Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh viêm lợi như thế nào?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Võ Thế Quang:

Viêm lợi là một trong những viêm khu trú ở lợi, gặp ở mọi lứa tuổi, do nguyên nhân tại chổ và toàn thân. Các bệnh nhân viêm lợi chỉ khu trú ở lợi, và có đặt tính là viêm, nhưng người ta có khuynh hướng dùng từ viêm lợi để mô tả nhiều bệnh gặp ở lợi cò kèm theo dấu hiệu viêm, dấu hiệu viêm thường gặp ở lợi vì có nhiều nguyên nhân gây viêm ở miệng như cao răng, bựa răng, màng bám răng. Nếu dấu hiệu viêm là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của sự thay đổi bệnh lí ở lợi, thì đó là thể bệnh viêm lợi thường gặp nhất. Nhưng dấu hiệu viêm còn có thể biểu hiện sau một thương tổn ở lợi như nguyên nhân toàn thân như quá triển lợi do điều trị với dihydan và có kèm theo viêm lợi. Dấu hiệu viêm lợi cũng có thể gặp ở những phụ nữ có thai hoặc ở những bệnh nhân có bệnh bạch cầu, mà do vệ sinh răng miệng kém. Viêm lợi có thể lan ra niêm mạc miệng khi ấy người ta gọi là viêm lợi – miệng hoặc viêm miệng.

Trong trường hợp cơ thể mất khả năng tự vệ, vi khuẩn có thể phá hủy biểu mô bám dính, dần dần phá hủy các tổ chức nâ đỡ răng như dây chằng, xê măng và xương ổ răng, tạo thành túi nha chu, và viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu.

Có thể phân loại viêm lợi theo góc độ khác nhau.

Theo góc độ tiến triển bệnh, có thể phân loại:

Viêm lợi cấp tính: đau, biểu hiện đột ngột và hết nhanh. Viêm lợi cấp tính: nhanh, thể bệnh nhẹ hơn viêm cấp tính.

Viêm lợi mạn tính:  thể bệnh thường gặp nhất, bắt đầu và tiến triển chậm, không làm đau, nếu không có những đợt cấp tính.

Viêm lợi tái phát: tái phát sau khi điều trị khỏi hoặc tự nhiên giảm, rồi tái pát.

Theo góc độ phân bố, có thể chia ra:

Viêm lợi khu trú: khu trú ở lợi, liên quan đến một răng hoặc một nhóm răng.

Viêm lợi lan rộng: trở thành viêm miệng

Viêm lợi viền: viêm theo đường viền lợi, ở cổ răng có thể lan đến lợi dính.

Viêm lợi ở gai lợi: viêm ở gai giữa hai răng, có thể lan đến viền lợi.

Theo góc độ nguyên nhân, có thể chia ra:

Viêm lợi do nguyên nhân tại chổ: viêm răng sâu răng, vị trí, lệch lạc các răng, do mọc răng gây tai biến.

Viêm lợi do nguyên nhân toàn thân như bệnh về máu, thai nghén, một số thuốc uống, giang mai, lao...

Lâm sàng viêm lợi do nguyên nhân tại chổ. Bệnh sinh phức tạp, vửa có viêm do vi khuẩn (thường gặp) viêm do sang chấn và có khi có cả các yếu tố vật lí, trong mọi trường hợp, yêú ôt1 thần kinh thực vật của từng cá nhân có tầm quan trọng của nó. Các nguyên nhân tại chỗ thường gặp có thể là do mộng răng, cao răng, sâu răng khi mọc răng vĩnh viễn, nhất là răng khôn lớn ở lứa tuổi 18 25, viêm lợi ở giữa hàm dưới, phái bên răng khôn  mọc.Trong trường hợp này, ngoài yếu tố nhiễm trùng còn có yếu tố thần kinh thực vật. Cao răng là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm lợi, nhất là ở mặt trong răng cửa dưới và mặt ngoài răng cốt trên, nơi có lỗ bài tiết nước miếng (lỗ Wharton và lỗ sténon) có ứng đọng nước bọt, do đó có nhiều cao răng, nhiều vi khuẩn gây viêm lợi. Cao răng ở cổ răng mặt ngoài và mặt bên thức ăn là nơi dễ giắt thức ăn, các răng sâu kèm theo biến chứng tủy hoại tử hoặc viêm dây chằng quang răng làm đau, do đó bệnh nhân tránh thai và tránh trải răng bên đau, gây kém vệ sinh và từ đó lợi bị viêm. Các khớp cắn sai làm cho sự chải răng và giữ vệ sinh răng miệng kém, tập thở bằng miệng gây khô miệng cũng tạo điều kiện làm viêm lợi

Bệnh cảnh lâm sàng viêm lợi do nguyên nhân tại chổ rất đa dạng.

V         iêm lợi đỏ: lợi đỏ, ngứa, đụng vào dễ chảy máu. đường viền lợi ở cổ một răng hoặc nhiều răng bị phù nề, có khi nề do tăng sản, tưởng lầm là những túi nha chu (những biểu mô bám dính vẫn còn nguyên vẹn.) viêm lợi có thể lan ra đến mắt trong má và cạnh lưỡi, in dấu răng. Nếu không điều trị, có thể tiến tới viêm lợi loét. Viêm lợi loét: viêm lợi loét cũng có thể có ngay từ đầu mà không qua giai đoạn loét. Đau miệng, miệng hôi, lọi chảy máu khi đánh răng hoặc đụng nhẹ vào cũng chảy máu. Khi có viêm cấp tính, có thể sốt nhẹ, 38oC, 38,5oC. khám thấy những vết loét bờ không đều, đỏ mềm, đáy đỏ, có một chất nhầy xám. Vết loét làm tiêu hủy các giai đoạn kẽ răng, lộ chân răng. Có thể lan rộng ra mặt trong má tương ứng với đường khớp răng. Nếu viêm lan rộng ra phía sau miệng, gây khó nuốt. có hạch dưới hàm, dưới cằm hoặc cạnh cổ.

Viêm lợi loét – hoại tử: Ngoài các vết loét ra, có những mãng bị hoại tử, màu xám, chung quanh có lợi loét. Miệng hôi, thường khu trú ở nơi bị cọ xát, (môi hoặc lưỡi chạm vào răng, hoặc lợi chạm vào hàm giả).chẩn đoán: dựa vào màu sắc, khối lượng, hình dáng, mềm hay cứng, vị trí, chảy máu và đau để phân biệt các thể lâm sàng, chẩn đoán phân biệt với viêm nha chu và viêm lợi do nguyên nhân toàn thân.

Viêm nhu chu có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng viêm như viêm lợi, như có kèm theo sự phá huỷ của biểu mô bám dính, tạo ra túi nha chu, các tổ chức nâng đỡ chân răng (dây chằng, xương ổ răng, xê măng răng) làm cho răng lung lay.

viêm lợi do nguyên nhân toàn thân có kèm theo các biểu hiện các bệnh khác như sơ nhiễm lao, săng giang mai, nấm, nhiễm virut, kí sinh trùng, dị ứng, bệnh máu, bệnh do dinh dưỡng, và viêm do một thuốc như dihydan.

Điều trị nguyên nhân như lấy cao răng, nhổ răng khôn lệch đang mọc, trám các xoang bị sâu, sau đó giữ vệ sinh răng miệng  bằng cách chải răng đúng phương pháp sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, kết hợp với dùng thuốc súc miệng hàng ngày.

Viêm không được điều trị viêm lợi sẽ trở thành viêm miệng. Nó có thể tái phát, dưới dạng viêm lợi mạn tính, và lợi sẽ gỏ cữa vào cho vi khuẩn, và gây nhiễm khuẩn cho cơ thể.

Viêm lợi do nguyên nhân toàn thân nhiều bệnh toàn thân có biểu hiện ở miệng, và làm viêm lợi: bệnh lao, giang mai, da liễu, các loại nấm, virut kí sinh trùng, các bệnh về máu, nội tiết dinh dưỡng, di ứng, một số thuốc cũng gây viêm lợi. Dưới đây là những viêm lợi thường gặp do nguyên nhân toàn thân (ngoài các bệnh đặc hiệu như lao, giang mai, nấm Actinomicès).

Viêm lợi loét hoại tử cấp tính là thể hiện nặng nhất trong các thể viêm lợi do nguyên nhân toàn thân, còn gọi là viêm lợi loét hoại tử Vincent, do vincent lần đầu tiên mô tả, (1898) và ông đã tìm thấy có một kết hợp vi khuẩn thoi xoắn và cũng gặp với bệnh “cancrum oris” hoặc “noma” (bệnh cam tẩu mã) một bệnh toàn thân khác làm suy yếu cơ thể.

Trong những năm gần đây, viêm lợi hoại tử cấp tính gặp ở các nước thuộc thế giới thứ ba, trong số trẻ bị suy nhược cơ thể, nhất là sau một bệnh toàn thân sởi, thương hàn và ở các nước công nghiệp hoá, trong số thanh niên 18 –30 tuổi (2,5% Giddon – 1964, 2,2% Grupe và Wilder – 1956, 6.0% pingborg (1951)) trong số tân binh). Bệnh không truyền nhiễm, thường gặp ở những người có 5  yêú tố: cơ thể suy nhược, vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi bờ cổ răng mạn tính, có sẳn (81/91 người, pinborg, 1951) có hút thuốc lá na75ng và phản ứng sinh lí căng thẳng cảm xúc trong những thời kì như học tập thi cử, tuyển tân binh. W

Triệu chứng điển hình là loét ở các gai lưỡi, giữa hai răng, ở bờ lợi, mà trước đó thường có bị viêm lợi mạn tính, bắt đầu bằng vết loét ở gai lợi, nhanh chóng lan ra bờ ngoài và bờ trong lợi, chiếm hết chiều cao của lợi dính. Có một lớp bựa mềm màu trắng – vàng, gọi là không đúng là “màng giả” phủ lên lợi, gồm có bạch cầu, hồng cầu, tơ huyết, các mảnh vụn lợi hoại tử và vi khuẩn. Có một đường viền đỏ nằm giữa vùng lợi hoại tử và lợi bình thường. Chạm vào lợi rất dễ chảy máu, làm đau, và tăng bài tiết nước bọt miệng hôi và những dấu hiệu lâm sàng đặc điểm của loại bệnh toàn thân, có hạch hàm  dưới, sốt nhẹ, mạch nhanh và cảm giác khó chịu, mệt mỏi toàn thân. Bệnh viêm lợi loét hoại tử cấp tính có thể tiến triển nhanh và trở thành bệnh cam tẩu mã: Loét lợi lan ra má, môi, lầm mất một mảng lớn (hoặc nhỏ), môi mà đưa đến tử vong. Nếu bệnh lành được cũng sẽ để lại những thương tổn rất nặng: thiếu hỏng một phần má, mủi, môi tìm thấy kết hợp vi khuẩn thoi – xoắn thì xác định được bệnh, nhưng đôi khi cũng tìm thấy những vi khuẩn khác.

Điều trị theo nguyên nhân: vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, súc miệng với H2O2 3% pha loãng vớichlorhexidine 0,2% Nâng cao thể trạng toàn thân. Trong trường hợp cam tẩu mã là thể biến chứng nặng nhất, phải điều trị tích cực với kháng sinh liệu pháp liều cao, nâng cao thể trạng, tưới rữa nhiều lần mỗi ngày với huyết thanh mặn đẳng trương (để rữa sạch tỏ chức hoạt tử), bôi xanh metylen lên lợi, xương, da.

Viêm lợi tuổi dậy thì, có những đợt viêm lợi dạng aptơ (aphto) và viêm lợi ở viền cổ răng cữa, đôi khi có dạng quá triển. Các tác nhân kích thích như chất trám thừa cũng gây ra những thương tổn viêm quá triển lợi.

Viêm lợi và kinh nguyệt ziskin (1938) đã nêu lên rằng niêm mạc miệng có bị ảnh hưởng do thay đổi niêm mạc âm đạo trong chu kì kinh nguyệt. trước khi có kinh nugyệt 3 – 4 ngày, đôi khi có viêm lợi. đánh răng có chảy máu, lợi cương tụ. Ở niêm mạc miệng và môi cũng có đợt acpet, hoặc aptơ nguyên nhân có thể do có rối loạn hocmon. điều trị với androgene.

Trong hội chứng albright (loạn sản xơ xương) có kèm theo nhiễm sắc tố ở  da và ở niêm mạc miệng.

Viêm lợi và thai nghén : thai nghén có ảnh hưởng đế niêm mạc miệng và lợi. Chảy máu lợi khi đánh răng (30%) từ tháng thứ hai, rõ rệt nhất ở tháng thứ tám, và sau khi sinh, sẽ trở lại bình thường. Thường gặp ở những vùng răng miệng kém. Viền lợi và gai lợi đỏ, lợi phù nề dễ chảy máu, thời gian chảy máu đôi khi kéo dài hơn. Nhiều công trình nghiên cứu (Hugdson, 1970 ) cho biết viêm lợi thai nghén cò kèm theo gia tăng sự bài tiết nước bọt. Cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng và súc miệng nhiều lần hằng ngày.

Viêm lợi đỏ có một đường viền đỏ sẫm nhỏ dọc theo cổ răng (10% )(chaput 1953). Viêm lợi mặt bên, (26%) từ 3 tháng sau khi có thai, không đau, màu hồng đậm, phù nề ít, ở một nhó mrăng ay lan rộng, vì không đau nên bệnh nhân ít khi khám răng. Quá sản gai lợi đơn giản từ 3 tháng sau khi có thai, gai lợi  phía trong răng cữa trên và gai lợi phiá ngoài trong các răng cửa trên và dưới. Gai lợi màu hồng hoặc đỏ bầm, láng hoặc sần, cương tụ ở phần lợi tự do. Quá sản gai lợi có thể gặp ở mọt răng lành bình thường nhưng thường gặp ở những răng mọc lệch hoặc có cắn khớp sang chấn, có điểm chạm xấu, có răng sâu mặt bên, có răng trảm không đúng kĩ thuật, tất cả là những yếu tó kích thích.

Quá sản có thể lan rộng ra toàn hàm. Các thương tổn gan lợi sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Viêm lợi và mãn kinh ít gặp, dạng viêm lợi tróc màng mạn tính, có đau khi ăn, chảy máu khi đánh răng, loại viêm lợi này có liên quan đến nội tiết, có khi kéo dài hàng năm, điều trị tại chổ có ít hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, trám các sâu răng, loại trừ các yêú tố kích thích như cao răng, sang chấn do hàm giả.

Viêm lợi và bệchg bạch cầu các dấu hiệu ở lợi và niêm mạc miệng ít gặp trong thời kì tiến triển của bệnh bạch cầu mạn tính (lympho và tủy bào)mà chỉ gặp ở thời kì cuối cùng, giống như trong bệch bạch cầu cấp tính, bệnh nhân cần đến Bác sĩ nha khoa để chăm sóc răng miệng tốt và giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chú ý chỉ nhổ răng hoặc can thiệp phẫu thuật khi nào sự hội chẩn đồng ý của bác sĩ điều trị, vì chỉ cần mộ sốc do nhổ răng mà lành chậm cũng đủ là yếu tố làm cho bệnh nhân dễ trở lại nặng, đưa đến thời kì cuối cùng của bệnh.

Trong bệnh bạch cầu cấp tính thường gặp các dấu hiệu ở miệng hơn. thương tổn duy nhất ở miệng đăc trưng của bệnh bạch cầu cấp tính là quá sản ở lợi (lợi tự do và lợi dính) gặp ở nhóm răng cửa hoặc ở nhóm răng cối, ở mặt ngoài cả mặt lưỡi, lợi cứng chắc, màu nhạt tái, không đau, không viêm, các gan lợi to ra,hoặc chỉ có một gai to phì đại, giống như một khối u, phủ lên mặt răng tạo thành những túi nha chu giả xương bên dưới không bị tiêu, răngkhông lung lay. Xét nghiệm máu giúp xác định bệnh. Quá sản lợi có thể dẫn đến viêm loét hoại tử cung.

Loét hoại tử lợi có thể dẫn đến chảy máu lợi, chảy máu tự nhiên hoặc chảy máu có kích thích, ở bờ cổ răng, và điều trị có kết quả. Chảy máu có liên quan đến lượng giảm tiểu cầu hoặc do hội chứng gia tăng sự phân hủy fibrin. Điều trị bệnh bạch cầu cấp tín làm gia tăng tiểu cầu sẽ giảm chảy máu lợi.

Viêm lợi do dùng thuốc: Trước kia, để điều trị động kinh, người ta thường dùng thuốc diphénylthydantoine (DPH, Di - Hydan), gây quá sản lợi, gọi là quá sản do diphénylthydantoine  (3 – 62%). Sau vaì tháng điều trị, bắt đầu bằng quá sản ở gai lợi, gai lợi to quá cở lan rộng ra lợi chung quanh tạo thành những túi giả. Thường gặp phủ lên mặt ngoài các răng cửa, lợi không đổi màu, có khi t1i nhạt, không chảy máu, không loét. Điều trị bằng phẫu thuật trong trường hợp nặng (cắt bỏ lợi phì đại) dự phòng bằng giữ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng sạch trước khi dùng thuốc chải răng.

Viêm lợi do nhiễm chất độc trong công nghiệp. Công nghiệp  chì (xưởng ắc quy) có thể gây nhiễm độc ở lợi, có đường viền lợi màu xanh – đen do có lắng  đọng chất sunfua chì. Bệnh nhân mệt mỏi, tiêu chảy, da đổi màu xám.

Công nghiệp thủy ngân làm phù nề gai lợi, có loét, ch3y nước bọt nhiều. Uống thuốc có thủy ngân (calomet) có thể gây viêm lợi – miệng hoại tử , lan ra vùng dưới lưỡi và có biến chứng viêm xương hàm, rung răng, rối loạn thần kinh, tăng huyết áp và ở tay chân da nổi màu đỏ.


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình