Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Đặc điểm dùng thuốc đông y để chữa trị cho người già bị cảm.

Người già công năng phủ tạng kém, nên khi dùng thuốc để chữa trị phải chú ý mấy điểm sau đây:

1. Điều lý tỳ vị. Con người khi đã già phải dựa vào chuyển vận của tỳ vị sau này, hấp thu các chất tinh tuý để bồi bổ cho trước kia, bồi đáp nguyên khí, để tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Bởi vậy khi dùng thuốc phải quan tâm đến tỳ vị, thận trọng khi dùng loại thuốc làm tổn hại tỳ vị, đồng thời cần phụ thêm loại thuốc kiện tỳ khai vị. Các vị thuốc khổ hàn làm thương tổn tỳ vị như long đản, hoàng cầm, hoàng bách, tri tử. Vị thuốc bồi bổ nhưng trở ngại tỳ như thục địa, a giao. Thuốc kiện tỳ khai vị như đẳng sâm, bạch truật, mộc hương, sa nhân, tiêu tam tiên.

2. Chú trọng bồi bổ. Phương pháp bồi bổ có thể làm thúc đẩy công năng phù tạng, cải thiện tình trạng hư nhược toàn thân, lấy chính thắng tà. Thuốc dùng cụ thể phải căn cứ vào luận chứng âm dương khí huyết để cắt thuốc, nếu khí hư dùng hoàng kỳ, đẳng sâm, nếu huyết hư thì cho đương quy, sinh địa, nếu âm hư thì dùng sa sâm, mạch đông, nếu dương hư thì cho thêm phụ phiến, quế chi.

3. Lượng thuốc nên ít. Người già khí huyết không đủ, phủ tạng yếu, nếu dùng lượng thuốc quá lớn, quá mạnh, dễ làm thương tổn, ngược lại tăng thêm bệnh, thậm chí sinh ra hiện tượng “hư không chịu bổ”, “càng công càng yếu”. Vì vậy khi bị cảm, thuốc làm toát mồ hôi thường không nên vượt quá 9g, còn thuốc bổ khí ôn dương thì nhiều một chút không ngại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình