Theo nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Chinh:
Xơ cứng bì còn gọi là xơ cứng bì hệ thống hoặc xơ cứng bì toàn thể, là một bệnh của nhiều cơ quan đặc trưng bằng các thương tổn viêm và thương tổn mạch máu cùng vói tình trạng xơ cứng da và các nội tạng khác nhất là dạ dày, ruột, tim, phổi, thận, w. tiến triển và mức độ nặng nhẹ của bệnh thay đổi rất nhiều tùy từng bệnh, ở một số bệnh nhân, thương tổn da xuất hiện trước tiên hàng nhiều năm và thường khu trú ở các đầu ngón, mai sau mới có các biểu hiện trong nội tạng. Ở một số khác, thương tổn da và nội tạng xuất hiện đồng thời, đôi khi có thương tổn nội tạng trước mà không có biểu hiện ở da.
Hiện nay, do chẩn đoán bệnh và điều trị sớm, tiên lượng bệnh đã tốt hơn nhiều. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới. Theo gililland B. C (Mĩ), bệnh ít gặp ở châu A! đặc biệt là trung quốc, Ấn Độ, Mã Lai . Ở Việt Nam, tại bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm có 15 – 20 bệnh nhân mắc bệnh vào viện, tuổi bắt đầu bệnh là 30 – 40 nữ gấp đôi nam. Nguyên nhân và sinh lí bệnh học của bệnh hiện nay chưa biết, vai trò của yếu tố di truyền cũng chưa rõ, mặc dù người ta đã gặp nhiều người trong một gia đình cùng mắc bệnh này.
Tình trạng xơ cứng da và các tạng là do sự tăng sinh quá mức chất colagen. Các chất colagen được tổng hợp bởi tế bào fibroblat tăng quá nhiều so vói người bình thường, thực nghiệm cho thấy xơ cứng bì là do sự điều chỉnh bất thường trong tổng hợp các mô liên kết hoặc do sự thoái gián mô bị bệnh lí, hoặc do cả hai yếu tố trên, tác nhân gây bệnh chủ yếu của xơ cứng bì toàn thể là do sự tấn công các tế bào nội mô của các động mạch nhỏ và các mao mạch, nguyên nhân các thương tổn nội mô do các tác nhân trên chưa được biết. Mặc dù một yếu tố huyết thanh là độc tế bào, xerin, proteaza (sérine protéase) đã được tìm thấy ở một số bệnh nhân xơ cứng bì. Trong các tiểu động mạch, sự mất đi tình trạng liên kết chặt chẽ giữa các tế bào tạo nên ngưng kết tiểu cầu, tăng sinh tế bào trong lòng lớp nội mạch (intima) và sự xơ hoá. Các quá trình này làm mất tính đàn hồi và đưa đến sự lấp tắc mạch. Tỉ lệ yếu tố Willebrand tăng cao và sự giải phóng các kháng nguyên đã đáp ứng tình trạng tái phạm nội mô rất đặc hiệu của bệnh này. Mối liên kết giữa yếu tố Willerbrand với các phần tử dưới nội mô dẫn đến sự dính bám và sau đó là sự ngưng kết tiểu cầu, các tiểu cầu được hoạt hoá lại phát triển các yếu tố thẩm thấu thành mạch và các yếu tố tác động đông máu, sự tăng thẩm thấu thành mạch gây phù nề liên kẽ, kích thích các fibroblat và đôi khi cả sự xơ hoá các tổ chức kề bên. Như vậy, giai đoạn đầu, thương tổn của bệnh xơ cứng toàn thể phải chăng là hiện tượng phù nề các cơ quan đích và sau đó tiến triển đến xơ hoá, số lượng các mao mạch còn lại sẽ dãn nỡ ra và trở nên dãn mao mạch (télangiectasie).
Trong xơ cứng bì có cả những bất thườngvề miễn dịch tế bào lẫn miễn dịch thể dịch. Thường thấy kháng thể kháng nhân tăng anpha globulin máu. Một số kháng thể khác nhưng kháng thể kháng màng fibroblat, kháng colagen tip I hay tip IV cũng tìm thấy, vai trò của các kháng thể này chưa được biết trong cơ chế sinh bệnh, người ta cũng thấy những đám thâm nhiễm tế bào quanh mạch giữa các thương tổn da bắt đầu mắc bệnh, các thâm nhiễn này gồm các tế bào T, plasmoxyl và đại thực vào giữa các thương tổn mạn tính, chủ yếu là các fibroblat, các histioxyt. Do số lượng T8 giảm nên tỉ lệ T4/T8 tăng lên trong máu ngoại biên một số bệnh. Các vật phẩm hoà tan, chiếc xuất từ da người lành hay da người xơ cứng bì, kích thích các lymphoxyt của bệnh nhân: đặc điểm này được chứng minh bằng test ức chế di tản đại thực bào. Các lymphoxyt lưu hành trong máu bệnh nhân có độc tính độc tế bào đối với các fibroblat đang nuôi cấy. Theo giả thuyết của một vài tác giả. Các tế bào T sẽ bị mẩn cảm bởi các quyết định kháng nguyên có trong các thành mạch bị thương tổn bởi các quyết định khác trong tổ chức da. Để đáp ứng với các mẩn cảm này, các tế bào T sản sinh ra các lymphoxyt có tác dụng kích thích sự đến và hoạt hoá các monoxyt – macrophag (bạch cầu đơn nhân – đại thư65c bào) trong các chổ bị thương tổn. Các monokin được sản xuất ra sẽ tấn công các nội mô, phân tán trong các kẽ gian bào và như vậy sẽ kích thích các fibroblat.cần phải nhớ rằng hiện tượng miễn dịch qua trung gian tế bào có một vài vai trò quan trọng trong bệnh sinh bệnh xơ cứng bì toàn thể. đúng như trong các thương tổn bệnh kiểu xơ cứng bì ở những bệnh nhân được ghép tủy xương và có phần ứng vật chủ (GVH) người ra đều thấy có những biểu hiện của thương tổn miễn dịch qua trung gian tế bào. Những bất thường về nhiễm sắc thể cũng thấy trong hơn 90% các bệnh nhân bị xơ cứng bì toàn thể. Các bất thường này đều là mắc phải ở các crolatit. Ý nghĩa của các bất thường về nhiễm sắc thể này chưa được biết. Trong một số nghề nghiệp rất thường xuất hiện các xơ cứng bì, ví như ở các công nhân mỏ than, mỏ vàng, tỉ lệ xơ cứng bì thường gấp đôi những công nhân khác. Điều này có thể nghĩ rằng bụi silic có thể là yếu tố nguy hại, công nhân tiếp xúc thường xuyên với clorua poliving (clorua depoliving) có thể bị hội chứng raynaud, loãng xương các đầu chi, và các thương tổn da giống như trong bệnh xơ cứng bì. Ngoài ra, ở những người này cũng phát triển xơ cứng gan và các sacom động mạch (angiosarcome) và các tổ chức dưới da cũng được gặp ở những người được điều trị bằng pentazocine, một loại thuốc giảm đau, thuốc chống ung thư bléomycine cũng gây nên các thương tổn xơ hoá nốt, tăng sức tố hình dải, rụng tóc, hoại tử các ngón và xơ phổi chủ yếu ở vùng đáy. Sự vắng mặt của hội chứng raynaud và các thương tổn ở mặt, các đầu chi cho phép phân biệt bệnh cảnh lâm sàng trên với bệnh cảnh lâm sàng của xơ cứng bì toàn thể.
Về phương pháp giải phẫu bệnh lí, ở da lớp thượng bì bị teo bao phủ một đám đặt các sợi colagen, các sợi này vẫn song song với thượng bì. Những nhánh kéo dài hình ngón của colagen trải dài từ lớp bì đến tổ chức dưới da có một số lớn các lymphoxyt T. Ở phần 2/3 dưới của thực quản, lớp niêm mạc bị mỏng đi và lớp colagen tăng sinh trong lớp đáy của thượng bì, tơ lớp dưới niêm mạc và lớp màng thanh tơ. Sự xơ hoá ở đây không nhiều bằng ở da. Teo cơ ở thực quản và các phần bị thương tổn khác của đường tiêu hoá quan trọng hơn tình trạng thoái hoá sợ của các tổ chức cơ thường gặp loét viêm mạc: có thể là do chính bệnh xơ cứng bì, cũng có thể là do viêm thực quản phối hợp. Các sợ cơ ở 1/3 trên thực quản thường không bị thương tổn. Những thương tổn tương tự như trên có thể thấy dọc theo toàn bộ đường tiêu hoá, nhất là ở đoạn 2 và 3 của tá tràng, hồi tràng, đại tràng. Teo cơ ở đại tràng có thể là nguồn gốc của túi thừa. ở giai đoạn nặng của bệnh, phần ruột bị thương tổn sẽ bị dãn rộng, và có hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu- plasmoxyt trong lớp đáy của biểu bì.
Ở phổi, tình trạng xơ kẽ lan toả, dày các màng phế nang, xơ hoá quanh phế quản, sẽ hình thành các nan nhỏ và các vùng khí phế thũng do sự vở vách các vách ngăn. Các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch phổi có những thương tổn khác nhau. Dày dưới nội mạch phá vở giới hạn đàn hồi trong phì đại cơ, các sự thay đổi mạch này sẽ không phối hợp với các xơ phổi kẽ và gây nên hiện tượng tăng áp lực động mạch phổi.
Trong xơ cứng bì, bao hoạt dịch với thương tổn các khớp có triệu chứng rất giống như trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp. cũng có phù nề và thâm nhiễm bạch cầu –plasmoxyt, chất fibron tạo thành một lớp dày bao phủ toàn bộ bề mặt của khớp hoạt dịch và sau đó bao này có thể bị xơ hoá. sự lắng động fibrin cũng tạo nên bề mặt các bao gân và cân những tiếng lao xao rất rõ khi vận động khớp đó.
Thương tổn cơ bắp, trên phương diện mô học, được biểu hiện bằng các đám thâm nhiễm bạch cầu lymphoxyt ở liên kẽ và quanh mạch với dấu hiệu thoái hoá sợ cơ hoá kẽ, và các động mạch nhỏ có thể bị dày lên và số lượng mao mạch bị giảm đi
Ở tim, sự xơ hoá kẽ xơ tim xâm lấn các cơ tim. Sự xơ hoá này cũng làm thương tổn luồng dẫn truyền gây rối loạn dẫn tuyền nhĩ thất vàgây loạn nhịp tim. Thành các động mạch vành dày lênvà có thể thâm nhiễm lyphoxyt. Trong một số trường hợp, có thể có viêm ngoại tâm mạc co thắt hay tràn dịch.
Quá nửa bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể có thương tổn thận bao gồm: quá sản lớp nội mạch liên thùy, hoại tử dạng fibrin các tiểu động mạch đến (không loại trừ cá quai cần thận) và lớp đáy quản cầu bị dày lên. Các thương tổn này thường làm thiếu máu cục bộ vùng vỏ và làm xơ hoá cầu thận, các thương tổn thận này nhiều khi rất khó phân biệt với các thương tổn do tăng huyết áp ác tính, tuy nhiên, ta vẫn có thể thấy các thương tổn mạch thận mà không có cao huyết áp. Chụp động mạch liên thùy bị thu hẹp lại, giống như tình trạng co thắt động mạch ngón chi thấy trong hội chứng raynaud, cũng như trong hội chứng raynaud gây nên do lạnh, người ta cũng thấy giảm lượng máu đến thận. Điều này rất thú vị nếu ta biết rằng ¾ những trường hợp tử vong do thương tổn thận trong bệnh xơ cứng bì đều xảy ra về muà thu đông.
Thương tổn tiên phát của gan ít gặp, nhưng một số trường hợp xơ gan lan toả, ứ Mật trong gan và sung huyết thụ động mạn tính có thể xảy ra.
Đôi khi ta cũng gặp xơ hoá tuyến giáp . Màng quanh răng bị dày lên và khi chụp X quang, thấy khoảng màng này bị dãn rộng nhưng ít khi thấy răng bị rụng, trong nhiều tổ chức thấy có thương tổn các động mạch nhỏ và tiểu động mạch. Lớp nội mạc bị dày lên và làm hẹp tắn nghẽn vòng của mạch máu. Những thương tổn như vậy cũng thấy ở động mạch đầu chi và các tiểu động mạch ở những người bị xơ cứng bì và hội chứng raynaud thương tổn động mạch còn gặp ở nhiều nơi: phổi, thận, cơ hệ tiêu hoá da, tụy, bao hoạt dịch, vasa vasorum và hệ thần kinh trung ương. Viêm động mạch với hoại tử dạng fibrinvà thâm nhiễm cả lớp thành các tế bào một nhân đôi khi cũng thấy.
Các triệu chứng lâm sàng; bệnh xơ cứng bì thường bắt đầu âm thầm. Các triệu chứng đầu thường là hội chứng Raynaud. Hội chứng này được mô tả như một hiện tượng phụ của tình trạng co thắt các động mạch và tiểu động mạch ở đầu ngón tay, ngón chân và đôi khi cả mặt, khởi phát bằng giá lạnh hay những cảm xúc, người bệnh thấy thay đổi màu sắc da, tiến triển làm 3 giai đoạn: nhợt nhạt, xanh tái, và đỏ tím Đa số bệnh nhân thoe trình tự đó nhưng cũng có những người chỉ có những cơn nhợt nhạt, xanh tái, hay đỏ tím riêng rẽ, lại có những bệnh nhân bị cả ba. Hội chứng Raynaud có thể xảy ra trước những thay đổi ngoài da hàng tháng, có khi hàng nhiều năm. Lúc đầu các ngón tay và bàn tay sưng to. Sau đó da cứng, dày lên nhưng mảnh da khô, dính sát vào lớp sâu phía dưới. Những thay đổi của da này tiến triển xuống cánh tay, lên mặt phần trên của ngực, bụng và lưng, các đầu chi dưới ít bị hơn, da căn làm cho các ngón tay bị hạn chế dần cử động và có thể là nguồn gốc của tình trạng co gấp không thể cưỡng lại nỗi, các đầu ngón tay có thể bị loét ở những lồi xương và có thể bị nhiễm trùng, phần mềm các đầu ngón tay có thể bị loét và trong vài trường hợp, các đốt cuối có thể bị tiêu nát, da có thể bị rối loạn sắc tố mà không cần ánh nắng mặt trời, Da khô, sần sùi, tóc rịn, soi các mạnh máu dưới móng với đèn soi nhãn – khoa lấy giảm số lượng các quai mao mạch và căng dãn các quai còn lại, những hiện tượng này cũng gặp trong bệnh viêm da và cơ ở một số người bệnh, ở mô dưới da và quanh khớp có hiện tượng lắng động chất canxi, vùng da lân cận có thể bị loét và chảy ra các chất vôi hoá. Mặt bị mất nếp nhăn, không còn khả năng biểu lộ tình cảm và khi mở mồm bị hạn chế. Sau nhiều năm tiến triển, da “cứng như cacton” có thể mềm lại ở phần nào và có dược sự đàn hồi, nhưng trong đa số các trường hợp, da bị teo đi, sự phối hợp các triệu chứng vôi hoá, hội chứng raynaud, xơ cứng đầu chi, dãn các động mạch tạo thành hội chứng CRST (calcinose Raynaud Sclero – dactylie télangiectasie).
Khoảng độ 50 – 60% bệnh nhân bị xơ cứng bì có dấu hiệu về khớp, cần phân biệt Triệu chứng đau nhiều khớp do viêm nhiễm khớp dạng thấp.
Đau nhiều khớp thường xảy ra rầt sớm, nhẹ và ít khi có dấu hiệu viêm nhiễm, thường là ở các khớp lớn, có khi đau lan dần sang nhiều khớp, có khi chỉ một khớp bị đau, đau khớp thường mất đi 6 – 24 tháng, không để lại di chứng, chụp X quang khớp thường không phát hiện được gì bất thường hoặc chỉ thấy hình ảnh viêm nhiễm bao hoạt dịch một cách kín đáo. Rất hiếm khi gặp viêm da khớp dạng thấp, chỉ thấy độ 1/3 các trường hợp. thường gặp khi bệnh xơ cứng bì đẽ tiến triển lâu và có nhiều thương tổn bị nội tạng, có khi bệnh nhân không cảm thấy đau các khớp, không có biến dạng khớp và dấu hiệu hủy hoại xương, tuy nhiên nếu chọc sinh thiết bao hoạt dịch sẽ thấy tình trạng xơ hoá và như vậy cho phép phân biệt với viêm da khớp dạng thấp kinh điển. tuy nhiên trong một số trường hợp, tuy hiếm, nhưng vẫn có những thể phối hợp, viêm da khớp dạng thấp kinh điển với xơ cứng bì toàn thể. tìm yếu tố dạng khớp thấy dương tính trong khoảng 40% các trường hợp như xét nghiệm này chỉ có giá trị chẩn đoán đối với bệnh xơ cứng bì toàn thể dù có hay không các biểu hiện khớp.
Những thay đổi xương trong xơ cứng bì không liên quan gì đến các thương tổn khớp, thường gặp tình trạng tiêu xương khu trú ở những chổ có thương tổn mách máu: tay và một phần ở chân. Tiêu xương có thể dẫn đến cụt các ngón, bày tay. Tần xuất và tính chất thương tổn của các cơ vân trong xơ cứng bì còn đang bàn cải do sự khó đáng giá được các dấu hiệu lâm sàng (cứng, teo có khi giãm cơ lực thường chỉ có khi thương tổn da nặng )chỉ có thể phát hiện sớm khi làm điện cơ đồ và cho xét nghiệm các enzym của cơ. Qua các dấu hiệu về các cơ có thể phân biệt hai giai đoạn tiến triển khác nhau: giai đoạn đầu “viêm ” với đau cơ, thương tổn, về điện cơ, tăng các enzym cơ và giai đoạn thứ 2 , muộn, cơ đã bị xơ.
Các triệu chứng liên quan đến thương tổn thực quản gặp trong 50 – 60 % bệnh nhân bao gồm cảm giác đầy, bỏng rát vùng sau xương ức và tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, các triệu chứng này càng rõ khi bệnh nhân nằm thẳng hay cúi ra phiá trước (do giảm cơ lực cơ tròn dạ dày – thực quản và sự dãn to phía dưới thực quản) viêm loét thực quản cũng thường gặp dẫn đến co thắt hay hẹp phiá dưới thực quản. thường bệnh nhân chỉ thấy khó nuốt nhất là đối với các chất đặc ít khi chảy máu. Thương tổn dạ dày ít gặp,chụp xinê quang tuyến thấy giảm hoặc mất hẳn làn sóng nhu động ở 2/3 dưới của thực quản. Các triệu chứng liên quan đến thương tổn ruột non thường là đầy hơi, đau bụng, có thể bị liệt hay tắc ruột, người bệnh có hội chứng kém hấp thu, ỉa ra máu và mỡ. Cơ chế bệnh sinh là tắc các mạch bạch huyết vì xơ cứng hay tăng sinh vi khuẩn do nhu động ruột kém.
Thương tổn đại tràng gây táo bón kéo dài, bón tắc hay tắc ruột từng lúc. Chụp X quang co thụt baryt thấy đại tràng dãn rộng, mất nhu động và có khi thấy các túi thừa. Trong hệ hô hấp, những bệnh nhân bị xơ phổi thường ho khan khó thở khi gắng sức. nhịp thở nông, ngắn, không phải là dấu hiệu đầu tiên. Hai đáy phổi có thể thấy ran một ít . Trên lâm sàng, ít gặp tràn dịch màng phổi nhưng nếu là sinh thiết màng phổi thì triệu chứng này gặp nhiều hơn. Vận động hô hấp nhiều khi bị hạn chết do tình trạng xơ cứng da lồng ngực, có thể gặp bội nhiễm vi khuẩn hay virut nặng do phổi bị xơ, có thể gặp, tuy ít, các thương tổn ác tính phế nang hay tiểu phế quản. Thăm dò chức năng hô hấp cho thấy thương tổn đường hô hấp xuất hiện khá sớm ở những người bị xơ cứng bì, thường thấy giảm khả năng khuếch tán và giảm áp lực một phần của oxy gắng sức. Chụp X quang phổi thấy nhiều bóng mờ, thường rõ hơn ở 1/3 dưới.
Thấy tăng áp lực động mạch phổi mà không thấy xơ kẽ đáng kể, là, điện tâm đồ có thể thấy tăng áp lực động mạch phổi. Thương tổn tim trong xơ cứng bì thường không bộc lộ rõ trên lâm sàng có thể có loại nhịp hoặc các rối loạn dẫn truyền với mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhiểu khi có bệnh xơ tim do bị xơ lan toả. Các biểu hiện tim khác có thể là thứ phát sau thương tổn phổi do tăng áp lực – suy thất hay gặp hơn là tâm phế mạn mặc dù có xơ phổi. ít gặp tình trạng chèn ép tim tuy có viêm ngoại tâm mạc cấp hay mạn, tử vong do tim thường chiếm khoảng 15% bệnh nhân bị xơ cứng bì.
Suy thận là nguyên nhân tử vong chính của xơ cứng bì, chiếm 50% các trường hợp Moore vàsheeman (anh ) từ 1952 dựa trên ba trường hợp xơ cứng bì bị chết nhanh vì suy thận đã mô tả kĩ những biểu hiện lâm sàng, tiến triển và đặc biệt và các thương tổn của mô thận , thường suy thận xảy ra sau 3 năm mắc bệnh xơ cứng bì. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trên một bệnh nhân tưởng như đang ổn định. Nếu không được điều trị, tiên lượng của suy thận này rất xấu, có thể kèm theo tăng huyết áp ác tính hay trong bệnh cảnh của tăng huyết áp nhẹ. Nước tiểu có protein, tế bào học bất thường, cao huyết áp, urê máu cao, thiếu máu huyết tán là những hội chứng có thể đi kèm với một suy thận đang tiến triển. thật khó đáng giá tiên lượng bệnh khi đã có suy thận. thiếu máu có thể coi như một dấu hiệu báo trưóc hàng nhiều tuần trước của suy thận, có thể kèm theo tràn dịch màn ngoài tim mạn tính . Một số tác giả đề nghị điều trị bằng cách cắt bỏ hai thận, sau đó ghép thận.
Các dấu hiệu sinh học trong xơ cứng bì thể hiện ở chỗ tốc độ lắng máu thường tăng nhưng không cao lắm, thiếu máu không hồi phục thường do viêm nhiễn mạn tính, cũng có thể là thứ phát sau thiếu sắt do chảy máu đường tiêu hoá, tình trạng sinh sản nhiều vi khuẩn do giảm nhu động ruột non dãn đến thiếu vitamin B12 Axit folic nếu có suy thận thì thiếu máu này còn do tan máu trong lòng vi mạch.
Gama globulin trong máu tăng cao gặp 50% bệnh nhân chủ yếu là tăng IgG. Kháng thể hay yếu tố kháng nhân (facteur antinucleaire) gặp 33 – 96% các bệnh tùy theo cơ chất được sử dụng trong xét nghiệm, nếu dùng một dòng carcinom thanh quản người (HEp2), có thể thấy yếu tố kháng nhân trong 96% các trường hợp. Các kháng thể kháng nhân này bao gồm các kháng thể chống lại các kháng nguyên nhân, các ribonucleo protein của nhân (RNP)các xăngtrôxôme (centrosomère) Các kháng thể khác như kháng thể kháng AND và kháng nguyên nhân hoà tan thường thấy trong 40 – 80% các bệnh nhân bị xơ cứng bì.
Chẩn đoán bệnh xơ cứng bì toàn thể không khó lắm khi có hội chứng raynaud phối hợp với các dấu hiệu ngoài da và các biểu hiện nội tạng (chủ yếu là phải chẩn đoán phân biệt với các hội chứng raynaud do các nguyên nhân khác) bệnh xơ cứng bì hệ thống khi có các triệu chứng về cơ, khớp, nổi trội phải phân biệt với viêm da0 khớp dạng thấp, Iuput hoặc viêm đa cơ, còn có rất nhiều bệnh về nội khoa khác có thể nhầm với xơ cứng bì toàn thể nhưng nếu chú ý sẽ thấy các bệnh này ít khi có thương tổn cùng một thời gian nhiều cơ quan.
Tiên lượng trong nhiều trường hợp, bệnh kéo dài tăng dần và kho tránh được những thương tổn nội tạng. Gầy sút là một dấu hiệu khá trung thành cho tiên lượng. Một số bệnh nhân có thể có những đợt lui bệnh (đặc biệt các dấu hiệu ngoài da có thể hết hẳn ) trog một số thống kê, người ta thấy 80% bệnh nhân sống được thêm 2 năm saukhi mắc bệnh và 20 % sống được 10 năm , khi đã có những biểu hiện thương tổn nội tạng thì tiên lượng xấu hơn rất nhiều khi chỉ có biểu hiện ngoài da đơn thuần, biểu hiện thương tổn thận, tim, phổi có tiêm lượng xấu nhất. Một công trình nghiên cứu khác, cho thấy những người da trắng bị mắc bệnh có tiên lượng xấu ở nam hơn nữ và rất xấu khi bệnh bắt đầu ở độ tuổi trên 45. phụ nữ da đen thường có tiên lượng rất xấu và thường tử vong do thương tổn ở thận, tim và phổi. Điều trị rất nhiều loại thuốc được đưa ra như hiệu lực thực sự rất khó đánh giá. Trong thực tế, các loại thuốc này chỉ có phần nào tốt trên các thương tổn da, khớp mà rất có kết quả trên các thương tổn nội tạng.
D pénicillamine trong các công trình nghiên cứu cho thấy thuốc này giảm tình trạng dầy da và phần nào phòng ngừa được các thương tổn nội tạng quan trọng, liều lượng dùng là uống 20 - 40mg/kg/ngày.
Aspirine liều thấp (200 – 500mg/kg/ngày) thuốc ức chế sự hình thành thromboxane A2 là một chất co mạch mạnh và làm ngưng tập tiểu cầu.
Dipyridamole liều 200 – 400mg chia làm nhiều lần trong một ngày sẽ làm giảm tình trạng dính bám tiều cầu vào các mạch máu đã bị thương tổn do bệnh.
Colchicine với liều 20mg/ngày cho nhiều tháng cũng có tác dụng tốt.
Azathioprine (biệt dược imurel) chlorambucil (chloraminophène) với liều lượng 1 – 2,5mg/kg thể trọng mỗi ngày là các thuốc có tác dụng giảm miễn dịch cũng được sử dụng, nhưng kết quả chưa thật sự được nhưng mong muốn.
Các thuốc chống sốt rét tổng hợp déladyl hydroxychloroquine với liều 600mg/ngày cũng có tác dụng tốt , đặc biệt đối với các triệu chứng biểu hiện khớp.
Vitamin E chỉ có một tác dụng vừa phải cho liều cao (1g – 1,2g/ngày ) có thể làm giảm được triệu chứng xơ cứng da. cần phải cho thời gian dài, không có tai biến gì.
Hiện nay người ta khuyên không nên dùng các loại corticoide đường toàn thân (tiêm uống) vì thuốc có thể gây bệnh nặng hơn, dễ bị bội nhiễm và các tai biến khác như làm suy thận nặng thêm, cao huyết áp. Tuy nhiên thuốc có tác dụng đối với xơ cứng da, khớp và tình trạng suy nòm , thường dùng prednisolone 5mg, cho 6 -8 viên/ ngày.
Tất cả các loại thuốc trên dù dùng riêng rẽ hay phối hợp hai ba loại không thề làm khỏi hẳn bệnh nhưng có thể kéo dài thêm đời sống của bệnh nhân. Thái độ cụ thể: Đứng trước hội chứng raynaud cần phải kiểm soát được hiện tượng co mạch và làm tăng lưu lượng máu đầu ngón tay. Cần phải ngừa trước những thời lì co mạch vì tình trạng thiếu máu cuc bộ có thể dẫn đến xơ hoá và sau đó là tắc nghẽn động mạch. Phải dặn thêm bệnh nhân mặt ấm, đ tát tay và chânkhông hút thuốc lá và tránh không dùng các loại thuốc amphétamine và ergtamine, nhiệt độ thân thể làm dễ dàng nở mạch ngoại biên các loại thuốc ức chế hiện tượng co mạch giao cảm như réserpine, guanéthidine, alpha – méthyldopa, phénoxybenzamine, prazosine có thể hiệu quả trong điều trị hội chứng phe`noxybenzamine, prazosine có thể có hiệu quả trong điều trị hội chứng Raynaud tuy nhiên do tác dụng của các thuốc trên hiện nay ít sử dụng Nifétidine với liều lượng 10 – 20mg/ngày và các thuốc ức chế canxi đôi khi cũng làm giảm bớt hiện tượng raynaud trong từng trường hợp cụ thể, tất cả các thuốc điều trị trên còn phụ thuộc vào mức độ hẹp của các tiểu động mạch ngón tay.
Đối với triệu chứng da xơ cứng, mất tính đàn hồi dùng D pénicllamine, colchicine. Axit paraaminobenzoic, vitamin E và diméthyl sulfoxide đối với da khô, dùng các loại xà phòng hoặc các thuốc nước để xức, khuyên bệnh nhân luyện tập hàng ngày để giữ cho co duỗi chi được tốt và làm cho da phần nào được mềm mại. Xoa bóp hàng ngày toàn thân cũng có tác dụng tốt. phải rửa các vết loét ngoài da bằng các nước sát trùng. Các thuốc đắc có nitroglycérine làm cho các vết loét dễ làm sẹo. Nếu có bội nhiễm phải dùng kháng sinh dục.
Khi có triệu chứng trào ngược thực quản , bệnh nhân cần ăn nhiều bữa, ít một và dùng các thuốc chống axit giữa các bữa ăn. Nằm đầu cao và khuyên bệnh nhân cố gắn không nên đi nằm ngay sau khi ăn, tránh dùng chè, càphê chocolat vì những chất này làm giảm áp lực của phía dưới cơ tròn thực quản. thôúc cimétidine hay ranitidine có thể có tác dụng tốt trên một số bệnh nhân, đối với những bệnh nhân bị khó nuốt, cần khuyên họ nên nhai kĩ và cần uống thêm nước khi nuốt.
Khi bệnh nhân bị hội chứng kém hấp thu do thứ phát sau phát triển vi khuẩn là do co bóp yếu của tá tràng thì cần phải dùng kháng sinh thích hợp và chỉ cho từng thời kì. Nếu bệnh nhân bị táo do có thương tổn đại tràng vì xơ cứng bì, có thể dùng các thuốc nhuận tràng nhẹ.
Các loại thuốc glucocorticoide rất tốt đối với triệu chứng viêm cơ cấp tính, trong các thể thương tổn cơ mà không đau thì không cần glucocorticoide.
Aspirine và các thuốc chống viêm không phải do stéroide (như indométacine phénacétine…) có tác dụng rất tốt đối với triệu chứng về khớp.
Đối với xơ phổi, không có loại thuốc nào có thể phục hồi được và chỉ có thể điều trị chống với các biến chứng. Trnog trường hợp bị nhiễm trùng phổi dùng kháng sinh kéo dài, cho thờ O2 nếu thấy có dấu hiệu vai trò của các glucocorticoide trong phòng ngừa các tiến triển bệnh lí ở phổi chưa được xác định rõ ràng.
Đối với các suy thận do xơ cứng bì cần phải phát hiện sớm vì sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị với mục đích cố gắng bảo toàn các chức năng sống khác. Vì đa số các bệnh nhân có tỉ lệ rénine cao, các thuốc ức chế rénine và angiotensine có thể tác dụng tốt làm ngừng tiến triển hoặc làm tốt lên chức năng thận và như vậy làm hạ được huyết áp. Đó là thuốc clonidine, propanolol và minoxidil . Một thuốc khác cũng có hiệu qủa , thường được nhiều tác giả chỉ định trong suy thận do xơ cứng bì toàn thể là captopril chất ức chế men chuyển angiotensine (angiotensine convertase) trong trường hợp suy thận nặng tiến triển cần phải làm thẩm phân thận
Trong suy tim do xơ cứng bì, dùng digital và các thuốc lợi tiểu nhưng phải rất thận trọng, tràn dịch màng ngoài tim có thể bớt đi khi dùng các thuốc lợi tiếu này vì có thể làm cho giảm thể tích máu và làm xấu đi chức năng tim và thận vốn đã bị bệnh do xơ cứng bì
Tóm lại: xơ cứng bì là một bệnh hệ thống, bệnh xơ cứng bì toàn thể được phân lập hẳn ra với bệnh xơ cứng bì khu trú hay giả xơ cứng bì, tuy có rất nhiều thể bệnh biểu hiện trên lâm sàng nhưng việc chẩn đoán không mấy khó khăn, việc điều trị, trong những năm sau này đã có rất nhiều tiến bộ do làm tiến triển chậm lại của các thương tổn nội tạng.
Một vài đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 97 bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể nằm điều trị tại khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng , bệnh viện Bạch Mai (Nữ chiếm 97,38%) của Bác sĩ Trần Thúy Hạnh
Xét nghiệm |
Số người bệnh |
Kết quả |
Hồng cầu (triệu / mm3) |
89 |
3,65 ± 0,30 |
Bạch cầu (tế bào/mm3)
Trung tính
Lympho
Ưa axit |
89 |
6.989,5 ±2,17
68,65 ± 8,27
26 ±4,35
1,61 ±1,42 |
Tốc độ máu lắng (mm)
Giờ thứ 1
Giờ thứ 2 |
89 |
21,58 ±15,38
32,26 ± 16,82 |
Điện di protein
Albumin
a 1
a2
a3
y |
57 |
43,89 ± 18,73
9,13 ± 2,89
10,73 ± 3,03
10,99 ±3,34
25,72 ± 8,13 |
Biểu hiện các xét nghiệm thông thường
Triệu chứng |
Biểu hiện lâm sàng |
N |
% |
Rối loạn sắc tố |
Xạm da, da có đốm trắng |
66 |
69,1 |
Đau khớp |
Đau nhức, sưng các khớp lớn, nhỏ |
66 |
68 |
Hội chứng Raynaud |
Tím sẫm các đầu chi Raynaud có hoại tử chi |
61 |
62,9 |
Sốt |
38oC - 40oC |
57 |
58,8 |
Cứng bì |
Toàn thân khu trú ở đầu chi |
56
23 |
57,7
23,7 |
Rụng tóc |
|
41 |
42,3 |
Khó nuốt, nuốt nghẹn |
|
|
|
Há miệng khó |
|
40 |
41,2 |
Phù nề da |
Vùng mặt và các chi |
23 |
40,2 |
Hội chứng tiêu hoá |
ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, ỉa chảy táo bón |
11 |
19 |
Khó thở |
|
9 |
15,8 | |