Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tôi nghe nói cây cỏ đuôi lươn có thể chữa được bệnh hậu sản. Xin cho biết có đúng không?

Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn Philydraceae.

Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).

Mô tả cây

Cỏ đuôi lươn là một loại cỏ mọc đứng, cao chừng 0,35-1,30m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá hình gươm, dài 8-70cm, rộng 4-10mm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông. Lá ở gốc phủ lên nhau, có khi 4-5 lá, dài và hẹp. Lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le. Cụm hoa mọc thành bông dài 2-5cm. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ có lông hoặc không có lông. Hoa mọc so le, không cuống. Đài 2, tràng 2, nhị 1, bầu 3 ngăn không rõ. Quả nang có lá bắc bao bọc, có lông mịn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở những vùng lầy, ẩm ướt ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ cũng có mọc. Có mọc cả ở Trung Quốc, Ấn Độ. Hái bộ phận trên mặt đất, phơi khô để dành mà dùng.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc (Quảng Châu) đều dùng cây này làm thuốc.

Tại các cửa hàng bán lá Hà Nội, người ta bán để cho phụ nữ dùng trước và sau khi sinh nở (chữa bệnh hậu sản).

Tại Trung Quốc người ta dùng xát vào chỗ lở loét, rửa chỗ sưng đau. Uống trong ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình