Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tác dụng chữa bệnh của cây Bách bộ?

Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi.

Tên khoa học Stemona tuberosa Lour.

Thuộc họ Bách bộ Stemonaceae.

Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.

A.Mô tả cây.

Bách bộ là một thứ cây leo, dài 6-8m, có khi hơn. Thân nhỏ nhẵn. Lá thường mọc đối có cuống, hình trái tim. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6-8 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Cụm hoa mọc ở  kẽ lá gồm 1-2 hoa, lớn, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm bốn phiến, 2 phiến ngoài dài 4 cm, rộng 5mm, 2 phiến trong rộng hơn. Nhị 4, có tua ngắn. 5mm, 2 phiến trong rộng hơn. Nhị 4cm, có tua ngắn. Quả nang có 4 hạt .

Rễ củ gồm 10 đến 20 hoặc 30 củ, có khi tới 100 củ dài 15-20cm, đường kính 1,5 -2cm. Màu trắng vàng, vị ngọt, sau rất đắng.

B. Phân bố, Thu hái và chế biến

Cây bách bộ mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta: Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, .v..v…

Mùa thu đông đào củ về rửa sạch phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hóa học.

Ngoài các chất như  gluxit (2,3%), lipit (0,83), protit (9%), các a xít hữu cơ v.v.. trong rễ bách bộ người ta đã lấy ra được nhiều ancalôit. Chủ yếu là stemonin (0,18%) C22H33NO4, có tinh thể hình kim, mềm rất nhẹ, không mùi, vị đắng, độ chảy 1600

Ngoài ra, còn có các ancalôit khác như tuberstemonin  C19H29NO4, stemonidin C17H27NO5, paipunin và sinostemonin.

D. Tác dụng dược lý

Nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta đã chứng minh kinh nghiệm của ông cha ta dùng bách bộ để chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ là đúng

Tác dụng chữa ho

1. Chu Tử đã thí nghiệm thấy stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, do đó có tác dụng chữa ho.

2. Bác sĩ Diệp Đình Thiện (Trung Quốc) đã thí nghiệm dùng bách bộ chữa bệnh lao hạch thu được kết quả tốt.

Tác dụng sát trùng và chữa giun

1. Ngân con giun vào dung dịch 0,15% stemonin, con giun sẽ tê liệt sau 5-10 phút. Nếu kịp thời lấy con giun ra khỏi dung dịch, con giun sẽ tỉnh lại.

2. Tiêm dung dịch stemonin sunfat (3mg) vào ếch nặng 25g con ếch có thể tê bại, sau 12 giờ lại bình phục.

3. Dùng dung dịch bạch bộ 1/10 trong rượu 700 ngâm hay phun vào con rận, con rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết mau chóng hơn.

4. Trong thời gian kháng chiến, cao nước bách bộ, uống với liều 3 thìa cà phê một lần, giun ra rất nhiều.

Tác dụng kháng sinh: Ngoài các tác dụng trên :

1. Lebedev (Liên Xô, 1950) đã chứng minh tác dụng sát khuẩn của bách bộ đối với  khuẩn ở ruột già.

2. Lưu Quốc Thanh (Trung Quốc) nhận thấy bách bộ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.

E. Công dụng và liều dùng

a. Chữa giun: Ngày uống 7-10g, dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sớm lúc đói, uống 5 ngày liền, sau đó tẩy.

b. Diệt ruồi: Nước sắc bách bộ, cho thêm ít đường vào, ruồi ăn phải chết tới 60%.

- Dung dịch 1/20 giết chết bọ gậy 100%

- Cho bộ bách bộ rắc vào hố phân, dòi chết 100%.

- Diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận, đốt bách bộ hơ lấy khói.

c. Chữa giun kim: Bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc sôi nửa giờ, cô còn độ 30ml. Thụt giữ 20 phút. Điều trị luôn như vậy trong thời gian 10-12 ngày thì khỏi.

Chữa 133 người, khỏi 83 đạt 63%

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình