Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Vitamin A

Vitamin A rất cần cho giác mạc và võng mạc.

Tên khác: retinol, axerol, amunin, arvoit.

Dạng thuốc:

Viên nén 50.000 đơn vị quốc tế (ĐVQT)

Dịch treo để uống (1ml chứa 150.000 ĐVQT, tương đương với XXX giọt), còn có loại vitamin A để nhỏ vào mắt.

Ống tiêm 100.000 hoặc 50.000 ĐVQT.

Tính chất:

Tan trong dầu, dễ bị nhiệt độ cao hoặc tia tử ngoại phá hủy.

Có trong các loại dầu mỡ động vật như gan cá, bơ, cám, lòng đỏ trứng; có trong gấc, cà rốt. Khi vào cơ thể, do các enzym ở gan, caroten (còn gọi là provitamin A) được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A cần thiết cho việc phát triển cơ thể, tham gia vào sự tạo ra các mô cũng như võng mạc thị giác.

Chỉ định: quáng gà, khô mắt, loét giác mạc, rối loạn màu sắc…

Liều lượng:

Các trường hợp thiếu hụt nhẹ vitamin A: người lớn mỗi ngày uống 1-2 viên hoặc 10-20 giọt; trẻ trên 30 tháng: ngày 5 đến 15 giọt; trẻ dưới 30 tháng: ngày 3-5 giọt.

Vitamin A tiêm: tiêm sâu vào bắp thịt. Trẻ em dưới 15 tuổi cứ 3 đến 6 tháng tiêm 1 ống 100.000ĐVQT; trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn: 6 tháng tiêm 1 mũi, 1 lần, 1 ống 500.000 ĐVQT.

Bảo quản: tránh ánh sáng.

Dùng quá liều: gây ngộ độc cấp: người lớn 1 triệu ĐVQT/24 giờ x thời gian điều trị; trẻ em 150.000 ĐVQT/24 giờ x thời gian điều trị. Dấu hiệu ngộ độc: rối loạn tiêu hóa; nôn mữa, ỉa lỏng, nhức đầu, tăng áp lực trong sọ, ứ phù gai thị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình