Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Ở quê tôi người ta thường dùng đậu đen để nấu chè ăn giải khát trong mùa hè, nhưng có người lại nói loại đậu đen này còn chữa được bệnh thận nữa. Xin cho biết rõ hơn về cây đậu đen và tác dụng của nó trong Đông y.

Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f), thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được xác định chính xác, nó còn có tên gọi là Vigna catiang Endl. var.

Mô tả cây

Đậu đen là một loại cỏ mọc hằng năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên, hoa màu tím nhạt, quả giáp dài tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Ngay trong đậu đen lại có loại đậu đen trắng lòng và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng có nhân màu xanh nhạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè hoặc thổi xôi. Hạt cũng thường được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. Mùa thu hoạch: tháng 5-6. Ở Campuchia cũng thấy có trồng loại đậu này.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thực phẩm (nấu chè, thổi xôi), đậu đen được dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm cho vị thuốc có màu đen. Theo Đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.

Trên thực tế, người ta nhận xét thấy những người ăn chè đậu đen thường xuyên có nước tiểu trong và nhiều hơn. Người ta còn cho đậu đen có tác dụng bổ thận.

Liều dùng: Ngày dùng 20-40g. Có thể hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình