B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra.
Trồng bằng hạt: có thể gieo trồng đánh cây con sang chổ khác hoặc trồng ngay tại chỗ bằng cách đào lỗ, mỗi lỗ gieo 3-4 hạt. Vấn đề khó trong việc trồng đu đủ là phân biệt cây đực, cây cái. Có người nói hạt đu đủ cái đen hơn và cây đu đủ cái con có rễ cong queo nhưng chưa có cơ sở chính xác.
Sau khi trồng được 8 hay 10 tháng đã bắt đều thu hoạch, nhưng thu hoạch co nhất tư năm thứ 3 trở đi.
C. Thành phần hóa học
Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protêin, chất béo, một ít muối vô cơ (canxn, photpho, sắt) vitamin a, b và c.
Năm 1946, solano sancedo đã nghiên cứu quả đu đủ ở Châu Mỹ thấy: axit toàn bộ 7%, axit bay hơi 1,3%, axit không bay hơi 6,1%, nước 64%, xenluloza 0,9-11%; đường 4,3-7% chất có nitơ (nx0,65) 0,6-0,86%; prôtêin tinh chế 0,35%-0,64%. Không phải protin 0,035%; pro-tein tiêu hóa được 0,38-0,47%; photpho 0,223%; canxi0,245%; magiê, sắt, thiamin, riboflavin và vitamin C.
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex) nhiều nhất ở quả xanh. Một quả xanh cho chừng 4% trọng lượng nhựa mủ. Một cây cho khoảng 100g nhựa trong 1năm. Cần lấy nhựa khi quả còn ở trên cây: dùng dao hay răng lược vạch những đường dọc trên quả (đừng vạch sâu quá) hứng lấy nhựa đã chảy ra phơi khô ở nhiệt độ 50-60o. Trong quả chín chất nhựa mủ không còn nữa mà chỉ còn thứ nhựa (résine) màu vàng đỏ. Quả chín nhựa chóng chín hơn, nhưng hạt gieo không, mọc.
Trong nhựa mủ có men papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và men thủy phân, chất mỡ, chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protit để giải phóng các axit amin như glycocola, alanin, acginin, tryptophan. Tác dụng tiêu hóa thịt của men papain tiến hành ở môi trường axit, trung tính hoặc hơi kiềm, tốt nhất ở ph 6,4-6,5. Nhiệt độ thích hợp khá cao, có thể 80-85o. Nhưng co hơn 90o sẽ mất tác dụng. Ở nhiệt độ thường khi cho tiếp xúc men papain với lòng trắng trứng thì lòng trắng trứng mất tính chất sánh sền sệt.
Men papain tan trong nước (1 thể tích nước), bị cồn làm kế tủa, cho các phản ứng của anbumin (phản ứng biurê).
Trong men papain có tác giả thấy rất nhiều men peroxydaza, một ít men lipaza
Men papain không để dành được lâu. Sau 7 năm, men papain có thể mất tính chất làm tiêu prôtit. Người ta đã kết tinh được papain. Thành phần cấu tạo papain có 52,1% c; 7,12% h; 15%n và 1,2% s.
Trong lá, quả và hạt(chủ yếu ở lá) có một chất acaloit đắng gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit.
Công thức cacpain đã được xác định như sau:
Cacpain kết tinh dưới dạng khối lăng trụ đơn tà (prisme monoclinique) chảy ở 121o, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
Tác dụng của cacpain gần như digitalin là một thuốc mạnh tim.
Trong hạt và các bộ phận khác người ta còn thấy các tế bào chứa myrozin và các tế bào khác chứa chất kali myronat. Khi giã hạt với nước, hai chất đó tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu chứa mùi diêm sinh, hắc, giống chất isothyoxyanat allyl.
Trong rễ người ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat.
Theo hooper ht5 đu đủ có 26,3% dầu; 24,3% chất anbuminôit; 17% sợi; 15,5 hydrat cacbon; 8,8% tro và 8,2% nước.
D. Tác dụng dược lý
1. Men papain có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tụy tạng trong sự tiêu hóa các chất thịt.
Nó làm một số vi trùng gram dương + và gram âm- ngừng phát triển. Những vi trùng như staphyllococ, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain (Ann. Inst. Pasteur 77. 208-1949).
2. Papain còn có tác dụng làm đông sữa và có tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanbumin: 18mg papain trong dung dịch 2% trung tính được 10mg rixin là chất độc trong hạt thầu dầu (=10 liều độc rixin), 2mg papain trung tính được 4 liều độc của toxin uống ván và 10 liều độc của toxin yếu hầu. Papain còn trung tính được độ độc của ancaloit nư 12,5g papain trung tính được một liều độc của stricnin = 2,5mg.
Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ở nhiều nơi. Nó tác dụng trên giun đũa, giun kim, sán lợn (trichine) nhưng không tác dụng đối với giun móc (ankylostom). Tuy nhiên cấn chú ý cẩn thận: lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thường bị xuống cân, khó vỗ béo trở lại.
Chất cacpain làm chậm nhip tim, có người đã dùng thay thế thuốc chữa tim digitalis.
Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có tính chất kháng sinh mạnh.
E. Công dụng và liều dùng
1. Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng. Bản thân tôi đã chứng kiến một người sau khi đố nhau đã ăn hết 10 quả trứng gà luộc bị đầy trướng do không tiêu hóa được trong mấy ngày, phải ăn đu đủ mới hết.
2. Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều trị bệnh loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên một số trường hợp xuống cân.
Nhân dân còn dùng nấu với những thịt cứng, cho chóng chín dừ. Quả đu đủ xanh nghiền với nước còn dùng bôi mặt hoặc tay chữa các vết tàng hương ở mặt và tay.
3. Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sang thấp (eczema) hoặc can tiểu (psoria-sis).
Tại Mỹ, nhựa đu đủ dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ thuốc, kỹ nghệ tơ sợi để làm cho sợi cỏ khô, kỹ nghệ làm da. Hàng năm nhập tới hơn 50 tấn nhựa.
4. Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo, hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét.
Thái đu đủ cho nhỏ rồi trộn với thóc cho ngựa, bò ăn để chữa bệnh biếng ăn của bò ngựa. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.
5. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Đơn thuốc có đu đủ:
- Rễ đu đủ chữa cá đuối cắn;
- Rễ đu đủ tươi 30g;
- Muối ăn 4g
Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nữa giờ thấy giảm đau và vài ngày sau thấy khỏi hẳn (kinh nghiệm nhân dân miền Nam).
Chú ý:
Nhựa đu đủ là một nguồn xuất khẩu tốt. Hàng năm hiện nay thế giới sản xuất khoảng 500 tấn nhựa chủ yếu là Uganda, Tangianica, Xrilanca, Ấn Độ và Braxin.