Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tác dụng chữa bệnh của cây Táo rừng?

Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm.

Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. Var. cambodianus Tard.

Thuộc họ Táo ta Rhamnaceae.

A. Mô tả cây

Cây nhỏ cao 1 đến 8m. Cành mềm nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, đáy lá thuôn, đầu lá hơi nhọn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mép lá hơi có răng cưa, trông giống lá táo ăn. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng vàng, mọc thành chùm tán ở kẽ lá. Quả như quả táo ta nhưng nhỏ hơn và dẹt hơn. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãy nắng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

C. Thành phần hóa học.

Trong rễ và lá có những chất cho phản ứng dương tính với những thuốc thử ancaloit, flavonozit và saponin, (Vũ Ngọc Lộ, Lê Đức Trường 1970)

D. Công dụng và liều dùng

Chữa hắc lào: Vỏ rễ khô giã nát ngâm với rượu 40% với tỷ lệ 1 rễ, 3 rượu, hoặc với dấm tỷ lệ 1 vỏ rễ 2 dấm. Bôi lên nơi hắc lào đã rửa sạch. Thuốc này có thể dùng chữa lang ben cũng có một số kết quả.

Chữa lở ngứa: Lá táo rừng tươi nấu nước tấm. Ngày một lần, liên tục trong 5 ngày.

Chú thích:

Có tác giả trước đã xác định tên cây này là Zizyphus rugosa, nhưng tên Rhamnus crenatus chính xác hơn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình