Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây củ đậu và công dụng của nó?

Còn gọi là củ sắn, măn phão (Lào), krâsang (Cămpuchia), sắn nước (miền Nam).

Tên khoa học pachyrhizus erosus (l.) Urb. (dolichos erosus l.) Pachyrhizus angulatus rich.

Thuộc họ cánh bướm fabaceae (paplilionacae).

Cây củ đậu  cho ta rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc, cần chú ý khi sử dụng.

A. Mô tả cây

Cây củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ hình như con quay lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng. Hình hơi quả trám dài 4-8cm, rộng 4-12cm,những lá phía dưới không mọc đối xứng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không có cuống, dài 12cm, rộng 12mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống. Trong quả có tới 9 hạt, đường kính chừng 7mm, hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ.

B. Phân bố, và thu hái

Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt: tháng 11-12.

C. Thành phần hoá học

Trong rễ củ (củ đậu), sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza); 1,46% protít; 0,39% chất vô cơ; không thấy chất béo, không thấy có tanin, không có axít xyanhydric. Có men peroxyđaza, amylaza và photphaaza.

Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất pritit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc giọ là rotenon C23H22O6 và tephrosin C23H22O7.

Tỷ lệ rotenon trong hạt củ đậu khoảng từ 0,56-1,01%. Trong lá cũng có những chất như trong hạt.

D. Tác dụng dược lý và công dụng

Rễ củ đậu không độc. Được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da dẻ mịn màng, khỏi nẻ.

Lá độc đối với cá và với loài nhai lại, nhưng không độc đối với ngựa.

Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung Quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200 lít nước).

Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc.

Đơn thuốc dùng hạt củ đậu

Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt củ đậu ngâm với nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỉ lệ 1,5% đến 2% hoặc 4% trộn đều. Phun lên những cây bông, cây rau, cây thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình