Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây Bứa dùng chữa bệnh như thế nào?

Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ.

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).

A. Mô tả cây.

Cây gỗ cao 10-15m. Cành và nhánh dài và mảnh mọc xòe ngang. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, mép nghiêng, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ, hoa màu vàng, có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực có 4 lá đài, 5 cành hoa. Hoa lưỡng tính có 4 lá đài, 4 cánh hoa, rất nhiều nhị. Bầu 6-10 ô. Quả mọng, hình cầu có nhiều rãnh dọc. Vỏ quả dầy, màu vàng ở ngoài, phía trong hơi đỏ, vị chua, 6-10 hạt, có nhiều múi mọng nước ăn được.

B. Phân bố, thu hái và chế biến.

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền núi (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, bắc Cạn, Thái Nguyên,…).

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

C. Thành phần hóa học.

Trong quả bứa có axit hữu cơ, Vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong  vỏ có flavonozit.

D. Công dụng và liều dùng.

Vỏ bứa được nhân dân dùng chửa mẫn ngứa, dị ứng, ho ra máu. Ngày dùng 20 đến 30g dưới dạng thuốc sắc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình