Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nước ta có thể trồng được Nhân sâm hay không? Ở Việt Nam có những loại sâm gì được dùng làm thuốc bổ, chúng có cùng họ hàng với Nhân sâm hay không? Sâm có chất gì mà quý và đắt thế? Làm thế nào để đánh giá được chất lượng của từng loại sâm?

Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng, chúng ta hiện chưa trồng được loại sâm quý giá này. Rất có thể là các nước có Nhân sâm đều giữ giống khá cẩn mật, khó lòng “xin” được họ một cây Nhân sâm đích thực.

Tuy nhiên chúng ta có 2 loại dược liệu cùng chi Panax với Nhân sâm đó là sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Khu 5 (tên khoa học là Panax Vietnamensis) và một loại khác là sâm Thất (Panax pseudo-ginseng).

Nhân sâm, sâm Ngọc Linh, Tam thất đều thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Thuộc họ này còn cây Nam sâm (Schefflera octophylla) và cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa).

Chúng ta còn có một số loại dược liệu khác cũng gọi là sâm nhưng không cùng họ với Nhân sâm, đó là Đẳng sâm, Sâm bố chính, Sa sâm, Huyết sâm, Huyền sâm, Sâm rừng, Sâm Nam (Tục đoạn), Khổ sâm… Chúng đều có tác dụng bồi bổ sức khoẻ.

Cho đến nay người ta vẫn chưa khám phá ra thực chất về giá trị dược liệu của Nhân sâm là quyết định bởi thành phần hoá học nào. Người ta chỉ biết đến chất Ginsenoside (một loại saponin) có tác dụng bảo vệ gan và axit Peptit có tác dụng tương tự như insulin của tuyến tụy.

Để đánh giá chất lượng sâm, người ta không thể chỉ căn cứ vào việc phân tích hoá học mà chủ yếu dựa vào thí nghiệm chuột bơi. Cho chuột ngậm sâm rồi thả xuống nước, con nào bơi được lâu không chìm (thí nghiệm được lập lại nhiều lần) thì là con ngậm sâm loại tốt. Các thí nghiệm chuột bơi cho thấy rễ Đinh lăng có hiệu quả tăng lực rất cao, chúng ta không nên coi thường loại cây rất gần gũi với Nhân sâm, lại rất dễ trồng này

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình