Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Quang Quyền.
Tinh hoàn lạc chỗ là dị tật bẩm sinh do tinh hoàn không nằm đúng vị trí bình thường của nó ở trong bìu.
Công trình nghiên cứu có giá trị đầu tiên về dị tật này là của Jonh Hunner năm 1786. Ông nhận thấy lúc thai được 7 tháng thì tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng và chỉ xuống bìu vào tháng 9 Bevan (1899) đề nghị dùng phẫu thuật kéo tinh hoàn xuống bìu. Cho đến nay, phương pháp điều trị này vẫn được coi là cách điều trị hữu hiệu nhất. Phương pháp điều trị nội khoa bằng nội tiết tố nam tỏ ra ít liệu lực, thường chỉ dùng trong trường hợp cả 2 tinh hoàn đều lạc chỗ, dị tật này được nhiều người quan tâm vì yếu tố tâm lí, vì ảnh hưởng của nó tới sự sinh sản tinh trùng và tinh hoàn lạc chổ dể bị ung thư hoá.
Nguyên nhân tinh hoàn không xuống bìu còn nhiều bí ẩn. Từ tuần lễ thứ sáu của phôi, các tế bào sinh dục nguyên thủy đã đi vào vùng thắt lưng nên mào sinh dục (hình 1) và sau đó sẽ thành các ống sinh tinh của tinh hoàn (nếu là nam) do sự hiện diện của cặp nhiễm sắc thể XY. Mào sinh dục liên quan với vật trung thận (vật wolff) sau này sẽ thành mào tinh, và ống trung thận (ống wolff), sau này sẽ thành các đường dẫn tinh. Dây chằng bẹn có đầu trên dính với vật trung thận ở vùng thắt lưng, và đầu dưới dính với túi bẹn và sau này sẽ thành bìu (hình 2) về sau, dây chằng bẹn sẽ thành dây chằng bìu, đến tháng thứ ba của thai, tinh hoàn mất hình dạng dài, thành một khối hình xoay di chuyển từ vùng thắt lưng xuống bìu. Tháng thứ năm, tinh hoàn đi tới lỗ bẹn sâu; tháng thứ bảy đi qua ống bẹn để cuối cùng , lúc sắp sinh, nằm ở trong bìu.
Trong quá trình đi xuống bìu, tinh hoàn tạo nên một túi gọi là túi bẹn, túi bẹn hình thành từ tháng thứ tư của thai và tới tháng thứ năm thì đáy túi đã vào tới bìu (hình 3) thành của túi bẹn gồm tất cả các lớp của thành bẹn và có thể là do dây chằng bẹn hình thành nên. Nguyên nhân khiến tinh hoàn từ trong ổ bụng di chuyển xuống dần bìu còn chưa rõ. Nhiều giả thiết cho rằng đó là tác dụng của nội tiết tố nam của thai có nhiễm sắc thể y.
Về tỉ lệ tật, các tác giả có ý kiến khác nhau, theo Rea tỉ lệ mắc là 1/500, carrell thì cho rằng ở trẻ em dưới 1 tuổi, tỉ lệ mắc tật khá cao (14%) nhưng từ 1 – 5 tuổi, tỉ lệ giảm xuống 4% vì trong thời gian đó một số tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống bìu. Sau 5 tuổi, khả năng di chuyển ấy hầu như không còn nữa. Tỉ lệ mắc tật khá cao ở trẻ em non. Theo benson và Zotfi, tỉ lệ ở trẻ đẻ non là 16,5% cò ở trẻ đủ tháng chỉ 3,2%, sau 1 tuổi hạ xuống 5,5% ở trẻ đẻ non và 0,5% ở trẻ đẻ đủ tháng.
Khoảng 50% số trường hợp, tinh hoàn lạc chỗ ở bên phải, 25% ở bên trái và 25% còn lại là ở cả hai bên. Ở Việt Nam theo thống kê của Ngô Gia Hy tại bệnh viện Bình Dân thì trong 38 trường hợp, có 2 trường hợp lạc chỗ 2 bên, còn lại 36 trường hợp 1 bên, điều đặc biệt là tinh hoàn phải dễ bị ung thư hoá hơn và thoái vị bẹn bên phải cũng dễ xảy ra hơn, những điều này có liên quan tới việc tinh hoàn phải di chuyển xuống bìu chậm hơn tinh hoàn trái.
Vị trí lạc chỗ của tinh hoàn rất đa dạng. Nó có thể nằm ở trên đường di chuyển từ vùng thắt lưng xuống bìu, có thể ở vùng thắt lưng, trong chậu hông, trong ống bẹn hoặc ở vùng bẹn bìu (lỗ bẹn nông) nhưng trường hợp này gọi là tinh ẩn hay tinh hoàn không xuống. Nằm dọc trên đường di chuyển của nó như ngay dưới da vùng bẹn bụng, trong ống đùi, ở vùng đáy chậu hoặc ở ngay dương vật. Những trường hợp này mới thực sự được gọi là tinh hoàn lạc chỗ.
Không thường xuyên nằm trong bìu nhưng đôi lúc hoặc tự nhiên hoặc do bản thân bệnh nhân, nó có thể bị đẩy xuống bìu. Trường hợp này gọi là tinh hoàn co rút. Nguyên nhân là do cơ bìu co mạnh, kéo tinh hoàn lên vùng bẹn, những trường hợp này không cần sự can thiệp của thầy thuốc và tự nó có thể trở lại bình thường vào tuổi dậy thì. Cũng có trường hợp không có tinh hoàn ở bìu vì tinh hoàn bị teo do nguyên nhân nào đó. Trường hợp này gọi là không có tinh hoàn, thầy thuốc cần chuẩn đoán được trường hợp này để khỏi can thiệp vô ích.
Chuẩn đoán dị tật tinh hoàn lạc chỗ nhiều khi không khó, chỉ cần hỏi tiền sử qua bố mẹ, và thăm khám thông thuờng cũng có thể phát hiện được. Nhất là trường hợp tinh hoàn co rút thì bản thân bệnh nhi và bố mẹ có thể thấy được, hoặc không có tinh hoàn thì thường sau một sự xoắn, bệnh nhân sẽ thấy sưng đau ở vùng bìu rồi sau đó tinh hoàn teo đi. Nếu tiền sử không rõ thì thăm khám kĩ các vùng mà tinh hoàn có thể lạc chỗ như ở vùng ống bẹn, vùng đáy chậu, vùng đùi, dương vật, w. nếu không phát hiện được tinh hoàn lạc chỗ thì cần xét nghiệm cận lâm sàng như nghiệm pháp cận tiết tố Lutéin. Nếu tỉ lệ Lutéin cao thì chứng tỏ là không có tinh hoàn chứ không phải là tinh hoàn lạc chỗ. Chụp X quang, nhất là chụp động mạch tinh chọn lọc giúp cho việc chẩn đoán tinh hoàn lạc chổ ở sau phúc mạc trong ổ bụng.
Bệnh lí của tinh hoàn lạc chổ thường ít ảnh hưởng tới việc tiết ra nội tiết tố nam mặc dù là lạc chỗ cả hai tinh hoàn. Các đặc tính sinh dục phụ nam vẫn hình thành, sự phát triển thân thể và sự cốt hoá các sụn đầu xương vẫn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt và phát hiện những trường hợp tinh hoàn nữ tính hoá” trong một bộ phận sinh dục ngoài giống nữ (tuy các bộ phận bên trong không giống nữ, nghĩa là không có vòi tử cung, tử cung và âm đạo) vì những trường hợp này, tinh hoàn tất hay bị ung thư hoá, do đó cần cắt bỏ sớm, chậm nhấ là trước tuổi dậy thì.
Ảnh hưởng tâm lí của dị tật tinh hoàn lạc chỗ phụ thuộc ở từng đứa trẻ và môi trường sống, đặc biệt là ở bố mẹ. Lúc bé, trẻ thường không quan tâm đến tật dù bố mẹ có phát hiện ra. Nhưng đến 12, 13 tuổi, khi đã biết suy nghĩ, trẻ thường lo sợ về tật của mình, do đó có thể có sự thay đổi tính tình, tâm lí và phải được điều trị tâm thần trước khi phẫu thuật.
Ung thư hoá tinh hoàn lạc chổ là vấn đề đang tranh luận chưa có ý kiến thống nhất. Năm 1927, Wangensteen nói: “không có vấn đề trong y học mà ý kiến lại pân tán như vấn đề ung thư hoá tinh hoàn lạc chổ” Carrell thì cho rằng tỉ lệ ung thư hoá tinh hoàn lạc chổ rất thấp và do đó không cần phẫu thuật kéo tinh hoàn xuống bìu. Theo Ngô Gia hy, trong 38 trường hợp tinh hoàn lạc chổ gặp ở bệnh viện Bình Dân (thành phố Hồ Chí Minh) không có trường hợp nào bị ung thư hoá tinh hoàn nói chung là 0,0021% ở nam giới, trong số đó có 11,6% tinh hoàn lạc chổ. Theo thống kê này, tỉ lệ tinh hoàn lạc chổ là 0,28% . Như vậy tỉ lệ ung thư hoá của tinh hoàn lạc chổ là 11,6/0,28 gần bằng 41 nghĩa là cao gấp khoảng 40 lần so với tinh hoàn bình thường, trong trường hợp chỉ có một tinh hoàn lạc chổ thì có 25 trường hợp ung thư hoá tinh hoàn nằm bình thường trong bìu. Như vậy ở người lâm vào trường hợp nói trên, khả năng dễ bị ung thư hoá tinh hoàn nằm bình thường trong bìu rõ ràng là cao hơn, Alman thì cho phẫu thuật kéo tinh hoàn xuống bìu cũng không làm giảm khả năng ung thư hoá của tinh hoàn. Đây mới chỉ là giả thuyết vì ít ngưới có thể heo dõi bệnh nhân từ lúc mổ (còn bé) cho đến lúc bị ung thư hoá tinh hoàn (thường trên 40 tuổi) vì vậy vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu. Tinh hoàn phải dễ bị ung thư hoá hơn tinh hoàn trái, nguyên nhân tinh hoàn lạc chổ hay bị ung thư hoá
còn chưa được rõ.
Sự sản sinh tinh trùng của tinh hoàn lạc chỗ thường bị ảnh hưởng, nhất là khi không dùng phẫu thuật kéo tinh hoàn xuống bìu kịp thời. Theo nhiều thống kê, nếu dùng phẫu thuật như thế trước tuổi dậy thì (9 –11 tuổi) thì khả năng sinh con của bệnh nhân không bị ảnh hưởng.
Theo Douglas (1974) tinh hoàn càng ở vị trí cao so với bìu thì khả năng sản sinh tế bào tinh nguyên thủy càng bị ảnh hưởng nhất. Những nghiên cứu hình thái vi thể và siêu vi thể trong thời gian gần đây (Mengel 1974) cho thấy ở trẻ dưới 2 tuổi, tinh hoàn lạc chổ vẫn còn khả năng sinh tinh, từ 2 tuổi trở lên, tỉ lệ mất khả năng sinh tinh càng tăng và kéo dài theo sự thoái hoá của các tế bào Leydig. Bởi vậy, nhiều người cho rằng thời điểm phẫu thuật kéo tinh hoàn xuống bìu thiếu 1 hoặc cả hai tinh hoàn.
Điều trị tinh hoàn lạc chỗ bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa bằng gonadotropin nhau thai – thường ít tác dụng ở trường hợp tinh hoàn lạc chổ một bên, song lại hữu hiệu hơn khi cả hai tinh hoàn đều lạc chổ, vì trường hợp này thường do thiểu năng nội tiếttố nam. Cẩn thận trong khi điều trị bằng gonadotropin nhau thai vì qiá liều thì có thể gây teo tinh hoàn. Liều thường dùng l2 4000 đơn vị USP, 3 lần mỗi tuần, trong 3 tuần lễ. Nếu tinh hoàn không xuống bìu thì phải dùng phẫu thuật.
Điều trị bằng phẫu thuật là kéo tinh hoàn xuống và cột vào bìu phương pháp cổ điển là phương pháp Toker gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cột tinh hoàn vào mô dưới da đùi, và giai đoạn chuyển đùi vào bìu bằng một giai đoạn. Hiện nay nhiều tác giả cho đây là phương pháp tốt hơn cả, vì vừa đơn giản, vừa có hiệu quả lâu dài hơn. Đây là phương pháp tốt hơn cả, vì vừa đơn giản, vừa có hiệu quả lâu dài hơn. |