Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Vì sao phải đào cây thuốc phòng phong vào mùa xuân?

Phòng phong là một loại cây thuốc, rễ cây chính là vị phòng phong dùng trong đông y có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong thấp, giảm đau,.... Loài cây này phân bố ở vùng đông bắc và nội Mông Cổ, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Hồ Nam của Trung Quốc.

Phòng phong thích sống trong các lùm cây rậm ở đồng bằng và gò đồi hoang. Những người đi đào phòng phong phát hiện ra rằng, loài cây này, có cây ra hoa kết quả, có cây lại chẳng có gì, nên họ gọi cây không ra hoa kết quả là phòng phong đực, còn cây kia là cây cái. Rễ của cây đực rất to, mập, vỏ chứa nhiều chất dịch, phần gỗ ít, tương đối dai, phần gỗ thường có vân như hoa cúc, đào lên mang phơi khô là có thể dùng được; còn phòng  phong cái rễ rất xốp, ít chất dịch, mềm, phần gỗ nhiều, chất lượng kém, sau khi phơi khô thường bị rỗng bên trong, không làm thuốc được.

Vì sao phòng phong lại có hiện tượng “đực” và “cái”?

Phòng phong là loại cây lâu năm, đực và cái cùng trên một cây chứ không chia cây đực cây cái. Trong tình trạng bình thường, cây phải được ba tuổi mới ra hoa kết quả, cho nên muốn thu hạt phải chờ sau ba năm; còn nếu muốn đào rễ để làm thuốc thì nói chung phải sau 7-8 năm mới có giá trị.

Vào mùa xuân hàng năm, phòng phong đều mọc thêm cây mới phía trên mặt đất. Nhưng một số cây sau khi ra mầm, do không đủ ánh sáng nên không hình thành mầm hoa, hoặc là bị con người hay động vật phá hoại mà không thể nở hoa, kết quả được. Trong năm đó, những cây này chỉ mọc lá và thân trở thành cây đực. Cũng do chỉ mọc thân và lá, nên cành cây cũng sẽ to ra, lá dày lên và bóng mượt, những chất hữu cơ mà lá tạo ra được tập trung lại và chuyển xuống tàng trữ ở bộ rễ cây nên chất lượng rẽ cây rất tốt. Ngược lại, những cây cái ra hoa, kết quả, chất dinh dưỡng lại phải chuyển lên hoa rồi lại phải chuyển vào quả, rễ nhận được rất ít chất dinh dưỡng nên chất lượng thấp. Chính vì vậy mà người ta chỉ đào rễ cây đực chứ không bao giờ đào rễ cây cái.

Hiểu được những điều này thì sẽ biết được vì sao ta lại phải đào phòng phong vào mùa xuân. Bởi vì trải qua hai mùa thu đông, rễ phòng phong chứa lượng chất dinh dưỡng lớn để dùng vào việc sinh trưởng và giáo dục năm sau, do đó chất lượng rễ tương đối cao. Còn nếu vào mùa thu, phòng phong trải qua mùa hè, nói chung là sau khi ra hoa kết quả, chất lượng rễ thấp, thì có đào rễ lên làm thuốc thì chất lượng cũng thấp.

Phòng phong do người trồng nói chung phải 7 - 8 năm sau mới đào được. Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của rễ, cần phải khống chế không để cây ra hoa sớm. Biện pháp cụ thể là: một là tăng mật độ cây lên, bởi khi mật độ tăng, không gian để cho cây quang hợp ít, tỉ lệ cây ra nụ nở hoa giảm thấp, như vậy có thể thúc đẩy cơ quan dinh dưỡng phát triển. Hai là, giảm số lần xới đất làm cỏ, để cho cỏ mọc, làm cho cây rơi vào trạng thái nửa hoang dã cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc nở hoa kết quả của nó, từ đó đảm bảo được sản lượng và chất lượng rễ của cây

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình