Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết những cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng của thuốc theo Đông Y?

A. Nguồn gốc phát hiện ra thuốc

            Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc đi ỉa lỏng, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó dần dần có nhận thức phân biệt được vị nào ăn được, vị nào có độc.

            Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự bảo vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước  ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân đã biết chế và sử dụng tên độc làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ.

            Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay, đi sâu vào tìm hiểu những kinh nghiệm chữa bệnh, không biết hay ít biết lý luận, kinh nghiệm cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy, loại người này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người. Loại người thứ hai biết dùng thuốc nhưng thêm phần lý luận, loại này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lý luận cho rằng vua Thần Nông là người phát minh ra thuốc. Theo truyền thuyết một ngày vua Thần Nông nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc tới 70 lần, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là "Thần Nông bản thảo". Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là một bộ sách thuốc cổ nhất của đông y (chừng 4.000 năm nay). Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện nay, vua Thần Nông nói ở đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích lũy lại, ghi chép thành sách, rồi để truyền bá dễ gây tin tưởng, tác giả bộ sách đã đặt ra truyền thuyết về vua Thần Nông nếm cỏ cây tìm thuốc, thời gian viết cũng không phải xa như vật, chỉ vào khoảng thể kỷ thứ hai.

            Qua thực hiện, chúng ta thấy không thể có một người nào đúc kết được tất cả những kinh nghiệm dùng thuốc mà chỉ sưu tầm, ghi chép lại cho có hệ thống mà thôi.

B. Tên các vị thuốc

Việc đặc tên ác vị thuốc và đơn thuốc trong đông y dựa trên một số nguyên tắc sau đây :

1. Căn cứ vào tính chất của vị thuốc mà đặt tên

Ví dụ : vị phòng phong do hai chữ phòng là phòng ngự, phong là gió, vì vị thuốc có tác dụng chữa những bệnh do cảm gió, đau các khớp xương, nhức đầu, chóng mặt, ...

Ích mẫu : vị thuốc có ích cho người mẹ, phụ nữ sau khi sinh nở.

Quyết minh tử : hạt uống vào sáng mắt

Tục đoạn : tục là nối, đoạn là đứt gãy, vì vị thuốc có tác dụng nối liền được gân cốt đứt gãy.

2. Căn cứ vào khí vị mà đặt tên

Ví dụ : Xạ hương do chữ xạ là loại thú giống loài hươu, hương là có mùi thơm

Đinh hương : vị thuốc giống cái đinh mà lại có mùi thơm

Hồi hương : vị thuốc có mùi thơm như hồi

Cam thảo : cam là ngọt, thảo là cỏ, vì vị thuốc có vị ngọt

Tế tân : tế là nhỏ, tân là cay, vị thuốc là những rễ nhỏ, có vị cay.

Khổ sâm : khổ là đắn, sâm là sâm, vị thuốc giống sâm có vị đắng.

3. Căn cứ vào hình dạng mà đặt tên

Ô đầu : ô là quạ, đầu là đầu, vì vị thuốc trông giống đầu con quạ.

Cẩu tích : do chữ cẩu là chó, tích là lưng, vì vị thuốc trống giống lưng con chó.

Ngưu tất : Ngưu là trâu, tất là đầu gối, vì thân có đốt phình ra giống đầu gối con trâu.

Câu đằng : vì chữ câu là lưỡi câu, đằng là dây leo, vì vị thuốc là một thứ dây leo có gai cong giống như lưỡi câu.

4. Căn cứ vào màu sắc mà đặt tên

Hoàng liên : Hoàng là vàng, liên là liên tiếp, vì vị thuốc có màu vàng, rễ mọc liên tiếp.

Hoàng liên : Hoàng là vàng, liên là liên tiếp, vì vị thuốc có màu vàng, rễ mọc liên tiếp.

Hồng hoa : Vì thuốc là một thứ hoa có màu hồng da cam.

Huyền sâm : Huyền là đen- một thứ sâm có màu đen.

Tử thảo : Tử là tím, thảo là cỏ, vị thuốc có màu tím.

Thanh đại : Thanh là xanh, đại là sắc lông mày; ngày xưa có tục cạo lông mày,vẽ thuốc này vào. Vị thuốc chế từ cây chàm nhuộm vải.

5.Căn cứ vào cách sống của cây nà đặc tên

Hạ cô thảo : Vị thuốc đến mùa hạ thì khô héo.

Bán hạ : Vị thuốc có củ hái vào giữa mùa hạ (bán là một nửa)

Nhẫn đông (tên khác của vị kim ngân ) vì cây này chịu đựng được mùa đông mà không khô héo (nhẫn là chịu đựng ).

Tang ký sinh : Tang là cây đâu tằm, ký sinh là sống nhờ, vì cây này sống nhờ trên cây dâu tằm.

6.Căng cứ vào bộ phận dùng mà đặc tên

Nguyên tắc này hay được áp dụng, vì thường người ta chỉ hay dùng một bộ phận của cây hay con vật.

Tang diệp : Tang là cây dâu tằm;diệp là lá, vì vị thuốc là lá dâu.

Cúc hoa : Hoa cây cúc.

Quế chi : Cành cây quế (chi là cành ).

Cát căn : Cát là sắn, căn là rễ,vị thuốc là rễ cây sắn.

Tô tử: Tử là hạt, tô là tía tô, vị thuốc là hạt cây tía tô.

Miết giáp: Mai con ba ba, vì miết là con ba ba, giáp là áo, là mai.

Hổ cốt: Xương hổ; cốt là xương.

7. căn cứ vào tên người dùng vị thuốc đầu tiên.

Đỗ trọng: Người đầu tiên dùng thuốc này tên là trọng họ Đỗ.

Hà thủ ô: Hà là họ Hà, thủ là đầu, ô là quạ, có nghĩa là ông lão họ Hà tóc đang bạc dùng thuốc này trở thành đen như đầu quạ.

Sử quân tử: Chính là sứ quân tử vì xưa kia có một vị sứ quân họ Quách chuyên dùng vị thuốc này chữa bệnh trẻ em, do đó đặt tên là hạt của ông sứ quân (tử là hạt).

8. Căn cứ vào tên ngoại quốc phiên âm ra Actiso phiên âm tiếng pháp: Artichaut.

Man- đà- la- hoa ( một tên khác của vị cà độc dược) phiên âm tiếng Ấn Độ có nghĩa là cây có màu sặc sỡ.

Hồ tiêu: Một thứ tiêu mọc ở đất nước Hồ.

Phiên mộc miết (tên khác của mã tiền) vị thuốc giống con ba ba gỗ ở nước Phiên (mộc là gỗ, miết là con ba ba).

9. Theo nơi sản xuất mà đặt tên

ba đậu: Hạt như hạt đậu sản xuất ở đất Ba Thục.

Thường sơn: vị thuốc được thấy lần đầu tiên ở Thường sơn ( thuộc đất Ba Thục tức Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay).

A giao: A là huyện Đông A, tỉnh sơn Đông, Trung Quốc, giao là keo, là thứ keo chế từ da con lừa nấu với nước giếng ở huyện Đông A.

Có khi cùng một vị thuốc, nhưng vì nơi sản xuất có tiếng là tốt, người ta thêm tên nơi sản xuất vào như xuyên hoàng liên (hoàng liên của tỉnh Tứ Xuyên), nhưng nhiều khi khi tuy cùng một tên thuốc thêm tên địa phương vào tưởng là cùng một loài cây nhưng thực ra lại là hai cây khác nhau, ví dụ xuyên bối mẫu và triết bối mẫu (bối mẫu tỉnh Triết Giang) là hai vị thuốc thuộc hai cây khác nhau; xuyên bối mẫu chữa hư lao, ho khan, còn triết bối mẫu chữa ho cảm, ho gió.

Lại có khi cùng tên một vị thuốc, nhưng thêm chữ nam hay chữ thổ vào thì lại là vị thuốc hoàn toàn khác. Ví dụ nam hoàn liên có khi là cây hoàng đằng, hay cây Thalictrum, vị cam thảo nam là cây scoparia dulcis hay cây abrus precatorius trong khi cam thảo bắc là cây glycyrhiza uralensis hay G.glabra, hay vị phục linh là một loại thân rễ của một cây thuộc họ thực vật khác hẳn. Tính chất chữa bệnh có khi giống nhau, có khi lại khác hẳn nhau. Do đó, cẩn thận trọng trong việc xem tên vị thuốc.

C. Tên bài thuốc

Tên bài thuốc cũng dựa vào một số nguyên tắc chung :

1. Có khi căn cứ vào vị thuốc chính kèm theo tác dụng chủ yếu có kèm theo cả dạng thuốc

Ví dụ : hà sa đại tạo hoàn là bài thuốc có vị hà sa (nhau thai nhi) có tác dụng thay tạo hoá đem sức khỏe cho con người.

Hoắc hương chính khí trong bài thuốc đó có vị hoắc hương.

Tam tài thang trong đó có 3 tài là thiên (môn đông), địa (hoàng) và nhân (sâm)

2. Căn cứ vào thành phần của đơn thuốc

Ví dụ: Lục nhất tấn đơn thuốc gồm 6 phần hoạt thạch,1 phầm cam thảo (lục là sáu, nhất là một ).

Thập toàn đại bổ gồm 10 vị thuốc bổ phối hợp với nhau.

Lục vị hoàn hay lục vị địa hoàng hoàn gồm 6 vị thuốc phối hợp với nhau.

Tam sà đởm trần bì trong đó có 3 loại mật rắn phối hợp với vị trần bì.

D. Phân loại thuốc trong đông y

Việc phân loại thuốc theo đong y thay đổi tùy theo từng thời kỳ túy theo sự hiểu biết của người ta về vị thuốc.

Từ xưa đến nay đã có những lối phân loại chủ yếu sau đây:

1. Trong bộ Thần Nông bản thảo (một bộ sách cổ nhất của thuốc đông y ) người ta ghi chép tất cả 365 vị thuốc chia làm 3 loại :thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm.

Thuốc thượng phẩm gồm các vị thuốc có tác dụng mà không độc.

Thuốc trung phẩm gồm các vị thuốc có tác dụng nhưng có độc.

Thuốc hạ phẩm gồm những vị thuốc có tác dụng nhưng rất độc.

2. Về sau trong bộ Lôi Công dược đối,người ta lại chia thuốc ra làm 10  loại : Tuyên (giải rộng ra ),thông, bổ, tiết, khinh, trọng, sáp, hoạt, táo, thấp. Về sau có người gọi lối phẩm loại đó là thập tễ. Dù sau lối phân loại này cũng gióng như trong thần nông bản thảo, chia thuốc theo tính chất của bệnh.

3. Đến đời nhà Minh, (Trung Quốc) Lý Thời Trân trong bộ sách của ông là Bản thảo cương mục, đã chia thuốc làm 16 bộ là: Thuỷ (thuốc lỏng như nước), hỏa (lửa), thổ ( thuốc thuộc về đất), kim ( kim loại ), mộc (cây), thạch (đá), thảo (cỏ), cốc (ngũ cốc), thái (rau), quả, phục khí (gấm vải, bông, áo của người có bệnh), trùng (sâu bọ), lân (thuốc lấy ở giống động vật có vẫy), giới (động vật có vỏ như con trai, con cua), cầm (chim), thú (giống vật),  nhân (người).

Mỗi bộ lại chia nhỏ thành mấy loại như bộ thảo lại chia ra sơn thảo (cỏ ở núi), phương thảo ( cỏ có mùi thơm), thấp thảo ( cỏ mọc ở nơi ẩm ướt), độc thảo (cỏ có độc), mạn thảo ( cỏ leo), thuỷ thảo (cỏ mọc ở dưới nước), thạch thảo (cỏ mọc trên đá), thai (rêu), tạp thuỷ (linh tinh). Như vậy là đến Lý Thời Trân bắt đầu phân loại theo hình thái vị thuốc. Lối phân loại theo tác dụng chữa bệnh giúp cho người làm công tác điều trị, còn lối phân loại theo hình thái giúp cho người tìm thuốc và phân loại tốt xấu.Ở nước ta, từ thế kỷ thứ17, Tuệ Tĩnh (1) tác giả bộ nam dược thần hiệu, đã phối hợp cả hai lối phân loại: mở đầu bộ sách Tuệ Tĩnh phân loại thuốc theo hình thái thành 23 loại thuốc: loại cỏ hoang, loại cỏ dây, loại cỏ nước, loại ngũ cốc, loại chim v.v... Những phần sau, Tuệ Tĩnh phân loại thuốc theo tật bệnh do đó thầy thuốc lẫn người tìm thuốc đều dễ sử dụng.

4. Trong các tập bản thảo, người ta còn giới thiệu tính chất thuốc theo hàn, nhiệt, (thuốc nóng, thuốc lạnh), hay thuốc vào kinh lạc này hay kinh lạc khác. Muốn hiểu cách phân loại này cần hiểu qua cơ sở lý luận âm dương ngũ hành của đông y.

E. Khái niệm về cơ sở lý luận trong đông y

Ở đây chúng tôi chỉ đóng khung trong việc những cơ sở lý luận có liên quan tới tác dụng của vị thuốc, mà không đi sâu vào việc vận dụng những lý luận đó trong điều trị.

Chúng ta biết rằng hiện nay trong giới đông y có những người chỉ biết một số đơn thuốc gia truyền kinh nghiệm, nhưng cũng lại rất nhiều người trong khi điều trị tìm thuốc chế thuốc hay vận dụng những cơ sở lý luận đặc biệt của đông y.

Lý luận đó đúng sai thế nào, dần dần khoa học sẽ xác minh. Chỉ biết rằng hiện nay những nhà đông y đã vận dụng lý luận ấy để chữa khỏi một số bệnh và đã phát hiện một số thuốc mới. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng ta cũng nên tìm hiểu .

tiếng nói của những nhà đông y để có thể gần gũi họ mà học tập để rồi trên cơ sở những kinh nghiệm của họ, thừa kế và phát huy theo khoa học hiện đại.

Điều đáng chú ý là cơ sở lý luận của đông y đã có từ lâu mà không thay đổi cho nên có điều còn đúng, có điều đã sai rồi, không nên cái gì cũng coi là sai cả hay đúng cả.

Các nhà đông y coi người và hoàn cảnh là một khối thống nhất. Con người chẳng qua cũng là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại (nhân thân tiểu thiên địa). Cơ sở lý luận của đông y dựa vào quan niệm vũ trụ chung trong triết học Á đông hồi xưa. Quan niệm về vũ trụ này bao trùm nhiều ngành khoa học cổ khác như khí tượng, tử vi, địa lý, ...

Theo quan niệm này vũ trụ khi mới sinh ra là một khối rất lớn gọi là thái cực: thái cực biến hóa sinh ra 2 nghi (lưỡng nghi) là âm và dương. Âm dương kết hợp với nhau để sinh ra 5 hành (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Ngũ hành sẽ lại kết hợp với nhau để tạo ra ba lực lượng bao trùm vũ trụ (tam tài) là thiên (trời), địa (đất) và nhân (con người). Trong mỗi lực lượng này lại có sự kết hợp chặt chẽ và cân bằng giữa âm, dương, ngũ hành. Nếu thiếu sự cân bằng giữa âm và dương trong mỗi lực lượng hoặc thiếu sự cân bằng giữa ba lực lượng đó người ta sẽ mắc bệnh. Việc điều trị bệnh tật chẳng qua là lập lại được sự cân bằng của âm dương trong con người, giữa con người và trời đất.

Sau đây xin giới thiệu tương đối chi tiết hơn về âm dương ngũ hành là cơ sở của cả âm dương trong con người, giữa con người và trời đất.

Sau đây xin giới thiệu tương đối chi tiết hơn về âm dương ngũ hành là cơ sở cua cả quan niệm về vũ trụ và vận dụng của đông y.

G. Thuyết âm dương

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hóa không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ ương, từ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn khảm, cẩn, chấn, tốn, ly, không và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hóa không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hóa không ngừng và quy luật của sự biến hóa đó người xưa đặt ra thuyết âm dương.

Âm dương không phải là một thứ vật chất cụ thể nào, mà là thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật. Nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hóa và phát triển của sự vật.

Nói chung, phàm cái gì có tính cách hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, tiến lên, vô hình, nóng nực, sáng chói, rắn chắc, tích cực, đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ đều được quy vào âm dương.

Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể : mặt trời, ban ngày, xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng.

Thuộc âm, ta có : mặt trăng, ban đêm, thu đông, tây bắc, phía dưới, phía trong, lạnh, nước, tối.

Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ, âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới, ngũ tạng, huyết, vinh.

Về bệnh tật thuộc dương thường khô khan, táo, ôn nhiệt, tiến mạnh, hay động, cấp tính, kinh giật. Bệnh thuộc âm thường ẩm thấp, nhuận hàn, lạnh, giảm thoái, trầm tĩnh, suy yếu, mãn tính, tê liệt.

Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập, mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra nữa, hỗ trợ chế ức nhau mà tồn tại, không thể chỉ có âm hoặc chỉ có dương. Trong hình vẽ để hình tượng âm và dương người ta vẽ hai phần bằng nhau đen và trắng, trắng là dương, đen là âm, nhưng trong phần trắng có một điểm đen, trong phần đen có một điểm trắng có nghĩa là trong âm có mầm mống dương và trong dương có sẵn mầm móng của âm rồi.

Người xưa thường nói âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho dương, hay có dương mà không có âm thì tất nhiên một mình âm không thể phát sinh được, một mình dương không thể trưởng thành được.

Lại có người nói : trong âm có âm dương, trong dương cũng có âm dương, âm đến cực độ sinh ra dương, dương đến cực độ sinh ra âm tức là hàn đến cực độ sinh ra nhiệt, nhiệt đến cực độ sinh ra hàn.

H. Vận dụng thuyết âm dương trong y dược

1. Phòng bệnh. Muốn đề phòng bệnh tật giữ gìn sức khỏe, phải nắm vững quy luật biến hóa của giới tự nhiên và ứng với sự biến hóa đó, cần giữ gìn nhịp điệu thăng bằng giữa con người và ngoại cảnh.

Mùa xuân, mùa hạ thì dưỡng dương khí, mùa thu, mùa đông thì dưỡng âm khí.

2. Chẩn đoán và điều trị. Khi chẩn đoán nhìn thấy (vọng) bệnh nhân mặt đỏ, tươi sáng, mắt sáng ngời, da hồng nhuận thì phần nhiều bệnh thuộc chứng dương, nếu sắc mặt nhợt nhạt, sám tối, có khi xanh bầm hoặc vàng đen, mắt lờ đồ, cử động chậm chạp thì thuộc chứng âm.

Khi nghe (văn) bệnh nhân nói hay thở, thấy hơi thở, tiếng nói mạnh mẽ thì thuộc bệnh dương, hơi thở tiếng nói nhỏ yếu thì thuộc bệnh âm.

Khi hỏi (vấn) bệnh nhân, thấy bệnh nhân nóng sốt, khát muốn uống nước luôn, đại tiện bị táo, phải nghĩ đến bệnh dương, trái lại nếu bệnh nhân sợ rét lạnh, đại tiện lỏng, chân tay mát, phải nghĩ đến bệnh thuộc âm.

Khi bắt mạch (thiết), nếu mạch phù nổi, đại (to), hoạt (nhanh) đó là mạch dương, trái lại nếu mạch trầm (sâu) vi (nhỏ), trì (chậm) đó là mạch âm. Khi chữa bệnh thì bệnh dương phải chữa bằng cách bổ âm; nếu bệnh nhân như hàn mà chữa thuốc nóng vào thấy rét thêm, loại rét này phải nghĩ đến do dương hư, nên chữa bằng thuốc trợ dương.

Trong phép điều trị bằng châm cứu cũng vậy, bệnh ở âm phải chữa dương, bệnh ở dương phải chữa âm.

Trong cơ thể người ta chia làm lục phủ, ngũ tạng thì lục phủ là đởm, vị, đại, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu thuộc dương, ngũ tạng là tâm, can, tì, phế, thận thuộc âm.

Về khí huyết thì khí thuộc dương, huyết thuộc âm.

Nói về vinh vệ thì vệ thuộc dương, huyết thuộc âm.

3. Dùng thuốc. Thuốc đông y đại khái chia thành 4 khí 5 vị và thăng giáng, phù trầm.

4 Khí là : lạnh và mát thuộc âm. Ấm và nóng thuộc dương.

5 vị thì : cay và ngọt phát tán là dương, chua và đắng làm cho đi ngoài, nôn mửa là âm, mặn là âm. Nhạt làm cho tiêu thấp, lợi tiểu là dương

Trong khí vị lại chia ra loại (đậm đà, nồng nặc), bạc là nhạt nhẽo, nhẹ nhàng thì hậu thuộc âm, nhưng khí hậu là thuộc dương, vị bạc thuộc dương ở trong âm và khí bạc lại thuộc âm ở trong dương.

Nói về thăng giáng phù trầm thì : thăng và phù (đi lên, nổi) thuộc dương. Trầm và giáng (chìm và đi xuống) thuộc âm.

Hiểu được quy luật này thì sẽ hiểu lý luận dùng thuốc của đông y.

I. Thuyết ngũ hành

Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẩn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.

Ngũ hành là Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất đó phối hợp với nhau mà tạo nên.

Theo tính chất thì : thủy là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống.

Hỏa là lửa thì bùng cháy, bốc lên

Mộc là cây, là gỗ thì mọc lên cong hay thẳng.

Kim là kim loại, thuận chiều theo hay đổi thay.

Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ  nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc.

Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hóa và tương thừa tương vũ.

Tương sinh, tương khắc, chế hóa, tương thừa tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh. Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành đó quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

Theo luật tương sinh thì thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi, thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng.

Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện : cái sinh ra nó và cái nó sinh ra tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thủy thì kim là mẹ của thủy, thủy lại sinh ra mộc vậy mộc là con của thủy.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biểu hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.

Luật tương khắc. Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong quy luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc và mộc lại khắc thổ và cứ như vậy tiếp diễn mãi.

Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì lại làm cho sự biến hóa trở ngại khác thường.

Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ : giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ hành mộc thì nó khắc thổ, nhưng nó lại bị kim khắc nó.

Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc, trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.

Luật chế hóa. Chế hóa là chế ức là sinh hóa phối hợp với nhau. Trong chế hóa bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.

Lẽ tạo hóa không thể không có sinh mà cũng không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới có vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

Quy luật chế hóa ngũ hành là :

Mộc khắc thổ, thổ sinh kim kim khắc mộc

Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa

Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ

Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim

Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy

Luật chế hóa là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra những biến hóa khác thường. Coi bảng dưới chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ 4 mặt : cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

Ví dụ : mộc khắc thổ, nhưng thổ lại sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị khắc có đủ nhân tố chống lại cái khắc nó. Cho nên mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự gìn giữ thế cân bằng trong thiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ chế hóa, chúng ta thấy mộc sinh hỏa, nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hỏa, nhưng nhờ có hỏa mạnh hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc, như vậy mộc sinh con là hỏa, nhưng nhờ có con là hỏa mạnh mà hạn chế được kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.

K. Vận dụng thuyết ngũ hành trong việc xét tính chất thuốc và dùng thuốc

Thuyết ngũ hành là một học thuyết triết học bao trùm mọi mặt vận động của vật chất trong vũ trụ. Y dược học cổ đã vận dụng học thuyết đó vào cơ thể và tính chất của thuốc.

Căn cứ vào hình thái tính chất của từng bộ phận trong cơ thể, của từng vị thuốc, người xưa đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một, rồi vận dụng những tính chất đó trong việc điều trị và tìm thuốc.

Ví dụ hành mộc là cây cỏ, thì màu xanh tươi, vậy màu xanh thuộc hành mộc; những cây tươi tốt vào mùa xuân vậy mùa xuân cũng thuộc hành mộc; trong mùa xuân nếu có quả thường quả chưa chín thì có vị chua, vậy vị chua cũng thuộc hành mộc; nói đến cơ thể con người thì trong mùa xuân con người ta thích hoạt động, mà theo quan niệm đông y, sự hoạt động của con người do gan chi phối vậy gan (can) thuộc mộc. Cứ như vậy mà suy ra, người ta đã quy tất cả các bộ phận trong cơ thể và tất cả những vị thuốc đã biết vào 5 hành đó. Đối với những vị thuốc chưa quy nạp, có thể dựa vào mùi vị, màu sắc mà suy ra.

Coi bảng hệ thống quy loại ngũ hành của một số hiện tượng sau :

Ngũ hàng

Phương hướng

Mùa

Khí

Ngũ tạng

Lục phủ

Ngũ khiếu

Cơ thể

Màu sắc

Mùi vị

Mộc

Đông

Xuân

Gió

Gan (can)

Đởm(mật)

Mắt

Gân

Xanh

Chua

Hỏa

Nam

Hạ

Nóng

Tim(tâm)

Tiểu trường(ruột non)

Tam tiêu

Lưỡi

Mạch

Đỏ

Đắng

Thổ

Giữa

Cuối hạ

Ẩm thấp

Tỳ

Đại trường (ruột già)

Miệng

Thịt

Vàng

Ngọt

Kim

Tây

Thu

Khô ráo

Phế

Vị

(dạ dày)

Mũi

Da, Long

Trắng

Cay

Thủy

Bắc

Đông

Lạnh

THận

Bàng quang (bong bóng)

Tai

Xương

Đen

Mặn

Trong bảng này chúng tôi chỉ trách giới thiệu một số hiện tượng và tính chất chính đã được quy nạp vào các hành. Trong các tài liệu cũ người ta quy nạp cả tiếng cười, tiếng khóc hay tình cảm như mừng lo, giận sợ ngữ hành.

Trên cơ sở tính chất đã quy nạp, người ta vận dụng vào việt tìm thuốc, chế thuốc chữa bệnh như sau:

Tìm thuốc. Căn cứ vào mùi vị, người ta cho vị thuốc này có tác dụng trên bộ phận này hay bộ phận khác trên cơ thể. Ví dụ một vị có vị ngọt, màu vàng sẽ tác dụng vào tỳ vị vì tỳ vị thuộc thổ, mà màu vàng vị ngọt thuộc thổ; một vị thuốc có vị cay, màu trắng sẽ có tác dụng lên phổi (phế) vì phổi thuộc hành kim, màu trắng, vị cay cũng thuộc hành kim v.v...

Chế thuốc. Trong việc chế thuốc, người ta cũng vận dụng ngũ hành. Ví dụ muốn cho một vị thuốc tác dụng vào thận, người ta thường chế thuốc với đậu đen vì màu đen thuộc hành thủy mà thận lại thuộc hành thủy. Hoặc nếu phải tẩm thì cần tẩm nước muối vì muối có vị mặn, mà mặn thì thuộc thủy là hành cửa thận. Nếu muốn vị thuốc tác dụng lên gan và mật thì cần phải tẩm thuốc với giấm vì giấm có vị chua mà chua thì thuộc mộc là hành của gan và mật. Muốn vị thuốc tác dụng theo vào tỳ vị thì cần tẩm với mật, vì ngọt thuộc hành thổ mà thổ là hành của tỳ vị; cũng dựa theo lý luận đó mà người ta tẩm thuốc với đất vách màu vàng để thuốc tốt với tỳ vị vì màu vàng cũng thuộc hành thổ.

Trong việc điều trị người ta cũng vận dụng như vậy. Ví dụ : chảy máu thổ huyết. Huyết màu đỏ, thuộc hành hỏa, muốn chống với hành hỏa thì phải dùng hành thủy, hành thủy thì thuộc màu đen, vậy muốn chữa thổ huyết hay chảy máu, thuốc gì cũng phải đốt hay sao cho đen cháy đi. Như vậy là dùng tính chất khác nhau, chống nhau mà chữa bệnh. Muốn bồi bổ thì cũng phải dựa trên ngũ hành, ví dụ muốn bổ cho có thịt thì dùng thuốc có vị ngọt, chữa bệnh phổi dùng vị thuốc có vị cay như tinh dầu.

Nhưng cũng cần chú ý luật : thái quá có hại. Dùng chua quá, hay ăn chua quá thì sẽ hại gan, ...

Chúng tôi cho rằng trong lúc khoa học chưa tiến bộ, thuyết âm dương ngũ hành cũng đã giúp cho ông cha ta những nguyên tắc chung trong việc tìm thuốc, chế thuốc cũng như trong việc điều trị. Do những lý luận ấy, tình cờ ông cha ta đã tìm ra những tác dụng giữa các vị thuốc với nhau buộc ta cần suy nghĩ để tìm được nguyên nhân theo khoa học hiện đại, mà duy trì hay thay đổi đi. Ví dụ như do cách nấu hà thủ ô nhiều lần với đậu đen mà uống không chát nữa, sinh địa nấu đi nấu lại nhiều lần sẽ cho thục địa.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần tranh suy luận lung tung làm cho việc tìm thuốc, chế thuốc thêm phức tạp một cách vô ích, có khi làm giảm hay làm mất tác dụng của thuốc.

L. Tính chất cua thuốc trình bày theo tác dụng trên các đường kinh lạc

Trong các sách cổ, ngoài việc trình bày tính chất của thuốc theo âm dương, hàn nhiệt, ngũ hành, nhiều khi còn giới thiệu tính chất của thuốc trên các đường kinh lạc.

Ví dụ : vị mạn kinh tử, khí thanh, vị bạc phù mà thăng dương, vào các kinh túc thái dương (bàng quang kinh), túc quyết âm (can kinh) và túc dương minh (vị kinh) chủ chữa hàn nhiệt ẩn náu ở khoảng gân xương.

Thạch xương bồ là thuốc vào kinh thủ thiếu âm (tâm kinh) và túc thiếu âm (thận kinh), người nào tâm khí bất túc nên dùng nó (lý thời Trân), ...

Vậy ta nên hiểu qua một ít về kinh lạc trước tiên là cơ sở lý luận của phép châm cứu. Nhưng lý luận về kinh lạc lại liên hệ chặt ché với những quan niệm về cơ thể và về thuốc giới thiệu ở các mục trên.

Chúng tôi thấy cần thiết giới thiệu phần kinh lạc liên quan đến tác dụng của thuốc để chúng ta có thể hiện được các tài liệu cổ.

Ta biết rằng trong châm cứu, người xưa quan niệm rằng các cơ quan trong cơ thể của ta được chi phối bởi 14 đường kinh mạch chính.

14 đường kinh mạch đó gồm 6 đường ở tay, 6 đường ở chân và 2 đường kinh mạch ở giữa người. Tất cả phân phối như sau:

Ở tay có

1. Kinh thủ thái dương còn gọi là tiểu trường kinh gồm 19 huyệt

2. Kinh thủ quyết âm còn gọi là tâm bào lạc kinh gồm 9 huyệt

3. Kinh thủ dương minh còn gọi là đại trường kinh gồm 20 huyệt

4. Kinh thủ thiếu dương còn gọi là tam tiêu kinh gồm 23 huyệt

5. Kinh thủ thiếu âm còn gọi là tâm knh gồm 9 huyệt.

6. Kinh thủ thái âm còn gọi là phế kinh gồm 11 huyệt.

Ở chân có

7. Kinh túc thái dương còn gọi là bàng quang kinh gồm 67 huyệt

8. Kinh túc quyết âm còn gọi là can kinh gồm 14 huyệt

9. Kinh túc dương minh còn gọi lạ vị kinh gồm 45 huyệt

10. Kinh túc thiếu dương còi gọi là đảm kinh gồm 43 huyệt.

11. Kinh túc thiếu âm còn gọi là thận kinh gồm 27 huyệt.

12. Kinh túc thái âm còn gọi là tỳ kinh gồm 21 huyệt.

Ở giữa người gồm hai đường kinh mạch là

13. Đốc mạch kinh ở sau lưng gồm 28 huyệt

14. Nhâm mạch kinh ở phía bụng gồm 24 huyệt

Coi tên kinh mạch, chúng ta thấy mỗi kinh mạch lại chi phối một cơ quan trong cơ thể, mỗi cơ quan đó lại thuộc một trong ngũ hành.

Ví dụ : Kinh túc quyết âm hay can kinh và kinh túc thiếu dương hay đảm kinh thuộc hành mộc vị can và đảm thuộc mộc; mộc lại gồm những vị thuốc có màu xanh,vị chua. Vậy những vị thuốc có màu xanh vị chua thường hay vào kinh túc quyết âm và túc thiếu dương.

Kinh thủ thiếu âm hay tâm kinh và kinh thủ thái dương hay tiểu trường kinh đều thuộc hỏa vì tâm và tiểu trường thuộc hành hỏa;những vị thuốc sắc đỏ vị đắng thường vào kinh thủ thiếu âm và kinh thủ thái dương.

Trên cơ sở lý luận đó ta có thể thấy.

-Những vị thuốc màu vàng, vị ngọt thuộc thổ sẽ vào kinh túc thái âm (tỳ kinh) và túc dương minh (vị kinh).Những vị thuốc màu trắng, vị cay thuộc kim sẽ đi vào các kinh thủ thái âm (phế) và thủ dương minh (đại tràng).

-Những vị thuốc màu trắng,vị cay thuộc kim sẽ đi vào kinh thủ thái âm (phế) và thủ thái dương minh đại (tràng).

-Những vị thuốc màu đen, vị mặn thuộc thuỷ, vào các kinh túc thiếu âm (thận) túc thái dương (bàng quang).

Chúng ta có thể tóm tắt sự phối hợp giữa màu sắc, mùi vị và tạng phủ với kinh lạc theo sơ đồ sau dây.


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình