Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tôi thấy một số người dùng vỏ quả măng cụt phơi khô rồi nấu nước uống để chữa bệnh lỵ. Xin cho biết việc điều trị như vậy có đúng không? Nếu đúng thì cách chế thuốc và liều dùng ra sao?

Còn gọi là sơn trúc tử mangoustanier.

Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.).

Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae).

Tuy mang tên sơn trúc tử tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không có cây này và phải nhập từ nước ngoài.

Mô tả cây

Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài 15-20cm, rộng 7-10cm.

Đặc điểm của cây là người ta mới chỉ thấy cây cái. Người ta cho rằng trong số những nhị lép (staminode) bao quanh bầu, có thể có bao phấn chứa phấn hoa.

Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dày cứng, phía dưới có lá đài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả trung bình có 6 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được.

Công dụng và liều dùng

Tại nhiều nước như Malaysia Campuchia, Philipines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm thuốc chữa đau bụng đi tiêu lỏng, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:

Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hay nồi tôn), thêm nước cho ngập rồi đun sôi kỹ trong 15 phút. Ngày uống 3-4 chén to nước này.

Có thể dùng theo đơn sau đây: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1.200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đau bụng có thể thêm ít thuốc phiện. Trong trường hợp này không dùng cho trẻ con.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình