Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây dừa cạn và tác dụng dược lý của nó?

Cây dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đăng, bông dừa, dương giác, pervenche de madagascar.

Tên khoa khọc catharathus roseus (l.) G. Don; vinca rosea l; lochnera rosea reich.

Thuộc họ trúc đào apocynacese.

Tên catharanthus do chữ kartharos: tinh khiết; anthos:hoa vì hoa này rất đẹp. Tên lochnera do tên nhà thực vật lorchner.

A. Mô tả cây

Cây nhỏ cao 0,4-0,8m có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày, có cành đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đài, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngã sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chúa từ 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi, thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Châu Phi, Châu Úc, Braxin… tại Châu Âu và Châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở vùng lạnh cây được trồng hàng năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng hàng năm vì không chịu được lạnh.

Ở Việt Nam gặp nhiều nhất tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.

C. Thành phần hoá học

Từ dừa cạn, người ta đã chế được các chất sau đây: axit pyrocatechic, sắc tố flavonic (glucozit củaqercetol và camferol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ (theo forsyth và simmonds, 1957). Ngoài ra từ lá người ta còn chế được axit ursolic và từ rễ chiết được cholin. Năm 1969, battersby và cộng sự còn chiết được chất vincosid, một glucoalcaloit tiền thân để sinh tổng hợp các ancoloit.

Hiện nay, người ta đã xác định hoạt chất của dừa cạn là những ancoloit có nhân indol có trong  tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá.

Tuỳ theo nơi thu hái, hàm lượng các ancoloit này thay đổi từ 0,20 đến 1 phần  trăm. Và có thể có những giống có hàm lượng cao hơn.

Việc xác định sự có mặt của các ancoloit trong cây được bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX, nhưng phải đợi đến sau 1950 mới được nghiên cứu kỹ hơn và có thể chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu là tách được các ancoloit có tinh thể. Năm 1953 Paris và Moyse chiết được vincein, sau này được Chatterjee, 1955, đặt tên là vincaine. Nhưng vincein hy vincaine cũng chỉ là chất d-yohimbin hy ajmlicine đã được phát hiện trong ba gạc.

- Giai đoạn hai đánh dấu bằng tách được các ancaloit dimer có  tác dụng phân  bào (mitoclasique): một số nhà khoa học canada gồm Noble, Beer và Cutts trong khi nghiên cứu tìm cách chiết riêng những phần của cây dừa  cạn có tác dụng đối với bệnh đái đường (vì cây dừa cạn được y học nhiều nước dùng chữa đái đường) tình cờ tách ra được một ancoloit có tinh thể  gọi là vincaleucoblastin có tác dụng làm giảm bạch cầu trong máu chuột thí nghiệm (1958). Tin này đưa ra đã được các nhà khoa học Canada và Mỹ đi sâu nghiên cứu thêm. Tính đến năm 1964, Svoboda (Laboraoires Lilly) và cộng sự  đã tách ra hơn 55 chất khác nhau chia làm hai nhóm:

- Nhóm ancoloit monomer có nhân indol hay indolinic (dihydroindol) như ajmalicin, chủ yếu trong rễ, serpentin, alstonin, akuammmin, lochnerin, ctharanthin, reserpin vá vindolin (chất này chủ yếu chỉ thấy trong lá).

- Nhóm ancoloit dimer, không đối xứng gần như đặc thù của loài dừa cạn catharanthus roseus

Tiêu biểu là vincaleucoblastin còn gọi là vimblastin thường được viết tắt là V.L.B cấu trúc hoá học được neuss làm sáng tỏ năm 1962. Công thức thô C46H58N4O9 với 2 nhóm COOCH3, 1 nhóm OCH3, 2 nhóm OH được cấu tạo  bởi một phân tử catharan-thin (nhân indol) và một phân tử vindolin (nhân indolinin).

Cùng thuộc nhóm này còn có các ancaloit sau đây:

- Leurosin (còn gọi là vindoleurosin) đồng phân của vincaleucoblastin.

- Leurosidin (còn gọi là vincristin) phát hiện năm 1961 rất gần với V.L.B. với một nhóm N-Formyl thay cho N-Metyl.

- Leurosidin (vinrosidin) leurosidin, rovidin.

Những ancaloit thuộc nhóm này đóng vai trò quan trọng nhất vì có tác dụng chống u (antitumorale).

Nhưng hàm lượng những ancloit ấy chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng lượng ancaloit toàn phần chứa trong dừa cạn (dưới 1/10.000), vả lại việc tách riêng từng ancaloit có tác dụng cũng rất công phu và tốn kém (theo Claus, 1965, phải từ 500kg dừa cạn khô mới chiết được 1g leucocristin). Những loại ancaloit chống u này có nhiều trong lá hơn trong rễ, hạt không chứa ancaloit, hàm lượng còn thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng hái.

D. Công dụng và liều dùng

Chưa thấy tài liệu cổ của YHCTDT đề cập đến cây này.

Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tác dụng săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường.

Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh đái đường được ghi nhận ở Ấn Độ, Châu Úc, Nam Châu Phi quần đảo Antilles nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Những thí nghiệm trên thỏ (gây đường huyết thực nghiệm) và trên chuột (Diabète Alloxan) cho những kết luận không rõ. Và như trên đã nói, chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Cannada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin, và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dầu vậy, nhưng vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u cho nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý đến hàm lượng ancaloit toàn phần, trong số ancaloti toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleucoblastin.

Trên thị trường thuốc thế giới thường có bán vincaleucoblastin (hay vinblastin) dưới dạng muối sunfat (thuốc độc bảng a). Dung dịch nước 0,10% không bền vững, đựng trong ống tiêm gắn kín (mỗi ống có 10mg) và bảo quản trong tủ lạnh. Dùng tiêm mạch máu với liều lượng 0,10 đến 0,15mg/kg thể trọng. Dùng chủ yếu chống bệnh hodgkin. Trong quá trình dùng thuốc này phải theo dõi bạch cầu. Thuốc dùng được cho cả trẻ em.

Loại thuốc thứ hai là leucocristine (hay vincristin) cũng dưới dạng muối sunfat, tiêm mạch máu, với liều lượng 0,03-0,1mg/kg trong các bệnh về máu (hemopathie), bệnh bạch huyết leucemie lymphoblastique.

Ở nước ta, nhân dân còn dùng dưới dạng thuốc sắc sẵn làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10-16g

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình