Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thắc mắc cơ bản về phương pháp vắt sữa bò và cách bảo quản sữa?

Bò mẹ đẻ bao lâu mới vắt sữa bán được?

Sau một lần đẻ, bò tiết ra hai loại sữa, đó là sữa đầu vá sữa thường. Sữa đầu dược tiết ra khoảng ba bốn ngày đầu bò đẻ xong. Có con sữa này kéo dài thêm vài ngày nữa mới dứt.

Sữa đầu có giá trị dinh dưỡng rất cao, gấp nhiều lần sữa thường nên cho bê bú sữa này rất tốt, giúp bê mập mạnh và có sức đề kháng trước nhiều thứ bệnh sau này. Sữa đầu màu vàng chứa nhiều chất béo, dun với nhiệt độ 40 độ đã đông đặc, ăn rất béo ngậy.

Chờ đến khi vắt sữa đầu hết hẳn, nghĩa là vắt sữa ra nấu đến 100 độ vẫn không đông, lúc đó mới bán được. Sữa bán được đó gọi là sữa thường.

Vắt sữa cần sắm nhưng dụng cụ gì?

Dụng cụ dùng vắt sữa bò là những thứ bình thường lại rẻ tiền. Nếu biết gìn giữ, một làn mua có thể dùng được bốn năm mới hỏng. Những dụng cụ đó gồm có: Xô nhôm (dung tích khoảng 10 lít) ;bình chứa sữa có nắp đậy ( cũng bằng nhôm), khăn lược, ca đẻ múc sữa, ghế ngồi dành cho người vắt sữa, bàn chải ni lông đẻ cọ rửa, dây dù buộc chân, chuồng ép hoặc thay thế bằng cây gỗ dầu 4 nhân 8 chiều dài khoảng 4 mét đẻ ép bò đứng yên mà vắt sữa

Nếu nuôi số lượng bò ít thì mỗi dụng cụ chỉ sắm một cái. Ngược lại, nuôi nhiều bò thì mua sắm nhiều hơn. Trừ chuồng ép hoặc cây gỗ dầu, chỉ cần một cái là đủ dùng cho nhiều bò.

Trong trường hợp bò bị viêm vú, dù bệnh mới phát hay vừa hết, cũng nên dùng xô vắt sữa và khăn lượng sữa riêng đẻ tránh lây lan bệnh sang các bò mạnh.

Những thứ dụng cụ dính dáng trực tiếp đến sữa như xô vắt sữa, bình chứa sữa, khăn lược … sau khi sử dụng xong phải cọ rửa thật kĩ, sau đó tráng lại vớ nước sôi, và cuối cùng phải phơi ra nắng để sát trùng kĩ.

Nên vắt sữa ngày mấy lần?

Mỗi ngày vắt sữa bò hai lần: sáng và chiều, giờ giấc mỗi cữ vắt sữa ra sao là tùy ở mỗi người, nhưng phải vắt đúng giờ mới tốt. Xin được lưu ý là giống bò rất mẫn cảm, làm diều gì mà trái ý, trái tính của nó là nó bị sốc ngay. Bò bị sốc là thế nào cũng sụt sữa. Vì vậy khi mua một con bò đang cho sữa, ta phải hỏi kỹ người bán về thói quen của con bò đó ra sao, như mỗi cữ sữa trong ngày vắt từ mấy giờ? Trước khi vắt sữa phải tắm chải thế nào? Khi vắt có có cần cho vô chuồng ép hay phải cột chân? Cột chân cách nào? Hay bò đứng yên cho vắt? Khi vắt sữa có cho bò con thúc sữa không? Có cần cho bò mẹ ăn uống gì không? Người vắt sữa có thể ở trần? nếu mặc  thì áo màu gì? Có đội nón được không? …

Đấy, có những chuyện ta không ngờ bò để ý đến, nhưng nó lãi nhập tâm một cách sâu sắc. Vì vậy cần phải lắm vững từng chi tiết một đó để chiều đúng tính ý của nó, nó mới chịu xuống sữa. Trường hợp mua bò chửa lứa so thì lại khác, vì nó chưa lệ thuộc vào thói quen, nếu có là do chủ mới tập sau này.

Thông thường, người ta vắt sữa bò ngày hai cữ: sáng từ 6 giờ và chiều từ 16 giờ. Sữa cữ sáng nhiều hơn sữa cữ chiều

Những bước chuẩn bị trước khi vắt sữa lần lượt có những gì?

Hiện nay, ở nước mình, hầu như nơi nào cũng vắt sữa bằng tay, nên chúng tôi chỉ nói đến cách vắt sữa bằng tay.

Những bước chuẩn bị trước khi vắt sữa thực ra cũng chỉ là những công việc bình thường mà thôi:

- Trước giờ vắt sữa phải chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng đế, tập trung tại một nơi nhất định nào đó tiện cho mình đến lấy, khi cần.

- Kế đó phải tắm chải cho bò thật sạch sẽ.

- Nếu vắt sữa tại chuồng thì phải sịt rửa nền chuồng sạch sẽ cùng khắp để hết mùi hôi thối.

- Tùy thói quen của từng con bò mà cho đứng vào chuồng ép? Cột dây số 8? Dùng dây gỗ dài tấn bò đứng vào sát vách? Hoặc để bò đứng yên mà vắt?. . .

- Người vắt sữa phải tắm rửa sạch sẽ, và nếu cần nên thay quần áo mới.

-Đến giờ vắt sữa, dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm lau sạch lại vú bò một lần nữa, rồi mới tiến hành việc vắt sữa…

Nếu vắt sữa nhiều bò thì có thể tắm hết một loạt đều khắp và sịt rửa sạch nền chuồng. Khi đến lượt vắt sữa con nào thì dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau lại bầu vú rồi mới vắt sữa…

Nên vắt sữa đúng giờ quy định. Trong giờ vắt sữa tránh gây tiếng động mạnh (kể cả việc ngăn chặn tiếng cho sủa hoặc cắn nhau). Và điều cần tránh là không được nạt bộ hay đánh đập bò, nếu không bò sẽ nín sữa…

Phương pháp vắt sữa như thế nào?

Công việc vắt sữa đối với người chưa quen việc thì sảy ra lắm chuyện lọng cọng, vấp váp. Nhưng đối với người chuyên môn thì mọi việc lại rất trôi chảy dễ dàng.

Đến giờ vắt sữa, sau khi mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng đâu vào đấy, người vắt sữa đến ngồi trên chiếc ghế thấp (ngồi bện phải hay bên trái là tùy vào thế thuận tay của mình). Chỉ cần ngồi một bên như vậy mà vắt được cả 4 núm vú: vắt hai núm vú phía mình ngồi trước, sau đó vắt tiếp hai núm vú bên kia. Cứ chuyển tay vắt qua lại cho đến khi nào bầu vú xẹp lép mới thôi (trừ trường hợp bê bú vét thì mới chừa lại một phần).

Trước khi vắt sữa cho vào xô, những tia sữa đầu của 4 núm vú đều được vắt bỏ ra ngoài vì thế nào cũng bị nhiễm khuẩn.

Có hai cách vắt sữa, đó là vắt nắm và vắt vuốt.

- Vắt nắm là dùng bàn tay bóp mạnh vào bầu vú để dồn sữa xuống núm vú, trong khi ngón cái và ngón trỏ đã nắm chặt vào núm và dồn sữa vào xô. Cứ bóp rồi buông cho nhịp nhàng và đều tay, thỉnh thoảng dùng lực cả bàn tay thúc mạnh vào bầu sữa nên đều đều giống như cách thúc vú của bê để bò xuống sữa đều đều.

- Vắt vuốt là dùng hai bàn tay nắm hai núm vú (nằm một phía) mà thúc mạnh lên, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp chặt núm vú mà vuốt cho tia sữa bắn vào xô.

Trong hai cách này thường mỗi người chỉ sử dụng một cách.

Để giúp bò sữa đều đặn, ta nên vắt sữa đều tay, và vắt liên tục không được ngưng nghỉ, dù chỉ là trong chốc lát, vì như vậy dễ làm cho bò mẹ phản ứng bằng cách nín sữa. Chính vì lẽ đó nên mới có chuyện, cũng một con bò mà người này vắt sữa được nhiều còn người khác lại vắt không được bao nhiêu.

Thế nào là phản xạ xuống sữa?

Phản xạ xuống sữa của bò là cách bò liên tục tiết ra nhiều sữa, như một vòi nước chảy mãi cho đến hết, không bao giờ ngưng nghỉ nửa chừng. Bò đã xuống sữa như vậy thì chỉ có vắt một mạch sướng tay, lại được sản lượng sữa tăng cao hết mức.

Muốn cho bò phản xạ xuống sữa, mọi việc ta đừng nên làm trái ý bò, mà cố tạo cho nó được sống với tâm trạng thật thoải mái.

Để làm được việc đó, chỉ có người vắt sữa quen thuộc, ngày ngày lui tới chuồng bò, tiếp cận với bò bằng những công việc thường nhật, ngày nào giống như ngày ấy. Ngay cả việc vắt sữa, mọi thao tác trước sau ra sao đều diễn ra y như vậy, vì thế bò mới không gặp sự ngỡ ngàng nào.

Thì dụ: Ngày nào cũng như ngày ấy, đến một giờ khắc nhất định là người ấy tiến hành việc vắt sữa. Mọi thao tác như cách ngồi vắt sữa ra sao, cách thúc vú cho xuống sữa ra sao, cách vắt nắm hay vắt vuốt… đều được diễn ra mỗi ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, không có gì lạ lẫm. Nhờ đó mà bò cảm thấy được yên tâm, được thoải mái nên mới dồn hết sữa xuống bầu vú để …chảy hết vào xô.

Ngược lại, nếu người vắt sữa là một người xa lạ mọi thao tác vắt sữa khác với thường ngày chắc chắn phản xạ xuống sữa của bò sẽ không còn nữa!

Như vậy, tới giờ vắt sữa mà tạo cho bò được sự thoải mái thì không lo gì nó không có phản xạ xuống sữa.

Thế nào là phản xạ nín sữa của bò?

Bò có tính mẫn cảm, khi tâm trạng thoải mái thì phản xạ xuống sữa; ngược lại, khi tâm trạng âu lo, sợ hãi thì dù đang xuống sữa ào ào nó cũng nín sữa lại. Tùy vào mức độ… bất mãn nhiều ít mà bò nín sữa toàn bộ hay chỉ một phần.

Cứ nhìn con bò mẹ khi được gần gũi bên con, nó quyến luyến con nó đến mức nào! Khi con lại gần bú, chưa kịp thúc sữa thì bầu sữa đã căng cứng đến nỗi 4 núm vú no tròn, bên bú sữa dư tóe ra khóe mõm. Ngược lại, với bò mẹ vừa bị mất con, nó sẽ nhớ con mà đứng giống liên hồi không màng đến ăn uống. Lúc đó có đưa xô lại và vắt liệu có tráng đủ đáy xô.

Cứ đưa xô gần con bò cao sản, trước khi vắt sữa thử đáng đau vào mông nó một vài roi, liệu cữ sữa chiều hơn mười kg có còn được một?

Vậy thì trường hợp nào bò phản xạ nín sữa? - Vắt sữa là người lạ mặt (gây cho bò lo sợ đến nỗi thần trí bất an).

- Vắt sữa không đúng giờ qui định (việc làm trái với thói quen nên bị sốc).

- Thay đổi thao tác vắt sữa đột ngột (đang vắt nắm quen thuộc, đột nhiên đổi sang vắt vuốt …).

- Thay đổi việc cầm cột khi vắt sữa (thay vì bò chịu đứng yên cho vắt, bây giờ về với chủ mới lại bị dẫn vào chuồng ép, hoặc cột dây số 8 … khiến bò khó chịu).

- Vắt sữa vào vị trí không quen thuộc (bò bán cho người khác lên lạ người, lạ chuồng …)

- Bỗng nhiên bị đánh đập (thay vì trước đây được chủ nuôi vuốt ve, mơn trớn hằng ngày).

- Bê con không đứng gần bên (vắt sữa có bê thúc vú, nhưng nay bê đã bán hay bị chết).

- Tiếng động cơ nổ lớn, tiếng chó cắn đuổi nhau khiến bò lo sợ…

Nguyên nhân khiến bò phản xạ nín sữa thì rất nhiều.

Việc gì cần làm sau khi vắt sữa xong?

Thường có những việc cần làm sau đây:

- Thả bê cho bú sữa vét (nếu cần).

- Sau đó rửa sạch vú bò rồi dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau khô.

- Trả lại tự do cho bò mẹ (nếu cột dây ở chân sau thì phải mở dây, nếu cho vào chuồng ép thì dẫn ra khỏi chuồng ép …).

- Cho bò ăn uống (nếu cần).

- Dẫn bò ra săn nắng cho vận động thoải mái.

- Lược sữa và giao sữa cho trạm thu mua sữa ngay.

- Cọ rửa và tẩy trùng kĩ các dụng cụ dùng vào việc vắt sữa để dùng cho lần sau …

Phương pháp nào giúp sữa tươi ít bị nhiễm khuẩn?

Sữa bò tươi do chứa nhiêu chất bổ dưỡng như chất béo, chất đường và các chất axít amin nên là môi trường tốt nhất để các loại vi khuẩn xâm nhập. Muốn sữa ít bị nhiễm khuẩn thì phải lo giữ gìn vệ sinh tối đa toàn khu vực chăn nuôi của mình ; nhất là trước giờ vắt sữa cữ sáng cũng như cữ chiều. Ai thờ ơ với công việc này coi như là người đó chưa hiểu gì đến kĩ thuật chân nuôi bò sữa. Vì vậy, trước khi vắt sữa phải vệ sinh chuồng trại, sau tắm bò cho kĩ. những dụng cụ vắt sữa đảm bảo đã được cọ rửa kỹ và phơi nằng để sát trùng. Mặt khác, người vắt sữa cũng không thể để cơ thể dơ bẩn từ thân thể (nhất là đôi tay) đến áo quần đang mặc được!

Trước khi vắt sữa, còn phải làm vệ sinh lại bầu vú của bò, nhất là bốn núm vú. Vì rằng ngay đầu núm vú ở lỗ tiết ra sữa là nơi tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập, do đó những tia sữa đầu phải vắt bỏ, đừng tiếc … Có lẽ đây là diều mà chúng tôi đã đề cập lui tới nhiều lần trong cuốn sách này.

Sữa vắt xong, có thể giao trễ mấy giờ?

Sữa bò vắt xong, nếu gặp thời tiết nóng nực chỉ để sau 4 giờ là hư. nhất là sữa bị nhiễm khuẩn nhiều lại mau hư hơn. Vì vậy, khi vắt sữa xong phải lược kỹ ngay, và liền đó nên dùng phương tiện nhanh nhất để giao sữa cho nơi tiêu thụ của mình. Ở đây, mới có những máy móc hiện đại làm lạnh ở nhiệt độ thấp để bảo quản sữa, tối đa là thêm được một ngày trước khi chế biến.

Thế nào gọi là sữa có chất lượng tốt?

Sữa có chất lượng tốt trước hết là sữa nguyên chất, không pha trộn nước lã vào. Kế đó là sữa phải có nhiều kem và có mùi đặc trưng chứ không lẫn lột với mùi vị khác. Tiêu chuẩn để xét đến nữa phải ít nhiễm khuẩn, không có vi trùng gây bệnh. Nơi thu mua sữa họ có nhiều cách để xác định đánh giá chất lượng sữa. Vì vậy muốn sữa có chất lượng tốt trước hết nên cho bò ăn với khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng và vệ sinh tối đa chuồng trại. Những bò mắc bệnh truyền nhiễm, kể cả bò bị viêm vú nên chưa cho lành hẳn, và sữa chúng tiết ra không d0ược bán ra ngoài.

Nuôi bò như thế nào để có hàm lượng sữa béo cao?

Sữa có nhiều kem màu vàng rất dễ gợi thèm. Sữa mà có chất béo nhiều được coi là tiêu chuẩn mà nước nào cũng đặt lên hàng đầu khi đánh giá chất lượng sữa tươi. Trên thực tế, có một số giống bò cho kem nhiều hơn các giống khác ;trong đó có giống Jersey. Muốn sữa có nhiều kem, ngoài cỏ tươi được ăn no đủ ra còn phải cho bò sữa ăn thêm thức ăn tinh nhiều đạm như cám gạo (loại tốt) mày đậu xanh, bột bắp, và hạn chế việc cho ăn hèm rượu bia: đọt mía (bẽo), xác mía …

Một chu kỳ sữa thường được mấy tháng?

Bước vào nghề nuôi bò sữa, bất cứ ai cũng muốn được chọn nuôi những bò dai sữa (chu kỳ sữa dài ngày) như vậy mới được nhiều lợi. Còn những bò cho sữa ngắn ngày thì ít người chuộng nuôi, và cả mẹ lẫn con dù có mã đẹp cũng không bán được cao.

Đa phần bò dai sữa lại là bò cao sản. những bò F1, F2, F3 … mà chúng ta đang nuôi nhiều hiện nay, do có nhiều máu của bò cha (gieo tinh) vốn là những giống bò cao sản đang nổi tiếng trên thế giới nên hầu hết chúng là bò dai sữa cả.

Bò mà chu kỳ sữa ngắn ngày, sau khi phối giống được một hai tháng, bò mẹ đã dợm cạn sữa, và sau đó cạn sữa rất nhanh.

Còn bò mà chu kỳ sữa dài ngày, sau khi phối giống được bốn năm tháng  (thai trong bụng đã lớn) mà bò mẹ vẫn chưa có hiện tượng giảm sữa. Nuôi loại bò này, nhiều người …cứ liều vắt cho đến ngày … còn một tháng nữa mới đẻ thôi! Tất nhiên tham lam như vậy thì phải gặp cảnh “lợi bất cập hại!”.

Bò mà chu kỳ sữa ngắn ngày thường chỉ khai thác sữa được bốn đến năm tháng đã cạn sữa. Còn bò dai sữa thường vắt được 8 tháng, hoặc hơn.

trong chu kỳ, mức sữa tăng giảm như thế nào?

Bò vừa đẻ xong đã có sữa ngay, đó là sữa đầu.

Sau khi đẻ dược đã có sữa thường. mức sữa thường kể từ ngày này cho đến hết tháng thứ hai (sau đẻ) cứ tăng dần lên càng ngày càng nhiều hơn. Đò cũng là chuyện dễ hiểu: bò mới sinh con trong người còn mệt mỏi, ăn uống chưa ngon miệng nên tiết sữa chưa được nhiều. Càng ngày bò càng khỏe ra, sức lực được hồi phục nên ăn uống nhiều hơn, lãi được chủ dành cho khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng hơn nên năng xuất sữa cứ tăng nhiều trong ngày tháng. Từ đầu tháng năm của chu kỳ sữa, năng xuất sữa sẽ giảm dần cho đến ngày cạn sữa. Lý do đỉnh điểm chỉ có hai tháng cũng dễ giải thích: giữa lúc bò mẹ đang sung sung sức thì nó lại động dục, và khi mang thai thì bị sụt sữa là chuyện hợp lý rồi! Chính vậy có nhiều người vì tiếc của như đã nói, họ bỏ qua một vài chu kỳ động dục của bò mẹ để kéo dài thời gian sữa ở mức cao nhất này để hưởng lợi nhiều hơn.

Với bò cho sữa ngắn ngày, hễ chữa là bò mẹ sụt sữa nhanh. Ngược lại, bò cao sản, dù chửa cũng giảm sữa, đến nỗi tinh ý lắm ta mới phát giác được!

Sau khi đẻ, vào tháng nào bò mẹ động dục trở lại?

Tùy theo chế độ nuôi dưỡng và cũng túy vào giống, thời gian bò mẹ động dục sớm muộn có khác nhau. Có con động dục sớm (khoảng tháng rưỡi có con đẻ hai tháng vẫn không có hiên tượng gì …

Nuôi bò sữa mà bò rượn đực sớm quả thật không ai mừng, vì như vậy sẽ mất nguồn lợi lớn.

Thông thường sau khi đẻ được hai tháng, bò mẹ động dục trở lại. Điều báo trước là bò biếng ăn và năng xuất sữa giảm xuống, so với cữ sữa trước dó. Tiếp tục sự xuất hiện mọi hiện tượng động dục:thỉnh thoảng chồm lên lưng bò khác, rống từng hồi … Nếu không cho phối giống, đến chu kỳ tiếp bò lại rượn đực. Còn nếu cho phối giống, bò sẽ ăn uống trở lại, năng xuất sữa trở lại núc đầu như trước, và thới gian đó dài hay ngắn là tùy bò cao sản hay không, và chế độ nuôi dưỡng thế nào …

Bò mới đẻ mà động dục có nên để trễ vài chu kỳ?

Dây là thắc mắc mà đa số người nuôi bò nào cũng đặt ra, và cố tìm ra câu giải đáp về mặt lợi và mặt hại của nó.

Theo thiển ý của chúng tôi, ở đây không có chuyện lợi hại, ai hưởng trước thì chậm hưởng sau, và ngược lại. Thế thôi.

Như ta đã biết, sau hai tháng đẻ con, bò mẹ động dục trở lại. Thời gian này là giai đoạn bò có năng xuất cao nhất. trước mắt, nếu cho bò phối giống ngay thì sau đó không bao lâu bò sẽ sụt sữa vì phải dành một phần chất dinh dưỡng để nuôi bào thai trong bụng. Nhưng, nếu … tạm cho qua một vài chu kỳ động dục của bò để mong kéo dài giai đoạn cao điểm sữa này lâu thêm để hưởng lợi. Nhưng đó là cái lợi trước mắt.

Nếu bò động dục trở lại mà cho phối giống ngay tất nhiên chu kỳ sữa sẽ sớm kết thúc, nhưng bò lại mau đẻ lứa sau. Còn nếu cho phối trễ vài chu kì nên giống, chu kỳ sữa sẽ kéo dài hơn, nhưng lúa sau bò sẽ đẻ chậm hơn. Như vậy, chẳng phải hưởng trước thì chậm hưởng sau còn gì?

Có điều cần nói ở đây là không nên kéo dài chu kỳ động dục nhiều lần, vì có thể bị nân luôn. Ai cũng biết giống bò đẻ năm một, nếu đẻ trễ cũng 13 tháng là cùng.

Bò đang vắt sữa mang thai, cho khẩu phần ăn ra sao để khỏi bị sụt sữa?

Bò đang vắt sữa mang thai khẩu phần ăn dành cho nó chắc chắn phải nhiều chất dinh dưỡng hơn, vì ngoài việc nuôi thân bò mẹ còn phải đủ sức tạo sữa còn dành nuôi bào thai trong bụng nó. Khi bào thai càng lớn tháng, nó càng rút tỉa sức lực của bò mẹ nhiều hơn.

Mặt khác như ta đã biết, muốn bò nhiều sữa chỉ tăng cường mức dinh dưỡng ở thức ăn là chính, trong đó có cỏ tươi và thức ăn tinh. Cỏ tươi không bổ dưỡng bằng thức ăn tinh, nhưng cho bò ăn quá nhiều thức ăn tinh cũng không phải là điều tốt, nên không muốn nói là có thể dẫn đến sự dối loạn tiêu hóa lại càng nguy. Vậy thì, không có cách nào tránh được sự sụt sữa khi bò đang vắt sữa mang thai (trong khi cái thai càng ngày càng lớn). Chỉ có điều … cứu vãn được phần nào để bò giảm sữa từ từ, không bị sụt sữa “thảm hại” trong khi sanh để giúp bò mau hồi sức mà nhanh chóng đạt được sản lượng sữa cao nhất. Do có sẵn nội lực thâm hậu nên có sụt sữa cũng sụt từ từ…

Đến tháng tuổi nào cho bê dứt sữa?

Như ta đã biết có hai cách nuôi bê từ lúc chúng còn sơ sinh: Một là cách nuôi cách ly, hai là nuôi bê cho thúc sữa. Nuôi theo cách cách ly, bê đực được bán ngay từ đầu vì nuôi thêm chỉ tốn sữa; con bê cái do có giá trị hơn nên qua tháng tuổi thứ tư có thể dứt sữa được, vì ở tuổi này bê đã biết ăn rất dành.

Với bê nuôi dùng để thúc vú mẹ cho xuống sữa thì … chỉ đến khi nào bò mẹ cạn sữa ta mới cho nó dứt sữa. Thế nhưng, từ tháng tuổi thứ tư trở đi số sữa dành cho bú vét sẽ ít dần lại …Những tháng của chu kỳ sữa của bò, ta có thể vắt kiệt, nhưng cũng đừng lo cho bê vì bò mẹ nào cũng khôn ngoan, chúng có cách nín sữa để dành phần lại nuôi con!

Phương pháp nuôi bê dứt sữa?

Thông thường ta cho bê dứt sữa khi chúng được tròn 4 tháng tuổi. Ở tuổi này bê đã có thể ăn cỏ mà sống được nhờ hệ thống tiêu hóa đã phát triển tốt, mặc dầu chưa được hoàn thiện như loại bò tơ từ 5 tuổi trở đi. Sau ngày dứt sữa, ta nên nuôi bê bằng cỏ tươi và chút ít thức ăn tinh để chúng đủ chất dinh dưỡng mà phát triển cơ thể.

Có điều phải nuôi bê trong chuồng trại sạch sẽ và ấm áp mới tốt. Mặt khác, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bê, vì ở lứa tuổi non yếu này chúng rất dễ vướng vào nhiều thứ bệnh.

Lúc nào nên chọn bò cạn sữa?

Đối với bò ít sữa, chỉ chửa được vài tháng bò mẹ đã đợi sụt sữa, và thời gian cạn sữa rất nhanh. Còn với bò cao sản, khi mang thai đã được 6, 7 tháng mà lượng sữa vẫn còn cao nên thời điểm để cạn sữa cho loại bò này là do mình tính chứ không phải… chúng tính. Vì nếu không khai thác sữa đến gần ngày sanh vẫn đạt được số lượng còn nhiều. Nhưng, liệu để quá trễ như vậy có nên chăng?

Thông thường với bò ít sữa, ta tính chuyện ngưng vắt khi sản lượng sữa trong ngày đã ở mức quá thấp, xét ra không đủ…Sở hụi lại tốn công sức. Dù mỗi ngày chỉ vắt một cữ mà chỉ đạt được vài ba kg thì bõ bèn gì! Còn với bò cao sản, dù biết có vắt đến ngày sinh con vẫn nhiều sữa, nhưng “lợi bất cập hại”, trễ lắm cũng chỉ đến tháng chửa thứ 8 phải ngưng thôi. Điều cần là phải để cho bò mẹ cò đủ thời gian để tịnh dưỡng, nếu bị tiếp tục khai thác sữa quá mức thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng sấu đến sức khỏe sấu của bò mẹ và cái thai đã khá lớn bên trong. Sản lượng của chu kỷ kế tiếp chắc chắn sẽ bị sút giản thảm hại!

Phương pháp cho bò cạn sữa ra sao?

Tình trạng bò cạn sữa là bò đang ở giai đoạn sắp kết chu kỳ sữa đã kéo dài suốt mấy tháng qua. Lúc này, bò mẹ đang mang cái thai đến thời kì phát triển mạnh trong bụng, trong khi bê lứa trước đã dứt sữa và được nuôi cách ly.

Nếu còn khoảng hai tháng nữa là sinh con mà hằng ngày vẫn bị khai thác sữa thì sức khỏe của bò mẹ dễ đi đến chỗ suy kiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cái thai trong bụng, và như vậy năng xuất sữa của làn snh con sắp tới sẽ không hứa hẹn được tốt đẹp gì.

Cần phải cho bò cạn sữa vào lúc này. Muốn giúp bò cạn sữa, việc tưởng dễ nhưng cũng  phải áp dụng kỹ thuật mới thành công.

Với bò ngắn sữa thì việc tương đối dễ dàng, nhưng với bò dai sữa thì nếu không cẩn thận dễ dàng đến việc bò mẽ viêm vú rất tai hại. Có hai phương pháp cạn sữa cho bò:

a) Cạn sữa đột ngột: Đột ngột ở đây có nghĩa là thực hiện cấp kỳ và nhanh chóng. Cách cạn sữa này chỉ áp dụng cho bò có năng xuất thấp mà thôi.

Với bò ngắn sữa, cuối chu kỳ sữa của nó đến rất sớm, cái thai trong bụng mới được ba bốn tháng tuổi mà mẹ đã dợm sụt sữa, tới cữ ta chỉ còn … vắt vét mà thôi. Muốn ngưng hẳn sữa loại bò này không khó, chỉ cần tuần lễ là xong:

- Chỉ cung cấp thức ăn thô vừa đủ no.

- Tạm ngưng hẳn thức ăn tinh.

- Một ngày vắt sữa (chỉ I cữ) rồi một ngày nghỉ. Sau đó vắt sữa 1 ngày nghỉ 2 ngày. Rồi vắt một ngày nghỉ 3 ngày, rồi ngưng luôn.

Hy vọng bò sẽ cạn sữa luôn. Có điều ta vẫn phải thường xuyên theo dõi bầu vú để tráng việc bò bị viêm vú. Khi biết chắc bò đã thực sự cạn sữa, mới cho bò ăn bổ dưỡng trở lại để mau hồi sức.

b) Cạn sữa từ từ: cách sạn sữa từ từ dành áp dụng cho bò cao sản, đến tháng chửa thứ bảy, thứ tám mà lượng sữa vẫn còn cao. Bò còn hai tháng nữa đẻ, dù còn nhiều sữa cũng phải tính đến chuyện dứt sữa, như vậy chu kỳ sữa sắp tới mới đạt được năng xuất cao.

Mọi việc, từ khâu ăn uống “đạm bạc” đến khâu vắt sữa thất thường như trên đều đem áp dụng cho bò cao sản này. Có điều thời gian có thể kéo dài thêm hơn vì không dẽ gì chỉ trong thời gian năm ba ngày mà bò cạn sữa được.

Với bò cao sản trong suốt thời gian cạn sữa, ta phải theo dõi kỹ hơn, vì chúng dễ bị viêm vú hơn bò ngắn sữa …

Kinh nghiệm cho thấy, với bò cao sản mà cố tình tận dụng cho hết chu kỳ sữa của nó, tức là gần cận ngày sinh mới cho cạn sữa thì lứa sau sản lượng sữa của bò s4 giảm sút tệ hại, mà bò con vẫn sống èo uột, suy dinh dưỡng, thiếu súc đề kháng vì … sữa đầu của bò mẹ không đủ phẩm hất …

Cách nuôi dưỡng bò cạn sữa mang thai ra sao?

Sau một chu kỳ sữa dài ngày, bò mẹ sản xuất ra được từ vài ba ngàn đến bốn năm ngàn kg sữa, dù có được nuôi dưỡng tốt thì thể trạng sức khỏe của bò cũng suy sụt phần nào. Nhiều con ốm đến “trơ xương lòi da” trông thật thảm hại. Ngày bò cạn sữa thì bào thai trong bụng đang đến giai đoạn phát triển mạnh, nên nếu không được nghỉ ngơi và tẩm bổ kịp thời thì chu kỳ sữa sắp tới không ra g, mà bê sinh ra cũng èo uột khó nuôi

Khổ nỗi, nhiều người nuôi bò sữa lại không biết đến chuyện này, lúc nào cũng tính toán chia li, so đo hơn thiệt, họ nghĩ đơn giản rằng nay không còn thu được mỗi lợi từ sữa thì cho ăn bỗ dưỡng làm gì cho tốn kém: chờ đến ngày bò mẹ đẻ bồi bổ cũng không muộn!

Thật ra, cách nghĩ như vậy là không đúng. Chính cái giai đoạn từ ngày cạn sữa cho đến ngày bò đẻ khoảng vài tháng này cần phải bồi dưỡng bò mẹ đến mức tối đa. Được ăn uống bổ sức bò mẹ mới mau hồi sức lực, mới cung cấp đủ năng lượng cái thai đang mang. Vì vậy càng tính toán chia li trong trường họp này là mình đã tự hại mình. Ta cần phải cung cấp khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng hơn cho bò cạn sữa.

Về khẩu phần ăn, tùy theo thể trạng bò lớn hay nhỏ, mập hay ốm mà định khẩu phần ăn cho chúng khác nhau. Bò ốm thì bồi dưỡng tối đa, còn bò mập mạp hạn chế mức dinh dưỡng lại.

Với bò ốm ngoài cỏ tươi ăn no đủ ra nên cho ăn thêm vài ba kg thức ăn tinh mỗi ngày. Bò mập cho ăn vài kí thức ăn tnh cũng đủ. Phải nuôi làm sao mà đến ngày gần sinh con, bò mẹ được trơn da, mướt lông mới tốt.

Riêng bò cao sản, khi bò có hiện tượng con vài ngày nữa đẻ, ta nên tạm thời giảm bớt thức ăn tinh lại để ngăn ngừa bò bị sốt sữa khi sanh.

Ngoài việc cho ăn uống bổ duỡng ra, bò mẹ còn phải chăm sóc chu đáo, nên thường xuyên cho bò mẹ vận đông, tắm nắng, đông thời cũng tắm nước cho mát mẻ.

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình