Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết đặc điểm nhận dạng và công cụ của cây Địa liền?

Cây Địa liền còn gọi là cây Sơn nại, Tám nại, Thiền liền, Sa khương tên khoa học là: Kaempferia galanga L. thuộc họ Gừng. Địa liền là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, thân rễ hình củ, có 2 hoặc 3 lá mọc sát mặt đất hình trứng, phía cuống hợp lại tạo thành cuống dài 1 – 2cm, mặt trên là nhẵn mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc ở giữa, không cuống, thường có 8 – 10 hoa, màu trắng, có những điểm tim ở giữa (hoa nở vào khoảng tháng 8, tháng 9).

Địa liền theo kinh nghiệm dân gian thường được dùng chữa lạnh và đau ở ngực, bụng, chữa đau răng. Còn được dùng làm thuốc trợ giúp tiêu hoá (ăn ngon, chóng tiêu) thuốc xông, hoặc dùng để ngâm rượu xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức cơ thể. Ngày dùng 2 – 4 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, trà uống. Để chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh có thể tán nhỏ 2 g địa liền, 1 g quế chi, chia làm 3 lần uống trong 1 ngày (mỗi lần 0,5 – 1g)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình