Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây Actiso làm thuốc thông tiểu thế nào?

Tên khoa học Cynara scolymus L

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

Ta dùng thân và lá tươi của cây Actisô

A. Mô tả cây

Cây Actisô cao gần 1 m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có bông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa đầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và để hóa ăn được

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được đi thực và trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống la,1 sấy hay phơi khô

C. Thành phần hóa học

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định là axit 1-4 dicafein quinic.

Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại kali, canxi, magiê natri (tỷ lệ kali rất cao)

D. Tác dụng dược lý

1. Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2 đến 3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M Chabrol , Charonmat Maxim và Watz 1929)

2. Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng urê trong nước tiểu cũng tăng lên, hàng số Amba (Ambard) hạ xuống lượng cholesterin và urê trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng urê trong máu tăng lên, do actisô làm tăng sự phát sinh urê trong máu (Tixier, De Seze M Erk và R. Picart 1934, 1935)

3. Actisô không có độc

E. Công dụng và liều dùng

Ngoài việc dùng để hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương

Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em

Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày

Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt. Tại miền Nam ở cac chợ, người ta còn bán cả thân và rễ actisô thái mỏng phơi khô với cùng công dụng như lá

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình