Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc tây
Tìm hiểu công dụng mới của những thuốc lừng danh thế kỷ 20

Trong thế kỷ 20, nhiều loại thuốc được khám phá làm thay đổi bộ mặt thế giới, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe của con người nhưng cũng tạo nên những bệnh mới, được gọi là hậu quả của nền văn minh.

Aspirin – tròn trăm tuổi mà vẫn còn nhiều bí ẩn

Từ những nghiên cứu ban đầu của dược sĩ Charles F.Gehrard (Pháp) năm 1853, nhà khoa học Đức Felix Hoffmann thuộc hãng Bayer đã cùng cộng sự tổ hợp và cho ra đời chất acid acetylsaliclic vào năm 1897 và được đặt tên thương mại là aspirin.

Những công dụng mới của aspirin:

-     Giảm nguy cơ tắt nghẽn động mạch gây tay biến mạch máu não, hạ thấp tỷ lệ tử vong nhờ sử dụng aspirin với liều thấp từ 100 đến 300mg/ngày.

-     Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim, nếu uống ngay một viên aspirin thì giảm được nguy cơ đến 20% và nếu dùng 160mg/ngày thì có đến 50% hy vọng không tái phát nhờ tác dụng chống động máu (triệu chứng này thường gây tắc nghẽn động mạch).

-     Giảm nguy cơ tử vong do ung thư da đại tràng: Việc sử dụng thường xuyên aspirin đã làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràng có thể do tác động kìm hãm tổng hợp prostaglandin gây viêm và tiến triển của khối u, nhất là đối với người cao tuổi.

Công nghiệp thuốc bổ - một thị trường khổng lồ

-     Năm 1911, nhà khoa học Funk phân lập được từ cám một chất kết tinh có đặc tính chữa được bệnh tê bphù. Đấy là gốc amin cần thiết cho sự sống nên gọi là amin vital, sau này trở thành vitamin.

-     Những công dụng mới:

-     Vitamin làm đẹp da, tóc: Dùng rất nhiều trong kỹ nghệ mỹ phẩm, dược phẩm như các vitamin A, B1, B2, B5, B6, B9, B12… Vitamin H dùng trị mụn, viêm da, da mặt tiết nhiều chất nhời, viêm da dị ứng, tóc dễ gãy, tóc bạc sớm, rung tóc, khô tóc giúp da hồng hào, bớt xanh xao, giảm vết nhăn của da.

-     Vitamin chống ung thư và làm trẻ tế bào: Chất tiền sinh tố A (bêtacaroten) có tác dụng chống oxy hóa mạnh, góp phần làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

-     Phối hợp làm thuốc chống già: Các vitamin A-C-E kết hợp với vi lượng tố selenium để chống lão hóa làm da và trị các bệnh lão suy.

Thuốc kháng sinh và cuộc cách mạng điều trị

Bệnh nhiễm khuẫn luôn là mối lo của con người trong việc điều trị. Năm 1929, nhà sinh vật học Alexander Fleming nuôi cấy vi khuẩn staphylococus trong mội trường thạch để chúng phát triển, trời nắng oi bức khiến các cửa sổ phòng thí nghiệm được mở rộng và những ngọn gió vô tình mang theo những hạt bụi rơi vào môi trường cấy. Sau đó quan sát kính hiển vi, Fieming đã ngạc nhiên thấy vi khuẩn bị tiêu diệt. Đấy chính là nấm pennicillin.

Việc phát minh ra kháng sinh đã làm một số bệnh nhiễm trùng nan y trước đây không chữa trị được trở thành không còn nan y nữa. Thế nhưng việc dùng thuốc kháng sinh không đúng cách cùng với việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách đã đưa nhân loại mắc phải những bệnh mới do chủng vi khuẩn bị biến đổi và các bệnh do tác dụng phụ của kháng sinh gây ra.

Viagra và siêu viagra cho thế kỷ 21:

Ngay từ khi mới xuất hiện, Viagra. Đã tạo ra những hiệu ứng cuồng Viagra. Hiện nay các công trình nghiên cứu còn đang tiếp tục và trong vòng hai năm tới một lọat thuốc “siêu viagra” có tác dụng nhanh và kéo dài sẽ được tung ra thị trường dưới dạng phun sương (spray) để hít vào cơ thể. Nếu trước đây, các công trình ngiên cứu chỉ cho thấy hiệu lực của Viagra trong điều trị rối lọan cường dương vật thì đến nay người ta còn công nhận rằng trong 30% trường hợp sử dụng, Viagra có tác dụng chống xuất tinh sớm ở những người bị bệnh này.

Khoa học luôn tiến bộ không ngừng. Trong lĩnh vực thuốc men, mục tiên ở thế kỷ 21 là nổ lực tìm ra các phương tiện phòng ngừa và điều trị căn bệnh bhiểm nghèo HIV/AIDS.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình