Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Những thuốc đông y thường dùng đối với cảm mạo lương táo.

1. Thông tuyên lý phế hoàn. Dùng ma hoàng, tô diệp làm thuốc chính để giãn phổi giải biểu. Dùng tiền hồ, hạnh nhân, trần bì, cát cánh, bán hạ làm thuốc phụ để chặn ho long đờm. Dùng phục linh để thanh lọc đờm, chỉ xác để giãn phổi hạ khí, hoàng cầm để phòng phế khí đọng lại hoá nhiệt, đều là thuốc bổ trợ. Dùng cam thảo để điều hoà thuốc. Toàn bài thuốc phối hợp có tác dụng tân ôn phát tán, giãn phổi chặn ho kiêm long đờm.

2. Ma hoàng chỉ khái hoàn. Trong này có ma hoàng, tê tân để giãn phổi tán hàn, chặn ho hạ suyễn; ngũ vị tử để co giữ phế khí, phòng phát tán quá mạnh. Toàn bái thuốc có tác dụng giải biểu giãn phế, chặn hoa hoá đờm, hạ suyễn. Thích hợp với người bị chứng lương táo mà có biểu hiện sợ rét sốt, không có mồ hôi, hom hen, rêu lưỡi trắng mạch phù. Khi ứng dụng, có thể dùng quả hồng lê, thái thành miếng, sắc với nước để uống, có tác dụng nhuận phế.

3. Hạnh tô nhị trần hoàn. Dùng nhị trần thang cho thêm vị thuốc làm thanh. Trong đó hạnh nhân, tô diệp là thuốc chính để giãn phổi giải biểu sơ phong tán hàn. tiền hồ, trần bì là thuốc để lý khí chặn ho hoá đờm; bán hạ, phục linh là thuốc giúp cho kiện tỳ khử thấp. Cát cánh, cam thảo vào phổi làm thuốc chặn ho. Thuốc này thích hợp với người bị cảm lương táo có triệu chứng chủ yếu hơi sốt sợ gió, ngạt mũi nhức đầu, ho nhiều đờm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình