Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Loài đông trùng hạ thảo là thực vật hay động vật?

Trong các vị thuốc đông y có một loại gọi là đông trùng hạ thảo (cũng có tên là hạ thảo đông trùng hay là trùng thảo). Mùa thu, nó là một loại côn trùng, mùa hè nó lại là một loài cỏ. Sao lại có chuyện như vậy nhỉ?

Nó vốn là một loại giống nấm mốc thuộc họ nhà chân khuẩn, sống kí sinh trên cơ thể ấu trùng của loài côn trùng có cánh. Mùa đông những ấu trùng này trốn trong lòng đất, những loài khuẩn này chui vào trong ấu trùng, hút chất dinh dưỡng trong đó để lớn lên thành dạng sợi. Trong những ngày từ mùa đông chuyển sang mùa hè, chúng dần dần ăn hết phần trong của ấu trùng, ấu trùng chỉ còn lại cái vỏ, còn trong vỏ chứa đầy loại khuẩn dạng sợi đang phát triển. Điều kì diệu hơn nữa là, khi tới mùa hè những sợi khuẩn này phát triển từ trong miệng “trùng” này thò ra một cây gậy (tử toạ) đến mặt lớp bùn đất. Chiếc “gậy” này ở giữa mập, hai đầu hơi nhọn, phía bên ngoài sinh ra một số thể tiểu cầu, phía trong lại chứa vô số giống nòi cho đời sau (bào tử tử lang).

Như vậy có thể thấy rằng, đông trùng hạ thảo là một loài mùa đông ăn côn trùng để mùa hè sinh ra được một loại khuẩn, vỏ ngoài của chúng là một loại côn trùng nhưng bên trong thực tế là một loài chân khuẩn.

Đông trùng hạ thảo sống trong những vùng rừng ẩm ướt thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Quí Châu, Thanh Hải và Cao Túc của Trung Quốc. Y học từ lâu đã dùng nó như một loài thuốc bổ (bổ thận, phổi, xương cốt), cầm máu, tiêu viêm.

Hiện tượng thực vật tiêu diệt côn trùng trong giới tự nhiên cũng chẳng phải hiếm. Người ta không chỉ trực tiếp dùng những loại thực vật ăn ấu trùng (như đông trùng hạ thảo) để làm thuốc mà còn lợi dụng hiện tượng này để sáng tạo ra những biện pháp đấu tranh với các loài côn trùng có hại. Ví dụ như một loại khuẩn hình que, có khả năng sinh sống và phát triển trong bụng của một số loài côn trùng có hại, chúng tiết ra chất độc, làm cho côn trùng không ăn uống và hoạt động được, cuối cùng sẽ chết. Loại khuẩn que này có khả năng tiêu diệt các loại sâu đục thân: cam, ngô, chanh; sâu róm trên cây thông đuôi ngựa rất có hiệu quả. Còn một loại khuẩn nữa màu trắng có thể tiêu diệt loại sâu chuyên ăn nhân hạt đậu, nhưng tiếc thay, nó lại là thiên địch của các giống tằm nuôi. Chính vì những yếu tố trên, mà ngày nay, các nhà vi sinh học và những người làm công tác bảo vệ thực vật đang chú ý nghiên cứu lợi dụng những điểm tốt của khuẩn để phục vụ cho việc bảo vệ mùa màng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình