Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Thế nào là trật khớp bệnh lí?

Trật khớp háng bệnh lí do viêm xương hay viêm cốt tủy là một bệnh nặng, nguy hiểm và khó điều trị, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 16 tuổi (87%) vi khuẩn gây bệnh chính là tụ cầu khuẩn vàng, từ một ổ viêm nhỏ mụn nhọt, sâu răng, viêm đường hô hấp trên , w. theo đường máu đến tủy xương  xốp, nằm ở nơi xương phình ra (35 – 37%), xươnh chầy (31 – 32%), xương cánh tay (7 – 8%) rất hay gặp ở quanh khớp gối, khớp háng.

Ổ viêm sinh mù nằm trong tủy xương xốp, ngày một căng mủ sẽ huỷ vách xương. Sau vài ngày đã phá vỡ vách xương mủ. phá ra ở dưới màng xương, rồi phá ra đến lớp cơ, để quá muộn mủ phá ra qua da và rò từ xương ra ngoài. Ổ viêm phá ra hai bên và lan về phiá thân xương, song không lan về phía đầu xương và khớp xương được, vì có một lớp màng rào ngăn cách, đó là vì sụn phát triển ở gần các đầu xương.

Vi khuẩn đi theo đường máu, song ổ viêm bị chặn lại vì lớp sụn phát triển không có mạch máu đi qua, nên nhiều khi ổ viêm rất rộng ở hàng xương và thân xương, nhưng đầu xương rất bé nhỏ lại nguyên vẹn. Trong cơ thể trẻ em, lớp sụn phát triển này nằm ở ngoài khớp, nên viêm xương không lan vào khớp.

Khớp ngoại lệ là khớp háng do lớp sụn phát triển của đầu trên xương đùi nằm sâu trong lớp háng, khi ổ mủ ở tủy xương xốp dưới chỏm xương đùi phá ra 2 bên liền lọt ngay vào trong khớp háng, mủ và dịch tiết do viêm làm căng ra và chỉ vài ngày sai khi bắt đầu bệnh, khớp háng bị trật, phát hiện muộn, chỏm xương đùi bị thiêu huỷ và đứa bé bị tàn phế suốt đời.

Chứng bệnh này khó chẩn đoán sớm, muốn cứu đứa trẻ khỏi bị tàn phế do trật khớp háng, tiêu chỏm xương đùi, phải chẩn đoán và xử lí sớm.tức là tính từng giờư cấp cứu viêm ruột. Hiện nay, do chưa biết rõ bệnhày nên bố mẹ và thầy thuốc còn để cho bệnh phá hủy nặng nề xương khớp vùng háng (viêm cơ đái chậu, viêm cơ quanh háng). Phim X quang khó phát hiện ổ viêm xương trong 7 ngày đầu.

Đối với đứa trẻ bị viêm khớp háng, chỉ có hai bệnh phổ biến là bệnh cốt hủy viêm đầu xương trên đùi và bệnh lao khớp háng. Song hai bệnh này khác hẳn nhau: một bệnh cấp cứu tính giờ; một số bệnh diễn biến âm ỉ tính ngày tính tuần.

Nếu phát hiện trong 1 –2 ngày đầu, chưa có một cơ sở nào để khẳng định bệnh, đã phải chữa bệnh rồi; cho kháng sinh liều cao, (pénicilline,lincocine, gentamicine, w.) và rạch da ở vùng mấu chuyển to, khoan hay đục thủng vỏ xương vài ba lổ theo hướng dọc cho thoát dịch viêm mủ ra ngoài.

Để đến ngày thứ 3 mủ vào khớp và phản ứng sưng nề quanh háng, Bế bổng đứa trẻ lên; háng bị co gấp, cử động xoay nhẹ rất đau và nhìn từ phía sau, so sán 2 mông sẽ thấy rõ một bên mông sưng nề và nếp lằn mông bên ấy sệ thấp xuống (nhìn từ phía trước không thấy gì rõ). Lúc này xác định được bệnh dễ dàng nhờ chọc dò khớp háng. Tưởng tượng một đường nằm dọc phiá ngoài đùi, theo trục xương đùi . lấy  ngón tay sờ vùng mấu chuyển và xác định vị trí mấu chuyển to. Dùng kim to chọc trên mấu chuyển to vài khớp háng . H1ut dịch mủ, thử vi khuẩn và bơm kháng sinh vào khớp (licocine) nếu mủ đặc, cần rách phần mềm và rạch rộng bao khớp.

Thường sau ngày thứ ba, háng đã bị trật, biểu hiện bằng đùi khép, xoay vào trong, đầu gối bên trật lên cao, khép và thư tựa vào đầu gối bên lành, phát hiện được sớm thì mổ dẫn lưu mủ và nắn khớp háng vào được theo kiểu trật khớp do chấn thương. Sau nắn, tiếp tục, cho kháng sinh và cho bó bột bất động khớp háng 3 tuần, rồi tập cử động. Cho kháng sinh theo kháng sinh đồ trong 2 –3 tuần.

Phát hiện muộn và xử lí muộn quá 2 –3 tuần, khớp háng bị trật không nắn chỉnh hình được nữa, ph3i mổ nắn đặt lại. Nếu bệnh viêm phá hủy xương nặng  và nhanh, kh6ong những háng bị trật, chỏm còn bị tiêu hủy, để lại di chứng nặng cho đứa trẻ.       Trật xương bánh chè do cơ có rút: đây là một bệnh mắc phải do tai biến của điều trị, vì một bệnh gì (viêm phổi, viêm đường tiêu hoá, w.) đứa trẻ còn bú phải nằm điều trị ở bệnh viện một khi thời gian dài, đứa trẻ được tiêm nhiều thuốc và kháng sinh vào phía trước.

Ngoài của 2 đùi. Do thuốc như thế nào đó (chấ lượng thấp) chổ tiêm bị viêm phản ứng rồi thành xơ hoá, sợi cơ biến thành sợi xơ, bó cơ phát triển thành mảng xơ. Đứa trẻ lớn lên, xương mọc dài ra, cơ phát triển theo, song mảng xơ phát triển co  rút làm cho cơ và gân bị co rút, nếu mảng xơ nằm ở phía trước đùi, khớp gối dần dần không co gấp được nữa, nếu mảng xơ nằm ở phía ngoài đùi, xương bánh chè bị trật ra ngoài, mổi khi thử gấp đôi. Di chứng này nếu sớm và nhẹ, điều trị bằng liệu pháp vật lí, nếu nặng và muộn ần điều trị bằng phẫu thuật

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình