Kỹ thuật vắt sữa như thế nào?
Phải nói ngay rằng chỉ ai làm bò đau vú khi vắt sữa nó mới đá, do vậy việc buộc chặt hai chân bò là không cần thiết, không nên làm, vì không làm nó đau, không bao giờ nó đá.
Chỉ buộc đuôi bò vào chân nó để đừng quật đuôi rơi phân, bụi vào sữa.
Dùng khăn lông mịn nhúng nước ấm lau sạch vú bò, rồi dùng hai tay xoa bóp kích thích để bầu vú căng, núm vú cương lên, vểnh ra tức là sữa đã xuống.
Hai tay vuốt cho sữa chảy tự do, không nên bóp mạnh vào vú khiến bò bị đau. Nếu bò bị đau một lần rồi, lần sau đến gần thì nó đá.
Việc vắt sữa nhẹ nhàng, khéo tay, không để bò đau, bò bực mình, sữa không xuống, không vắt dễ dàng.
Người lành nghề rất khéo tay, làm việc này không có gì khó khăn, vì họ biết ve vuốt cho bò chiụ đứng yên.
Cần nhớ là buộc hai chân sau của bò là việc làm.. hạ sách vì vắt sữa bò, mà “hành hạ” nó như thế thì khổ cho bò, mất tự do, không thể đạt sản lượng sữa “cao sản” được.
Sơ chế sữa tươi như thế nào?
Đó là lượt sữa đã vắt qua vải lượt (gấp lại làm tư) để loại các chất dơ bẩn trong lúc vắt sữa.
Vô trùng sữa tươi bằng cách gì?
Đun cách thuỷ bằng cách thùng đựng sữa nhỏ hơn đặt bên trong thùng đựng nước, đun thùng nước sôi lên và giữ sữa ở 750C (nước chưa đến phỏng tay, vừa bốc hơi nhè nhẹ) trong 5-10 phút, đem thùng sữa ra đặt vào nước mát để bảo quản, nếu nuôi nhiều bò sữa, nên có ý phòng lạnh để đặt sữa vào trong đó. Ở phòng lạnh thì bảo quản sữa lâu vì nhiệt độ càng thấp thì bảo quản sữa càng lâu, thí:
- Ở 8-100C sẽ giữ được 24 giờ.
- Ở 40C sẽ giữ được 36 giờ.
Còn ở nhiệt độ bình thường (200C) thì chỉ giữ vô trùng (vừa đun sôi) tránh hiện tượng kết vón.
Nên lượt xong, cho sữa vào bình và chuyển ngay đến nơi sử dụng. Nơi đây sẽ đun, hấp vô trùng |