Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Gừng gió và công dụng của nó?

Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (cămpuchia), gingembre fou (Pháp), phong khương (Trung Quốc).

Tên khoa học zigiber zerumbet sm.

Thuộc họ gừng zingiberaceae.

A. Mô tả cây

Cỏ cao 1-1,3m. Thân rễ củ, phân nhánh, màu trắng nhạt, trong ruột màu vàng nhạt.

Lá mọc sít, gần như không cuống, thuồn dài, đầu nhọn, phía trên màu xanh lục sẫm, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông, cán hoa.

B. Phân bố, hái và chế biến

Mọc hoang dại ở khắp các nước Việt Nam, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia. Thu hái thân rễ củ vào mùa thu, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thân rễ mùi thơm, vị đắng.

C. Thành phần hóa học

Trong gừng gió có tinh dầu, mùi thơm và chất đắng.

D. Công dụng và liều dùng

Mới thấy sử dụng trong nhân dân làm thuốc kích thích, bồi dưỡng và tẩy độc.

Thường dùng cho những trường hợp trong người thấy nôn nao, chóng mặt, muốn nhất xỉu. Cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Thường dùng thân rễ thái mỏng, ngâm trong rượu 40-50o với liều 40-50g tươi hay sấy khô trong một chai 650ml. Ngâm trong thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ (mỗi ly 15-20ml).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình