Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Mỗi năm con người trên trái đất sử dụng đến 40.000 tấn Aspirin?

Giáo sư Karsten Schroer người Đức, một trong những nhà dược học nổi tiếng nhất của Đức khẳng định: trong lịch sử ngành y học, chưa có loại thuốc nào được sử dụng rộng rãi như Aspirin. Nó ít mang lại tác dụng phụ và dường như phù hợp với cơ thể của nhân loại. Nó cũng là loại thuốc “biệt dược” rẻ nhất so với các loại thuốc tân dược khác.

Trong lịch sử cận và hiện đại của loài người, chưa có loại thuốc nào được sử dụng lâu dài như viên Aspirin. Mỗi năm con người trên trái đất uống khoảng 40.000 tấn Aspirin. Người ta từng cho rằng Aspirin chữa bá bệnh. Lúc đầu ý kiến ấy được coi là cực đoan, thế nhưng những công trình mới nhất của giới khoa học nhiều nước đã đi đến kết luận: Aspirin không những trị bá bệnh mà còn quý hơn nhiều, về hiệu lực và hiệu nghiệm hơn cả những gì mà con người mong đợi.

Nhà khoa học Đức, ông Felix Hoffmann là người đầu tiên sản xuất được Acid Acetyl Salicyl, niên lịch ghi năm 1897. Ít lâu sau đó, nó xuất hiện trên thị trường tân dược dưới cái tên nổi tiếng: Aspirin, chiếm vị trí thượng phong trong tất cả các danh mục tân dược khác trên toàn thế giới.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình