng chức năng tiêu hoá nghiền nhuyễn thức ăn (80% nhờ răng miệng, phần còn lại là dạ dày). Khi thức ăn được nhai kĩ mức độ hấp thu được tăng 25%. Nhai kĩ còn làm ấm thêm các loại thức ăn lạnh và phát huy được tác dụng của nước bọt (còn gọi là ngọc dịch) trong dinh dưỡng. không uống trước khi đi ngủ, vì ban đêm cơ thể cần nghỉ ngơi, do đó khó tiêu hoá thức ăn. Sau khi hoạt động mệt nhọc, căng thẳng, không nên ăn ngay.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình