Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Dùng thực phẩm để chữa bệnh như thế nào?

Dùng thực phẩm để chữa bệnh, nhiều nhà thực dưỡng xưa và nay, đều thống nhất dùng cốc loại làm thức ăn chính, thức ăn phụ là rau, củ đậu, trái cây, thịt cá với số lượng vừa phải, tùy theo thể trọng từng ngày, tùy theo môi trường sống, tùy theo từng dân tộc, tập quán.

Ví dụ: chữa bệnh về tim mạch có thể ăn uống như sau:

Bánh mì đen (lúa mì lứt): 159g, bánh mì trắng 100g, thịt 12% (1/2 là thực vật), dầu 18%, mỡ 10% kèm theo vitamin E và vitamin nhóm B (theo y học Hoa Kì)

Dùng cơm gạo lứt trọn tạp cốc (gạo lứt 60%, kiều mạch 10%, đậu đỏ 10%, đậu đen 10%, kê 10%) kèm theo thức ăn rau củ: rau câu, nấm, mộc nhĩ, cải bắp, hành, cà chua, ớt, mùi tây, xà lách, khoai sọ, cá nhỏ, ốc hến, xào nấu bằng dầu thực vật. Ngoài ra, còn uống dầu lòng đỏ trứng gà (theo y học Nhật).

Dùng chủ yếu là cơm lứt muối vừng, nhai thật kĩ và uống ít nước, uống thêm dầu lòng đỏ trứng gà để giúp chi tim khoẻ lên, không riêng bệnh về tim mạch mà với mọi bệnh đều có thể điều trị bằng cơm gạo lứt với muối vừng (cách ăn số 7 theo bảng Ohaswa G. ở trên).

Dùng thức ăn chính cũng là cơm gạo lứt hoặc bánh mì đen kèm với muối vừng. thức ăn phụ: tùy theo tình trạng, mức độ diễn biến của từng bệnh nhân mà vận dụng theo tỉ lệ 6 phần rau, 3 phần thức ăn động vật (cá nhỏ, chim nhỏ) 1 phần hải thảo (rau câu) Gia vị: chút ít đường đỏ hoặc đen, dầu thực vật, không dùng đạm chế biến bằng chất hoá học. vì huyết dịch, thể dịch của họ có toan tính cao, cần tăng thức ăn có tính kiềm để trung hoà.

Để chữa các bệnh thông thường (táo bón, rối loạn, tiêu hoá, nhức đầu…) cũng như một số bệnh nặng (tim mạch, thấp khớp, đái đường…), câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh trong năm năm qua ứng dụng có nhọc lọc những kinh nghiệm của các nhà thực dưỡng nước ngoài, kết hợp  với chế độ dinh dưỡng hiện đại 3 loại thực đơn (I, II, III) dùng trong 3 giai đoạn (điều trị, điều dưỡng và an thần) với 3 quy định.

Dùng cốc loại tại địa phương làm ăn chính.

Đảm bảo thực phẩm tốt giữ được tính thiên nhiên trong nuôi trồng và chế biến chú ý điều hoà quân bình âm dương trong từng thực đơn.

Đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu ở tỉ lệ cân đối, thích hợp với từng người bệnh.

THỰC ĐƠN 1: dùng trong giai đoạn  “điều trị” giống như cách ăn số 7 của Ohasawa G.. gồm 3 thực phẩm chủ yếu : gạo lứt, muối và vừng. ba thứ này, về dược lí, đều có tác dụng điều hoà âm dương và năm kinh ngũ tạng; đáp ứng đầu đủ năng lượng và những chất bổ dưỡng thiết yếu của cơ thể.

LIỀU DÙNG: thức ăn chính gạo (tẻ) lứt 100% số lượng tùy mức ăn của từng người, của từng thể tạng, với người Việt Nam không quá 400g mỗi ngày. Nấu cháo, cơm hoặc làm bánh … tuỳ khẩu vị, tuyệt đối không pha hoá hoặc dầu mỡ. Muối và vừng, chế biến thành muối vừng, tỉ lệ muối và vừng tùy trạng thái của người bệnh. Dựa theo phân lỏng hay bón là điều chỉnh tỉ lệ giữa muối và vừng,

Phân bón; 1g muối, 10 –12g vừng

Phân lỏng: 1g muối trộn với 6 –7g vừng

Thức uống: Gạo lứt rang sẩm đun sôi khoảng 30 – 40 phút, ủ vào giỏ nước để uống ấm.

Ăn theo thực đơn I cho đến khi nào bệnh bắt đầu ổn định.

Đơn I có gia thêm nững thức ăn đặc hiệu đối với từng loại bệnh, nhằm   tăng thêm hiệu lực chữa bệnh.

Thức ăn chính: Gạo tẻ 60% trọn tạp cốc, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, kê, ngô… mỗi thứ 5 –10%)muối vùng, liều lượng và cách sử dụng như thực đơn I

Thức ăn phụ: các loại rau, củ (rau câu, cà rốt, bíđỏ, nấm, bột nhĩ, cải bắp, khoai sọ, hành, tỏi, w) các loại cá nhỏ, ốc, hến,, w. xào nấu bằng dầu thực vật. Mỗi ngày 50 – 200g thức ăn phụ với chỉ định riêng thích hợp với từng ệnh cụ thể.

Ví dụ 1: Chứng táo bón thường xuyên:

Thức ăn phụ: Các loại rong biển chứa alginin là chất xơ thực vật có hiệu quả cao về điều chỉnh ruột, có ion đầy mạn thay cũ đổi mới tế bào, lọc máu, đặc biệt khoai lang cũng có nhiều chất xơ, chứa nhiều pestin, tạo ra lớp màng đọng lại ở thành ruột làm thông đại tiên. Ngoài ra, nó ức chế sự lên men lại trong ruột, đồng thời ngăn chặn sự hấp thu chất độc, nhưng không ăn nhiều. trong mận khô có các loại khoáng như canxi, lân, sắt, kali, natri, magiê, w. có nhiều vitamin A, B1, B2, D, axit nió hiệu quả cao về điều chỉnh ruột, lọc máu và được dùng làm thuóc nhâụn tràng thiên nhiên, dùng liên tục khoảng mọt tuần có

hiệu quả tốt.

Thức uống: Theo thực đơn I hoặc nước ngải cứu, hà thủ ô,

Lưu ý: Để điều chỉnh nhịp điệu của ruột, trong khi điều trị chỉ nên ăn hai bữa (sáng, trưa). Ssáng dậy uống trà mận muối, kết hợp với xoa bóp vùng bụng, tập thể dục nhẹ nhành cũng thúc đẩy thông đại tiện có hiệu quả.

Ví dụ 2: Bệnh đái tháo đường:

Thức ăn phụ: Đỗ đỏ, bí đỏ đẩy mạnh hoạt động của tụy, thúc đẩy sinh sản chất iasulin. Các loại hành, tỏi có tác dụng nâng cao hấp thu vitamin nhóm B1, ăn những thứ này cùng với loại rau có vitamin  càng có hiệu quả, vì trong máu của người bệnh đái tháo đường thiếu nhiều vitamin B6, B­2, B1. Cà rốt, ngó sen có nhiều chất xơ, tác dụng ngăn chặn trị số đường huyết tăng cao, các loại nấm hương, mộc nhĩ tăng hiệu quả của vitamin D trong cơ thể, có tác dụng phân giải xử lí thành phần đường huyết là thiếu chất khoáng. Xì dầu chứa nhiều loại khoáng, men và các loại a câu chứa nhiều iot, canxi, w. ăn lẫn với cá nhỏ, ốc, sò cũng tốt, Gần đây, mới được mới được biết vai trò quan trọng của chất cromiumm trong insulin, thiếu chất cromum thì insulin không được sử dụng hữu hiệu, chất này có trong vỏ hạt ngũ cốc và đặc biệt có nhiều trong men.

Thức ăn: theo thực đơn I hoặc nước cam thảo, nước ép các loại rau: lá tía tô, lá củ cải, cà rốt, cải bắp. có thể dùng thêm sữa đậu, nước rau câu mầm mộng, tác dụng lọc máu.

Lưu ý: Muốn điều trị tậm gốc bệnh đái tháo đường, trước hết cần thôi ăn tất cả những thực phẩm tinh chế trắng, thiếu vitamin, khoáng và xơ… hoạt động thể dục cũng giảm một phần nào nhu cầu insulin.

Ví dụ 3: Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch.

Có thể trộn bột mì (chứa nhiều rutin bổ mao mạch) tăng  cường ăn rau câu (có nhiều axit aglinic để  xử lí chất béo) thêm nấm, mộc nhĩ (có chất sitosterin ngăn  chặn xơ cứng động mạch). Nên dùng thực phẩm lên men như tương , xì dầu để nêm hoặc chấm (có axit linoleic, lexitin) giúp đàn hồi của thành mạch ngoài ra còn có chống tạp khuẩn ở ruột, tạo hồng cầu. Bổ sung thực phẩm có nhiều flo như cải bắp, súp lơ, tỏi, rau dền… xào nấu lẫn với loại rau củ như tỏi, ngó sen, củ cải bí đỏ, rau câu, mùi, giá đỗ, đậu, tía tô.. nên ăn thêm ớt, giá đổ có nhiều sinh tố (nhiều colin, vitamin K giúp loại colestreon).

Thức uống: Như thực đơn I hoặc một số thức uống chế biến dưới dạng trà, ví dụ: bệnh nhiễm mở xơ mạch dùng là chua me đất đun sôi; đối với người bệnh ăn nhiều thịt thì dùng nước ép cà chua, cà rốt, táo, cam quýt,… uống riêng hoặc pha lẫn càng hiệu quả.

Thời gian ăn theo thực đơn II có đến khi bệnh hoàn toàn ổn định thực đơn III: Dùng trong giai đoạn “an dưỡng” chuyển từ chế độ thực trị sang chế độ thực dưỡng nhằm cũng cố và tăng cường sức khoẻ. Người bệnh tự chăm sóc, nuôi dưỡng mình bằng cách lựa chọn thức ăn hàng ngày cho hợp lí và sự theo dõi phân, nước tiểu theo phương pháp rất đơn giảm của Ohsawa nếu thấy phân thành khuôn màu da cam sẫm hoặc màu nâu, nổi trên mặt nước, không hôi lắm, nước tiểu màu vàng nhạt và trong, số lượng trong ngày vào khoảng 1500ml không nhiều quá và không ít quá. Như vậy,  thức ăn ngày hôm trước là hợp lí, dạt quân bình âm dương. Nhưng nếu phân nhão có màu nhạt hoặc màu xanh là đã có ăn nhiều thứ âm tính. Nếu phân táo bón là đã ăn nhiều thức ăn có dương tính. Nếu tiểu tiện quá nhiều hoặc quá ít mà không phải do ăn nhiều thức ăn lỏng hoặc uống nước quá nhiều hay quá ít; nhất là khi thấy nước tiểu vẫn đục hoặc màu đỏ thì cần được kiểm tra sức khỏe. Từ đó điều chỉnh thức ăn thức uống cho hợp lí và chế biến cho đúng cách hơn.

Thức ăn chính: Thức ăn và thức uống giống như thực đơn II, có mỡ rộng thêm một số món ăn cho hợp khẩu vị, số lượng tùy theo nhu cầu của cơ thể từng người. Với điều kiện thức ăn phụ không vượt quá 1/3 thức ăn chính (người Việt Nam gọi “bữa cơm” có nghĩa ăn cơm là chính) và chỉ ăn vừa đủ, không bao giờ ăn quá no, nhưng nếu có hiện tượng khác thường ăn uống kém ngon thì ngừng lại, tùy rheo mức độ nặng nhẹ mà chuyển sang thực đơn I hoặc thực đơn II.

Chú ý : Phải theo đúng những quy địng trong thực đơn, nhất là trong giai đoạn điều trị cũng như giai đoạn điều dưỡng. khi ăn phải nhai thật kĩ và chí uống khi thất khát, nhưng không uống dồn một lúc với số lượng nhiều.

Tóm lại: biết áp dụng thực dưỡng cũng như thực trị để phòng và chữa bệnh là thực hiện được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu một cach đơn giảm, tiế kiệm và hiệu quả

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình