Theo nghiên cứu của Giáo sư Đặng Kim Châu, Giáo sư Nguyễn Đức Phúc.
Trật khớp là tình trạng các đầu xương của một khớp bị di lệch và trật hoàn toàn, nếu di lệch không hoàn toàn thì gọi là trật khớp nhẹ. Khi gọi tên kiểu trật khớp nào đó là muốn nói vị trí đầu của xương phía ngoài vì bị di lệch so với phía trung tâm. Ví dụ: trật khớp chẩm là xương chẩm ở nền sọ bị trật so với đốt sống thứ nhất.
Nguyên nhân trật khớp là trật khớp bẩm sinh, trật khớp do chấn thương (mới, cũ, tái diễn) và trật khớp bệnh lí.
Trật khớp bẩm sinh:
Trật khớp háng bẩm sinh là dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở Châu Âu, chiếm tỉ lệ 2 –5% ở trẻ sơ sinh, con gái nhiều hơn con trai 4 –7 lần, khớp háng bị trật một bên 60%, hai bên 40% đây là dị tật phát triển của hõm khớp háng, hõm này bị bẹt và nông, làm chỏng xương đùi dễ trật ra ngoài, nhất là khi đứa bé biết đứng, biết đi, Dị tật này được biết từ thời Hippocrate, song cách điều trị bằng nắn và giữ dạng hai dùi được Adolf lorenz tiết hành rất có hiệu quả. Đây là bệnh của các nước công nghiệp phát triển. Ở Ấn Độ rất ít gặp, ở châu phi cũng vậy, ở Việt Nam thỉnh thoảng có gặp, có lẽ thói quen bế trẻ theo kiểu bế cặp nách và cõng sau lưng (hai đùi đứa trẻ giang rộng) là một cách điều trị dự phòng theo sinh lí đúng như lorenz mô tả.
Trật bánh chè bẩm sinh ở Việt Nam ha gặp hơn trật khớp háng bẩm sinh. Có những dị tật bẩm sinh như lồi cầu ngoài xương đùi kém phát triển, rãnh liên hồi cầu kém sâu, cẳng chân cong ra ngoài, w. nhưng chấn thương cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho xương bánh chè trật ra bên ngoài khớp gối, nhất là khi gấp gối. Dị tật bẩm sinh này cần được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình: Sửa lạ trục cẳng chân, chuyển chổ bám của gân bánh chè, chuyển gân hay cân để kéo giữ xương bánh chè vào phía trong ,w .
Trật khớp do chấn thương
trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất của người lớn trẻ và khoẻ, chiếm 60% tổng số trật khớp. ở trẻ em, trái lại ít trật khớp vai mà rất hay trật khớp khủy. chấn thương xảy ra khi cánh tay dạng, duỗi ra sau và xoay ra ngoài, chấn thương làm hạ chõng xương cánh tay xuống khỏi hõm khớp, làm rách hay bong chổ bám bao khớp ở phía trước và dưới hõm khớp làm chỏm ật ra khỏi hõm khớp, khớp vai dễ bị trật vì hõm khớp ở xương bả vai nhỏ và nông, chỏm xương cánh tay to, bao khớp rộng, dây chằng yếu, nhất là ở phiá trước phần nhiều khớp vai bị trật ra phiá trước, xuống dưới và vào trong.
Trật khớp vai thường dễ phát hiện khi mới bị chấn thương: so sánh hai vai thấy rõ bên có trật khớp không còn đường cong bình thường mà mỏn cùng vai nhô ra thành hình vuông góc, sờ dưới mỏn xương có thể thấy hõm khớp rỗng, chỏm xương bị trật nằm nhô lên ở rãnh phần mềm phiá trong vai (rãnh đenta – ngực) có thể sờ được chỏm xương nằm thấp ở hỏm nách, khác hẳn bên lành. đặc biệt nhất là cách tay bị dang chừng 30o khủy tay trên trật nằm xa lồng ngực. Thử lấy tay ép khủy vào lồng ngực rồi bỏ tay, khủy bật ra, trở lại vị trí cũ, như lò có xo, đó là dấu hiệu lòxo đặc trưng của mọi loại trật khớp.
Tuy chẩn đoán dễ, song vẩn cần chụp phim X quang ở khớp vai để phát hiện gãy xương ở máu động to, đầu trên xương cánh tay. Loại gãy xương kèm theo này hay gặp, đến 1/3 tổng số trật khớp vai. Xương bị gãy bong song không đáng ngại, nắn xong trật khớp vai, mấu xương sẽ về vị trí cũ. Mặt khác, người nào bị gãy xương kèm theo thì ít bị trật khớp tái phát, vì chổ gãy gây xơ dính ở phía trước khớp.
Có hàng chục cách nắn trật khớp vai, song cách nắn của Hippocrate vẫn là cách tốt nhất, tỉ lệ thành công 99% trước hết cần ch thuốc vô cảm và làm mềm cơ thể nắn cho thật nhẹ nhàng. Nắn nhẹ nhàng là quan trọng, vì nắn nhẹ nhàng lớp sụn ở chỏm xương cánh tay đỡ bị thương tổn , bao khớp đỡ bị xé rách têm, w. kết quả lâu dài mới tốt.
Chỉ khi mới bị trật khớp không cần gây tê, gây mê, còn trật khớp đã nhiều giờ, nhất là đối với người có cơ bắp khoẻ, nên gây mê cho cơ mềm ra và hết đau. Trước khi gây mê, thầy thuốc cần kiểm tra kĩ người bệnh ăn uống vào lúc nào, nếu vừa ăn uống trong vòng 6 giờ, thì gây mê nguy hiểm, vì chỉ có tí thức ăn trào ngược vào phổi cũng đủ gây biến chứng hết người, người bệnh cần nhịn ăn uống thêm ít giờ cho dạ dày rỗng mới gây mê.
Cách nắn của hippocrate đơn giản, ngưòi bệnh nằm cánh tay 30o nguyên tư thế của nó, người nắn ngồi cạnh người bệnh, bên phiá vai bị trật, người nắn dùng gót chân của mình độn dưới nách của người bệnh (bên bị trật khớp), kết hợp nắm lấy cổ và bày tay người bệnh, kéo cánh tay xuôi xuống theo trục của nó. Gót đạp, tay kéo với lực liên tục, từ từ tăng dần, không kéo giật cục khi có tiếng “cục” là nắn đã vào. Nếu nắn chưa vào, tay kéo sẽ đưa khép nhẹ cánh tay người bệnh vào trong hoặc hơi xoay ngoài nhẹ. Làm như vậy sẽ có kết quả.
Nắn xong cần đặt cẳng tay người bệnh nằm ngang trước ngực và dùng băng hay bột bó để bất động khớp vai và cánh tay trong 3 –4tuần lễ. Đó là băng chéo tam giác ngực – vai – cánh tay kiểu Desault. Lứa tuổi trung niên trên 45, chỉ cần 2 tuần, bất động nhằm tránh bị trật khớp lại (xem phần trật khớp tái diễn)
Có tác giả cho rằng chỉ cần bất động vài ba ngày rồi cử động điều đó không đúng. Bất động ngắn quá dễ bị trật lại và sẽ phải mổ.
Có người để khớp vai trật lâu không nắn vào. Đó là trật khớp vai cũ trật khớp vai cũ trong vòng 3 tuần đầu còn có hi vọng nắn được, cần gây mê, thầy thuốc kiên nhẫn xoay nhẹ nhàng khớp vai cho tách rời những chổ dính, rồi kéo với lực kéo 1- - 15kg trong 15 phút, kết hợp độn gót chân theo kiểu Hyppocrate để nắn. Nếu nắn được, chỉ cần bất động 1 –2 tuần (tùy tuổi) rồi kiên trì luyện tập phục hồi chức năng cho khớp vai, không cho nó chuyển động theo động tác xương cánh tay. Trật cũ lâu 4 – 8 tuần, sẹo sẽ lấp đầy các chỗ khuyết và ngày càng chắc. Xương ngày càng yếu vì loãng xương, mất chất vôi việc nắn thô bạo vaò thời gian này dễ gây thêm thương tổn sụn khớp, chảy máu thêm và có thể bị gãy xương. Trật cũ quá 8 tuần, sẹo trở nên xơ cứng, dính với xương và với bó mạch thần kinh nách, kh6ong thể nắn được nữa và mổ cũng khó và nguy hiểm. Chỉ với một số ít người bệnh trẻ tuổi, trật cũ không có lâu (3 –4 tháng) mới có chỉ định mổ, còn đối với người bệnh nhiều tuổi, trật khớp đã lâu, thường chỉ hướng dẫn tập, không mổ. Nhờ động tác bù trừ của các xương và khớp ở đai vai. Nhất là xương bả vai, sau luyện tập người bệnh sẽ có những động tác khá tốt. mổ sẽ khó, nguy hiểm và kết quả không quá lớn.
Trật khớp vai tái diễn hay gặp: tỉ lệ 10 –30% tổng số ca, trật khớp có thể bị trật lại, khi trật lần thứ hai, sau đó còn bị trật nhiều hơn và với chấn thương ngày một nhẹ hơn, có nhiều nguyên nhân, song có thể là do lần trật đầu tiên bất động không đủ lâu. Trật khớp tái diễn cần mổ, mổ theo phương pháp Eden – Hybinette đạt kết quả 98%. nguyên tắc mổ rút ngắn cơ dưới vai đề làm khoẻ vách cơ trướcvai và chốt xương ở bờ trước và dưới của họm khớp để gây xơ dính. Mổ theo phương pháp Bankark cũng đạt kết quả 97% Hyppocrate chữa trật khớp vai tái diễn bằng cách đưa đùi sắc nung đỏ, dính hai nơi vaò phía trước vai, cũng để gây xơ dình vùng này.
Trật khớp khủy chiếm tỉ lệ 20 – 25% tổng số ca trật khớp. Đây là loại trật khớp phổ biến nhất ở trẻ em trên 5 tuổi. nữ hay gặp, gấp đôi nam, bên trái hay gặp hơn bên phải, do cầm nắm ở gay phải , trẻ em bị ngã, chống bàn tay xuống đất khi khủy duỗi, làm đầu trên hai xương cẳng tay bị trật ra sau so với đầu dưới xương cánh tay. Khi khám, thyấy khủy bị sưng to, cẳng tay ở tư thế gấp nhẹ chừng 30o và có vẻ nhắn lại,cánh tay như dài ra, trục cẳng tay lệch so với trục cánh tay, sờ được rõ 3 đầu xương: Đầu dưới xương cánh tay có bờ tròn, nhô ra trước, nằm ngay nếp khủy mỏm khủy nhô ra sau, đầu trên xương quay lồi ra sau và ra ngoài. Nếu người bệnh đến muộn, dễ nhầm với gãy trên lồi cầu xương cánh tay, song ở gãy xương, đầu dưới xương cánh tay bị gãy sắc nhọn, nhô ra trước sờ không được ở nếp khủyu.
Ở trật khớp khủy, ít bị biến chứng thần kinh, mạch máu. điều trị bằng nắn thường không khó khăn. Nên gây mê cho người khoẻ, người có cơ yếu và đến sớm có thể gây mê.
Cách nắn: khủy để gấp vuông góc,m người nắn giữ đầu xương cánh tay, dùng các ngón tay trái đẩy mỏm khủy và đẩy đầu xương quay ra trước, người phụ kéo ở bàn tay và cổ tay người bệnh, theo hướng cẳng tay, sau nắn bó bột cánh cẳng bàn tay rạch dọc, để khủy gấp 90o, cẳng tay ngữa, trong 3 tuần. Cần chụp kiểm tra qua bột, vì có trường hợp bị trật lại trong bột, sau khi tháo bột, cần tập cử động, chủ động gấp duỗi khủy để chống vôi hoá cạnh khớp.
Trật khớp khủy tái diễn, rất hiếm gặp và điều trị khó, trật khớp khủy đến muộn, dưới 3 tuần, thường còn nắm được muộn quá 3 tuần mô sẹo xơ và vôi hoá đầy quanh các đầu xương bị trật. Cần chỉ định mổ nắn, mổ sớm, đặc lại khớp khủy, khi các sụn đầu xương còn lành, kết quả thường tốt. Nếu trật khớp khủy đến quá muộn, cơ bị teo, bị loãng xương, mặt khớp bị loãng sụn, biến dạng và dính sẹo nhiều. Vẫn có chỉ định mổ, song kết quả kém hơn. Điều quan trọng cho kết quả mổ trật khớp khủy cũ đến muộn là sự luyện tập cử động phục hồi chức năng sau mổ. Trật khớp háng do chấn thương ít gặp, nhưng nặng, chiếm 5% tổng số ca trật khớp. Tỉ lệ nam nữ là 5/1 thường do một lực mạnh tác động gián tiếp vào đầu dưới xương đùi và vùng dưới khi đùi đang gấp, khép, xoay vào trong và khớp gối ở tư thế gấp. Lực truyền theo thân xương đùi, thức chỏm vào bao khớp và hõm khớp ở phía sau, làm cho bao khớp bị rách; có đến 40% tổng số ca hõm khớp bị vỡ sứt, làm chỏm xương đùi bật ra ngoài.
Ở trẻ em, nhờ tính đàn hồi cao của bao khớp và dây chằng hiếm gặcp trật khớp háng, nếu gặp, cũng hiếm dưới 4 tuổi và phần nhiều sau các chấn thương nhẹ, như ngã ghế, đi chạy rồi ngã ,w Có nhiều kiểm trật khớp háng: ra sau, ra trước, lên trên, xuống dưới nên có các loại tên gọi như trật kiều chậu, kiểu ngồi, kiểu mu, kiểu bịt, ngoài ra còn có trật kiểu trung tâm: chỏm bị di lệch sâu vào trong, khi hõm khớp bị vỡ, tuy nhiên, kiểu trật khớp háng phổ biến nhất, 80% tổng số ca trật khớp ra sau, lên trên, kiểu chậu. Khi khớp háng bị trật, nếu khớp háng lành hay bị sứt nhẹ, sau khi nắn, khớp không đủ vững dễ bị trật lại ngay, trường hợp này cầu mổ cố định mảnh vở của hõm khớp và cố định tạm thời khớp háng.
Phát hiện lâm sàng một người bị trật khớp háng kiểu chậu, loại phổ biến nhất thường không khó. Sau chấn thương, người bệnh kêu đau nhiều và mất cơ năng khớp háng bên trật. Chân bên trật có một tư thế riêng biệt, dễ nhận: Đùi gấp nhẹ, khép và xoay vào trong, đầu gối bên trật lên cao hơn, (do ngắn chi) vào như tựa lên đầu gối bên lành, nếu thử di chuyển đầu gối bên trật, nhẹ nhàng thì không được và có cảm giác của sức kháng cực đàn hồi (dấu hiệu lò xo điển hình cho trật khớp) thả tay ra đầu gôí bên trật trở về vị trí cũ.
Tuy nhiên, người bệnh có nhiều thương tích kèm theo và có những thương tổn nặng hơn hoặc “ồn ào” hơn, như sọ não, ngực, bụng, , w. thì ngay cả ở những trung tâm cấp cứu chấn thương lớn, người bệnh vẫn thường bỏ sót trật khớp háng, để muộn mất hàng tuần, hàng tháng,
Trong cấp cứu chụp X quang, chụp thẳng và nghiêng cần một phim chụp với tia X chếch 45o ra sau, vào trong để phát hiện mảnh vỡ phía sau của hõm khớp.
Về biến chứng kèm thoe đáng chú y hay gặp liệt thần kinh, hông to, nhất là trật khớp ra sau kèm võ hõm khớp. Biểu hiện bằng mất cử động các cơ cẳng, bàn chân và mất cảm giác ở gan chân, theo dõi liệt, nếu sau 4 tuần không hồi phục cần mổ thần kinh kết quả hồi phục sẽ khá.
Nắn trật khớp háng cần điều trị sớm và nên gây mê cho mềm cơ, để nắn vào cho nhẹ, nhằm giảm bớt thương tổn, sụn, của chỏm xương khi nắn. Chỉ có một tư thế nắn là để háng vào gối góc 90o và lực kéo nắn tác động theo hướng của trục xương đùi. Có những cách nắn khác nhau ở cách nằm của người bệnh để cho người nắn đỡ dùng sức và có hiệu quả cao.
Theo cách nắn của Allis –Kocheg, người nắn phải dùng sức nhiều người bệnh nằm ngữa, được gây mê. Háng và gối gấp 90o, đùi khép nhẹ. Người phụ giữ cố định hai mào chậu xuống phía sau, hoặc buộc tay cố định xương chậu vào bàn. Người nắn kê đầu gối mình dưới khoeo bệnh nhân để làm điểm tựa, tay ấn cổ xương người bệnh xuống và lực kéo chín dựa vào một đai, phải hoàng số 8 vào cổ người nắn và vòng vào dưới gối người bệnh để kéo đùi thẳng lên trời có thể dạng thêm và duỗi nhẹ đùi. Nắn được sẽ nghe tiếng “cục”
Phương pháp nắn bằng độn vai tốt hơn nhiều so với cách trên: Đặt người bệnh lên một cái bàn có chân cao. Xê dịch mông người bệnh xuống cuối bàn, tư thế háng và gối cũng vuông góc như trên. xương chậu được giữ chặt vào bàn nhờ người phụ ấn hai mào chậu xuống hoặc nhờ buộc vai. Người nắn đứng quay lưng lại người bệnh, độn vai của mình vào dưới khoeo người bệnh, tay nắm cổ chân người bệnh. Khi người nắn rướn cổ mình lên sẽ kéo người bệnh thẳng lên trời. Đề nắn chổ trật, cách nắn này đỡ phải dùng sức.
Cách nắn của y học Nga cũng rất hiệu quả và không tốn sức. người bệnh nằm sắp, chân bên trật để buông thõng ngoài mép bàn 20 phút cho mỏi và mềm cơ. Người phụ mông và xương chậu, không để người bật ngã lăn xuống đất, người nắn len vào giữa bàn và chân của người bệnh, giữ cho háng và gối vuông góc xong tì đầu gối nhìn vào vùng khoeo người bệnh, với lực tăng dần, liên tục, kéo cho xương đùi hướng xuống đất, cho đến khi nghe thấy tiếng “cục”. Sau khi nắn trật khớp háng, cần cho khớp nghỉ 3 tuần không cho tì; sau đó cho tì nhẹ, sau 6 tuần cho tì hoàn toàn. Đối với trật khớp háng cũ trong 3 ngày đầu thì xữ lí trật khớp mới. Cần gây mê và nắn như trên đã nêu. Trật khớp đến muộn ngày 4 – 21 là thời kì trung gian. Nắn được, song khó khăn, Cần cho kéo tạ nặng trong 2 – 3 ngày để hạ chỏm xuống ngang hõm khớp rồi thử nắn, Cần chú ý: chỏm và cổ xương đùi rất chóngbị loãng xương, nắn thô bạo dễ bị gãy xương trật khớp cũ trên 3 tuần thường phải mổ đặt lại chỏm. Sau mổ bất động 3 – 4 tuần rồi tập.
trật khớp háng cũ đã nhiều tháng, nhiều năm, thường có hõm khớp tân tạo ở cách chậu, cơ bị co ngắn nặng, đã có sự thích nghi cơ năng. Chỉ nên mổ đục xương sửa trục, tạo chổ tì mới, không nên mổ đặt chỏm vào hõm khớp.
Các di chứng sau trật khớp: Sau trật khớp háng 2- 4 năm, thường xuất hiện nhiều do chứng như chỏm xương đùi bị hoại tử tiêu xương do thiếu máu nuôi, chiếm 5 – 25% tổng số ca; viêm khớp đau sau chấn thương: 50 – 70% tổng số ca; thể khớp biến dạng, 25 –30% tổng số ca – biểu hiện bằng khe khớp hẹn lại, chỏm xương đùi bị xơ hoá, đặc lại, mọc các chồi xương ở chỏm và hõm khớp: chiếm 2 – 20% tổng số ca. Các loại trật khớp khác do chấn thương: Ngoài 3 loại trật khớp chính, còn thấy một số loại trật khớp khác do chấn thương như trật khớp đốt bàn – ngón tay cái, trật khớp đốt ngón tay, trật khớp hàm, w. trật khớp đốt bàn – ngón tay chiếm khoảng 10% tổng số ca không nắn được, phải mổ giải thoát chổ kẹt và đặt lại.
Một số loại trật khớp kèm theo gãy xương khó chẩn đoán lâm sàng, cân2 dựa vào X quang, như trật khớp chỏm xương quay kèm gãy gấp góc1/3 trên xương trụ (gãy trật kiểu monteggia) riêng gãy và trật đốt sống rất nguy hiểm, vì có thể biến chứng liệt tủy sống.
|