Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Y học Việt Nam
Phương pháp xoa bóp day bấm huyệt phòng chữa bệnh như thế nào?

Theo nghiên cứu Giáo sư Tràn Thúy, Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu:

Xoa bóp, da bấm nguyệt là phương pháp dùng tay tác động lên da thịt và một số vùng nhất định trên cơ thể (goị là huyệt) để phòng và chữa một số chứng bệnh. Dân gian đã biết xoa bóp từ hàng ngày năm nay. Nhiều nước ở phương đông, và phương tây đã biết làm xoa bóp (massage) tuy nhiên quan niện, kĩ thuật và mục đích xoa bóp có khác nhau.

Ở Việt Nam, có các dạng: Tẩm quất, xoa bóp, đánh gió, có trường phái khi xoa bóp, chú ý tác động vào hai bên cột sống là chính. Có trường phái khi xoa bóp, chú ý kết hợp tác động lên các huyệt. Bởi vậy xuất hiện các tên gọi day bấm huyệt, điểm huyệt, day huyệt cột sống, w. nhiều sách đã nói đến cơ chế, tác dụng của xoa bóp là thư cân, hoạt lạc, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết: xoa bóp làm tăng tác dụng dinh dưỡng da, cơ, tăng tính dẫn truyền của thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật. Xoa bóp lặp lại cân bằng âm dương, điều hoà khí huyết, xoa bóp là một trong nhiều phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền, có giá trị trong phòng và chữa một số chứng bệnh.

Có thể tự xoa bóp để phòng các chứng bệnh thấp khớp, cảm mạo đường hô hấp, suy nhược thần kinh, phục hồi chức năng, w. chỉ định của xoa bóp khá rộng rải, có thể áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp với một số biện pháp khác trong các chuyên khoa, bệnh ngoài da, w.

Tuy vậy cần chú ý chống chỉ định trong môt số trường hợp sau: người vừa ăn quá no, hay quá đói, qaú mệt, quá sợ hải, lo lắng, một số trường hợp cấp cứu ngoại khoa: bong gân, gãy xương, lao cột sống, các cấp cứu nội khoa như suy tim, cơn hen ác tính, trụy tim mạch,m các ca cấp cứu trong sản phụ và nhi khoa.

Có thể dùng xoa bóp, dây bấm huyệt đơn thần kinh chữa đau đầu do suy nhược thần kinh hay cảm mạo, đau vai gáy, đau lưng cấp, viêm quanh khớp vai, cắt cơn hen, nấc, w.

Các thủ thuật cơ bản.

Xát: Dùng mô ngón tay, mô ngón út, hoặc góc bàn tay xát lên da người được xoa bóp, có thể chỉ xát vùng đau theo hướng lên xuống, hay từ phải sang trái, cũng có thể xát toàn thân. Xát có tác dụng làm lưu thông khí huyết, kinh lạc, giảm bớt đau sưng.

Xoa: dùng ngón cái bàn tay, hoặc mô ngón út, ngón cái, xoa chổ đau, thường xoa theo đường tròn (hay dùng động tác này ở vùng bụng) nơi sưng tấy đỏ, chú ý làm nhẹ chậm, tránh gây đau thêm cho người bệnh.

Miết: dùng ngón tay cái, có thể cả 2 ngón cái (phải, trái) miết chặt vào da người bệnh theo chiều từ trên xuống, từ dưới lên, phải sang trái và ngược lại. Động tác này hay dùng theo đường bụng và đầu. Miết có tác dụng lưu thông khí huyết, chữa tắcngạt mũi, đầy bụng, chậm tiêu.

Phân, hợp: khi phân thì dùng ngón tay trái hay đầu 3 ngón 2, 3, 4 hoặc ô mô út, đặt sát nhau, kéo đều ra hai bên. Nếu từ hai bên kéo vào và hợp. Động tác phân hợp có thể làm trên trán, đầu, mặt, bụng, lưng, ngực. Tác dụng chung là hành khí tán huyết, giảm đau

Véo: Dùng đầu ngón tay và ngón tỏ kéo và vặn da người bệnh làm liên tiếp sau cho da người bệnh cuộc ở giữa các ngón tay, véo dùng ở vùng lưng trán, véo cũng có tác dụng lưu thông khí huyết, làm ấm, giảm đau do lạnh.

Bấm điểm: Dùng đầu ngón tay trái hay đầu ngón tay trỏ , cả hai bên phải và trái, tác động lên huyệt, hay vị trí nhất định của cơ thể, chú ý đầu ngón tay phải nhẳn, tránh gây xước, rách da, muốn taọ lực ấn sâu cần bấm vuông góc đốt ngón 1 và 2 bấm vào điểm có tác dụng thấm sâu, tuy nhiên bấm thì giữ lực bấm sâu hơn, điểm thì lực tăng dần tác động nhanh, đột ngột hơn.

Bấm, điểm huyệt được dùng trong các trường hợp cấp cứu hồi sức, cần lực tác động mạnh, có hiệu lực nhanh (ví như bấm nhân trung, thập tuyên để chữa ngất) đối với các bệnh mạn tính, người ta dùng thủ pháp này, bấm các huyệt khác trên toàn thân nhằm gây tác động giảm đau, chống tê nhằm phục hồi chức năng của các chi hoặc các bộ phận của cơ thể.

Day: Lấy ô cái, ô mô út hay gốc bàn tay ấn xuống da vùng huyệt người bệnh, di động theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ, tay thầy thuốc và da người bệnh như dính vào nhau, làm cho da người bệnh do động theo tay thầy thuốc, làm khoang thai, sức ấn vừa sức chịu đựng của người bệnh, có thể tác động trc tiếp vào nơi đau. Day và xoa hay dùng điều trị đau sưng.

Phát (vỗ) khum bàn tay, lòng bàn tay lõm, để phát nhẹ với lực tăng dần trên người bệnh làm cho da ửng đỏ lên. Lòng bàn tay khum sẽ tạo một khối khí áp lực lên da người bệnh. Thường dùng dùng thủ thuật này cho các vùng vai, lưng, thắt lưng, tứ chi. Tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau, làm ấn vùng thận, w.

Bóp: thầy thuốc dùng ngón tay một và 2 của bàn tay hay cả 5 ngón bóp vào da thịt, khi bóp hơi kéo cơ trên vùnbg đó của người bệnh lên. Động tác bóp nên nhẹ nhàng, đúng mức tránh gây đau đớn. Thường dùng động tác này ở cổ gáy, vai, nách, chi thể, bóp có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giảm đau do lạnh, dãn cơ.

Lăn: dùng một bên ô mô út (lòng bàn tay phía ngón út) hoặc mặt ngoài ngón út. thầy thuốc khéo léo vận động khớp cổ tay theo nhịp độ  nhất định gây một sức ép nhất định của phần bàn tay nói trên vùng định xoa bóp trên cơ thể người bệnh, chú ý: không sát mà là lăn ấn. Động tác dùng ở vùng lưng, vai, mông và chi thể. Lăn có tác dụng ôn thông kinh lạc, gây ấm da giảm đau, tăng dẫn truyền thần kinh.

Chặt: nghiêng bàn tay các ngón sát nhau, thầy thuốc vận động cổ tay mềm mại, theo chiều vận động ngang của bàn tay để cho mặt ngoài ngón tay út hoặc ô mô út chặt lên da thịt người bệnh, khi chặt thường phát ra tiếng kêu của bàn tay.

Động tác chặt có thể dùng ở vùng cổ, gáy, vai, lưng, mông chặt có tác dụng làm khí huyết lưu thông, giảm đau tê mỏi.

Vê: thầy thuốc dùng ngón 1 và 2 vê các ngón các khớp ngón của người bệnh. Vê làm lưu thông khí huyết, trơn khớp nhỏ phục hồi cơ năng chi thể.

Cuốn: thầy thuốc dùng 3 ngón 1, 2, 3 của 2 bàn tay mình bao lấy vị trí nhất định, cuốn theo một chiều nhất định làm da thịt người bệnh chuyển động theo, sức cuốn nên nhẹ nhàng, có thể cuốn từ trên xuống từ dưới lên. cuốn có tác dụng làm dãn mềm cơ khi co cứng.

Vận động: động tác này vận động các khớp (khớp cổ tay, khớp vai, đốt sống cổ, cột sống lưng…) tùy khớp mà có cách vận động khác nhau, tác dụng chủ yếu là lưu thông khí huyết, phụ hồi chức năng vận động của khớp.

Khớp cổ tay: một tay thầy thuốc cầm bàn tay người bệnh, một giữ trên cẳng tay, thầy thuốc lay động nhẹ, nhịp nhàng tay  người bệnh lên xuống, qua phải, qua trái.

Khớp vai: Một tay thầy thuốc (thường là tay trái) để lên vai người bệnh, một giữ trên cẳng tay, tay phải nắm bàn tay hay cánh tay người bệnh, vận động  khớp vai theo 3 chiều lên xuống ra trước, ra sau.

Đốt sống cổ: bệnh nhân ngồi tự nhiên, thầy thuốc đứng phía sau, một bàn tay đặt lên cằm, một bàn tay đặt phần chẩm người bệnh. Hai tay thầy thuốc vận động ngược chiều nhau, nhẹ nhàng, sau 5 – 7 ngày làn sang phải, sang trái, đột nhiên vặn mạnh cho kêu đốt sống cổ.

Cột sống lưng và thắt lưng: cột sống cần được vận động cả hai phía, cho nên tư thế người bệnh lần thứ nhất có thể nằm nghiêng phải chân dưới duỗi, chân trên co, tay dưới để trước, tay trên quặt ra sau, thầy thuốc đứng phía bụng người bệnh, đè nhẹ cẳng tay phải để rãnh khớp vai, cẳng tay trái tì lên mông người bệnh. Hai tay vận động nhẹ nhàng ngược chiều nhau, liên tục 5 – 7 lần, rồi đột nhiên vặn mạnh làm phát ra tiếng kêu “rắc” ở cột sống, vận động lần hai, người bệnh nằm theo tư thế ngược lại Thầy thuốc chuyển tư thế đứng và làm tiếp động tác như trên

Khớp cổ bàn chân: người bệnh ngồi hay nằm, một tay thầy thuốc cầm bàn chân, một tay giữ vững 1/3 dưới cẳng chân lắc xoay cổ chân người bệnh theo chiều gấp, ngữa, phải, trái, quay tròn, tác dụng chung của vận dụng khớp  là làm lưu thông khí huyết, tăng dinh dưỡng ở khớp làm ổ khớp vận động mềm mái dễ dàng, chống xơ cứng,phục hồi chức năng cơ khớp.

Rung: Người bệnh ngồi trên ghế ngay ngắn, thầy thuốc đứng bên người bệnh Hai hay một bàn tay thầy thuốc cầm lấy bàn tay người bệnh ở thể xoè các ngón, tay thầy thuốc rung đều, bàn tay người bệnh rung theo, lan dần lên cánh tay, khớp vai, rung dùng cho chi trên, đặt biệt để chữa viêm dính khớp vai. Ngoài ra trong thực tế còn có thể kể tới trên 30 động tác có một số thủ thuật xoa bóp khác. Nhưng những động tác trên đâylà cơ bản, khi đã chẩn đoán bệnh ở một vị trí nhất định, thầy thuốc chỉ cần làm một số thủ thuật thích hợp với loại bệnh đó không nhất thiết phải làm đủ cả 15 động tác kể trên. thời gian làm xoa bóp tuỳ từng loại bệnh có thể làm 7  - 8 phúh hoặc 20 – 30 phút và có thể kéo dài một vài tuần.

Xoa bóp từng vùng: mmỗi vùng cơ thể là nơi có thể biểu hiện ra nhiều chứng bệnh; nắm được cách giải Quyết cho từng vùng cụ thể sẽ tùy bệnh mà áp dụng linh hoạt thích hợp. Xoa bóp vùng đầu, mặt, cổ. Trước hết cần nhớ một số huyệt hay tác động ở vùng này là Bách hội, thái dương, Ấn đường, Dương bạch, Phong trì, hợp cốc, w .

Các thủ thuật có thể dùng: phân, hợp, day , ấn, miết, bóp vờn, chặt, vận động

bệnh nhân ngồi thoải mái thẳng người, thầy thuốc đứng sau người bệnh, trình tự xoa bóp như sau: miết, phân, hợp vùng trán, cổ gáy, day vùng thái dương, cổ gáy, mỗi động tác làm 3 -5 phút, Ấn (bấm huyệt) vận động khớp cổ. Tùy bệnh vùng mặt: đầu hay cổ gáy, chú ý sử dụng huyệt hay tác động xoa bóp vùng đó nhiều hơn. Xoa bóp vùng lưng, thắt lưng

Những huyệt hay dùng: phế du, tì du, thận du, đại trường du

Thủ thuật thường sử dụng: day, lăn, chặt, vê, ấn, véo, bấm, điểm, xát, vận động. Bệnh nhân nằm sắp trên gường hay phản, độ cao của gường phải vửa tầm tay thầy thuốc. Gường không cao qúa tay để thầy thuốc phải cúi với chóng mỏi, người bệnh chống cằm lên gối thấp. chú ý điều chỉnh cho bệnh nhân nằm thẳng, không cong vẹo, trình tự có thể làm, day chặt hai bên cột sống lưng, lăn 2 bên thắt lưng, vê ấn dọc cột sống, bấm huyệt tùy vùng, phiá trên lưng có thể bấm phế du. Tì du, Cách du, phiá dưới thắt lưng bấm huyệt đại trường du, thận du, w. sau cùng là vận Động cột sống theo động tác vận động cột sống lưng và thắt lưng.

Xoa bóp tứ chi

Chi trên: Huyệt nên tác động: Đại, chùy, kiêm tỉnh, kiên ngung, túc tam lí

Thủ thuật: day, lăn, ân. Vờn, vận động, người bệnh ở tư thế ngồi thoải mái, thầy thuốc đứng phiá sau người bệnh. Các động tác cần làm: day lên vùng cổ vai, bóp lăn cánh tay, cẳng tay, bóp điểm Huyệt, vận động khớp vai, vận đ6ọng cổtay

Chi dưới: Huyệt nên tác động: đại trường du, hoàn khiêu, ủy trung, thừa sơn, côn lôn, túc Tam lí, dương lăng truyền, phong long, huyết hải. Tùy vị trí bệnh mà tác động chọn 3 -5 huyệt. Động tác cần làm: day, lăn, bóp, phát, điểm, vận động. Người bệnh có thể nằm ngữa thầy thuốc đứng bên gường về phía chân, bấm án huyệt.

Vận động khớp: Gấp chân đưa lên bụng, gấp duỗi khớp gối  2 – 3 lần, vận động cổ chân. Tiếp theo cho người bệnh nằm sấp, xoa bóp vùng thắt lưng, mông, day, lăn, bấm điểm huyệt, vận động khớp cột sống thắt lưng. Vận động khớp háng, và khớp gối, cổ chân, bàn chân.

Xoa bóp ngực bụng.Vùng ngực: Huyệt, đản trung, chương môn, ốc ế, nhữ căn, nhật nguyệt. Thủ thuật: day, miết hợp ấn điểm huyệt: người bệnh nằm ngữa, riêng đau thần kinh liên sườn cần lần theo khe liên sườn để phát hiện ra góc đốt sống rồi day bấm vào vị trí đó. Xoa bóp vùng bụng: để người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc ngồi bên người bệnh, sử dụng các động tác, miết, phân, và hợp ấn huyệt, các huyệt thường tác dụng tùy theo chẩn đoán bệnh đường tiêu hoá day bấm huyệt thiên khu, trung quản, túc tam lí, bệnh ở cơ quan sinh dục, tiết niệu, day bấm huyệt khí hải, quan nguyên, tam âm giao, quy lai, hoặc thận du, bát liêu.

Áp dụng xoa bóp day bấm huyệt trong chữa bệnh. Chứng đau đầu: đau đầu là chứng bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, kết quả điều trị tốt đối với bệnh đau đầu do cảm mạo thời tiết (phong hàn) hoặc do suy nhược thần kinh, đau đầu ê ẩm, hay quên, mất ngủ, ở trạng thái quá lo nghĩ, buồn, phiền, tức giận. Để bệnh nhân ngồi hay nằm: thầy thuốc đứng phía sau người bệnh hay ngồi phía đầu gường, lần lượt thực hiện các động tác, phân,, hợp vùng trán, thái dương, làm từ trên xuống, từ trong ra ngoài , day vùng cổ gáy xuống tới đốt sống 3, mỗi động tác làm 3 – 5 phút, sua đó bấm huyệt phong trì, bánh hội, thái dương, ấn đường và hợp cốc, thời gian làm 20 – 30 phút, ngày 1 lần, có thể làm 1 -7 lần. Đau thắt lưng cơ năng đau cấp hoặc thoái vị điã đệm cúi ngữa khó, kh6ong thấy thương tổn thực thể, vùng cột sống, không đái đắt, đái buốt hay khó đái, kh6ong sốt, không có biểu hiện thương tổn phần phụ hay bệnh lí đại tràng, sau khi đã khám kĩ, để người bệnh nằm sấp, hai tay duỗi thắng xuôi theo thân tư thế nằm thoải mái, thầy thuốc lăn tay trên lưng bệnh nhân từ trên khoảng D 3 – 4 (đốt sống 3 - 4) xuống dưới thắt lưng. Lăn từ trong ra ngoài liền 3 phút, tiếp theo và vờn từ trên xuống 3 phút, chặt cũng từ trên xuống, từ trong ra ngoài, phát dọc hai bên cột sống và phát giữa cột sống. bấm huyệt thận du, đại tràng du, trật biên, ủy trnug, nới dãn cột sống bằng cách dùng tay trái đè lên cột sống khoảng D7-8 tay phải tùy vào vùng cùng cụt kéo căng ra từ từ. cuối cùng là vặn cột sống. liệu trình một lần 20 – 30 phút, làm 1 -7 ngày. Chữa viên quanh khớp vai: người bệnh đau vùng khớp vai, vận động đưa tay lên hay ra sau hạn chế, không sốt, cần chú ý loại trừ hội chứng vai cánh tay trong bệnh lí phổ (u phổi). Để  bệnh nhân ngồi, thầy thuốc đứa phía sau, phía cánh tay đau, bắt đầu xát vùng cổ, vai ra cánh tay, cổ vai xuống đốt lưng D. tiếp theo là day, lăn vùng cổ vai, sau đó bấm các huyệt như kiên ngoại du, phong trì, thiên tông, trnug phủ, thủ tam lí, kiên trinh hoặc ti nhu, tiếp đến vận động khớp vai nhẹ nhàng theo cả 3 chiều; lên xuống, ra trước, ra sau, cuối là rung khớp vai thời gian mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 30 phút.

Cắt cơn hen phế quản: Hen phế quản là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất đa dạng phức tạp, việc điều trị tận góc bệnh hay phòng ngừa cơn tái phát còn nan giải bởi hen phế quản xuất hiện cơ ho rất nhiều yếu tố: ăn uống, mệt nhọc, tâm thần căng thẳng, thay đổi thời tiết nhất là ẩm lạnh. Hen phế quản ban đầu chỉ gây rối loạn cơ năng đường hô hấp sau cơn tăng dần về tần số và cường độ sẽ dẫn tới xơ dẫn phổi, suy tim phổi, w. bản chất của người hen là đang ở tình trạng ngộ độc vì thiếu khí, dùng thuốc không tránh khỏi tác động phụ, xấu gây độc cho người bệnh, trên 70% cơn hen là thể vừa và nhẹ, hoàn toàn có thể không chế bằng xoa bóp và day bấm huyệt

Chẩn đoán hen phế quản trong cơn hen không khó, tuy vậy cần chú ý phân biệt với khó thở do tim các nguyên nhân khác: viêm phế quản cấp, lao, dị vật thanh quản, bạch cầu thanh quản, bạch hầu thanh quản, khi đã chẩn đoán đúng cơ hen phế quản, cho bệnh nhân ngổi trên ghế , giữ khí gió và ấm nơi  làm thủ thuật. Bộc lộ vùng cổ, gá và một phần lưng ngực, dùng ngón cái day từ trên cổ xuống, vùng 2 bả vai day và phân từ trên xuống từ trong ra ngoài, thời gian 7 – 10 phút, tiếp theo là dùng đầu ngón tay cái, đầu ngón tỏ bấm huyệt phế du, định xuyễn, đản trung, liệt khuyến, thời gian 5 – 10 phút, tiếp theo là phát vùng cổ, gáy, vai, vùng trong xương bả, (có huyệt phế du) cuối cùng là vận động khớp cổ.

Xoa bóp day bấm huyệt điều trị nấc: người bệnh bị nấc, có tiền sử bệnh lí ở dạ dày, bệnh ởphổi hay thương tổn đốt sống cổ cũng có thể có bệnh ở hệ tim mạch cao huyết áp hay một bệnh lí ở trung thất. cũng có khi sau phẫu thuật vùng bụng bằng gây mê kéo đi, tuy vậy, nhiều khi không tìm được nguyên nhân.

Nấc nhiều gây khó chịu và rất mệt. Để người bệnh ngồi hay nằm sấp, tư thế thoải mái. Dùng các động tác xát, miết vùng từ gáy xuống D 10  7 – 10 phút. Tiếp theo làm động tác phân từ trên Xuống, từ trong cột sống ra hai bên sườn. Cuối cùng là bấm huyệt Đản trung, Cách du, Tì du, phế du.

Xoa bóp day bấm huyệt điều trị đái dầm ở trẻ em: Trẻ trên 2 tuổi đến 7 – 8 tuổi, đêm đái dầm, triệu chứng thường ban ngày vẫn đi chơi bình thường, đêm ngủ mê rồi đái dầm, khi ướt quần mới chọt tỉnh hoặc vẫn ngủ yên đến sáng sau mới biết, nguyên nhân có thể có giun kim hay không phát hiện được bệnh lí nào, y học phương đông thường cho là thận yếu. Cho trẻ nằm sấp, dùng các động tác hai bên cột sống D1 – D2 cho nóng ấm lên, độ 10 – 15 phút sau đó bấm huyệt thận du,tâm âm giao, thượng liêu. Hoặc cho các cháu nằm ngửa, xoa vùng bụng chủ yếu từ rốn xuống khớp vệ. Tiếp theo là phân cũng từ rốn xuống. Cuối cùng là bấm các huyệt khí hải, quan nguyên, tam âm giao, thời gian thao tác 20 – 30 phút. Chú ý cho chế độ ăn giảm nước vào buổi chiều tối. Nếu có giun kim cần chữa tích cực bằng các biện pháp: dùng tăm bông thấm nước tỏi, ngoáy hậu môn các cháu lúc 19 – 20 giờ, liên tiếp 3 – 5 ngày, dùng 5 – 6 tăm bông, vệ sinh quần áo chăn màn, tẩy giun bằng đông hoặc tân dược.

Đánh gió: Đánh gió là một phương pháp chữa bệnh của dân gian để giải huyết cảm mạo, người xưa quan niệm phong là một trong sáu thứ khí hậu trái thường gây bệnh tật (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Phong đứng đầu nguyên nhân trong lục dâm, gây ra khá nhiều bệnh chứng thường gặp, phương pháp có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa thương tổn tạng phủ nghiã là bệnh còn ở biểu, ở kinh lạc. Người xưa quan niệm “đáng gió” là đuổi phong tà ra khỏi cơ thể, phương pháp tương đối đơn giản, an toàn, được sử dụng chữa sớm phục vụ tại tuyến cơ sở - cũng là góp phần chăn sóc sức khoẻ ban đầu. ĩ thuật “đánhgió” là tác động một lức vừa lên hai bên cột sống, có thể tác động trực tiếp bằng tay, cũng có thể thông qua một số thuốc hay vật dụng khác. ư thế bệnh nhân có thể  nằm hay ngồi, thầy thuốc đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Dùng miếng bạc hay đồng tiền bạc chà xát lên vùng da cơ hai bên cột sống theo chiều từ trên xuống. cũng có nơi luộc quả trứng, bóc vỏ cắm đồng tiền bạc vào giữa, lấy vải sạch bọc ngoài quả trứng còn nóng xát lên lưng người bệnh cũng từ trên xuống làm liên tục từ 10 – 20 phút. ừng gừng và tóc rối. iã cũ gừng tươi to độ chừng ngón chân cái người lớn, sau đó bọc trứng, mớ tóc rối, ngoài cũng cuộc gạc mỏng, rồi chà xát hai bên cột sống từ cổ xuống tới mông, có thể làm rộng hai bên khối cơ của lưng và của thắt lưng. ùng gừng tươi, tóc rối tẩm rượu. ũng giã gừng bọc trong tóc rối như trên, rồi nhúng vào chén rượu mạnh 40 – 60o chà xát như trên, khô rượu lại tẩm tiếp, thời gian cũng từ 10 – 20 phút. ng hai lần ngón tay một và hai (ngón cái và trỏ). ết dọc hai bên cột sống từ nhẹ tăng sâu dần hai bên cột sống tấy đỏ lên. ùng lá trầu không. iã nát lá trầu không. Tẩm dầu hoả xoa xát hai bên cột sống. goài ra cũng phối hợp đáng gió với day bấm một số huyệt như: phong trì, hợp cốc, thái dương, ấn đường, phế du, thận du.

Chỉ định và chống chỉ định lượng

Chỉ định: Cảm mạo: Cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt; Đau đầu; Đau lưng và đau thắt lưng cấp; Đậu lào; Các trường hợp sốt không ra mồ hôi.

Chống chỉ định lượng không dùng cho người có bệnh nặng ngoài da, bỏng, mụn nhọt lây lan, mất máu, ra mồ hôi nhiều, ỉa chảy nhiều

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình