Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo.
Tên khoa học Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin., (Andropogon aciculatus retz. Rhaphis trivialis Lour.)
Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae)
A. Mô tả cây
Cây cỏ may là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng mọc bò. Thân mộc bò lan trên mặt đất, mọc đến đêu bén rễ đến đó: Những thân mọc thẳng lên cao 20-50cm, có nhiều đốt, đốt phía gốc ngắn hơn phía trên. Lá mọc so le, lá phía dưới mọc mau, lá phía trên mọc thưa hơn. Phiến lá hẹp dài 2-10cm, rộng 3-5mm, đầu nhọn, phía cuống tròn, nhẵn. Cụm hoa mọc thành chùy dài 5-10cm, màu tím than, có những nhánh mọc vòng mang hoa mọc thành bông dài 8mm. Quả khi chín có thể móc vào quần áo khi người ta đi qua do đó tên có may. Và cũng do hình thức này, cây lan từ vùng này sang vùng khác (Hình 176).
B. Phân bố, thu hái và chế biến :
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.
Thường ít dùng làm thuốc. Nhưng cũng có người sùng cây hái về phơi khô hay sao vàng, có người chỉ dùng quả.
C. Thành phần hóa học :
Chưa có tài liệu nghiên cứu
D. Công dụng và liều dùng :
Cây cỏ may còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân. Tại cùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, có người dùng cỏ may chữa bệnh da vàng, mắt vàng, bệnh về gan như sau :
Toàn cây cỏ may cả rễ rửa sạch, thái nhỏ sao vàng, 300g, nước nửa lít, sắc còn 250ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày thay nước uống. Thường sau 4-5 ngày thấy có kết quả rõ rệt.
Theo sự điều tra của A. sallet (1931) tại Vinh có người gọi cây này là nam hoàng liên và nhân dân ở Huế và một số tỉnh miền Trung dùng nó chữa giun như sau : Quả cỏ may 20g sao vàng, sắc với 500ml nước cho sôi kỹ, sau đó lọc bỏ hết bã và cô đặc còn 150ml. Sau khi ăn cơm uống hết chỗ thuốc này để chữa giun đũa. Cần kiểm tra lại, chúng tôi chưa thấy kinh nghiệm này trong nhân dân |