Tên khoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catijang Burm.f.).
thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae)
Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là vigna catiang Endl. Var.
A. Mô tả cây
Đậu đen là một loại cỏ mọc hoang hằng năm, toàn thân có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt. Quả giáp dài, tròng, trong chứa từ 7 đến 10 hạt màu đen. Ngay trong đậu đen, lại có loại đậu đen trắng lòng và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng có nhân màu xanh nhạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. Mùa thu hoặch: tháng 5-6.
Còn thấy được trồng ở Cămpuchia.
C. Thành phần hóa học
Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit (Đỗ Tất Lợi. 1960). Trong hạt đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro, Hàm lượng muối khoáng là 56mg% can xi; 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg caroten; 0,51mg% vitamin B1; 0,21mg% vitamin B2; 1m8mg vitamin PP; 3mg% vitamin C.
Hàm lượng các axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao: Trong 100g đậu đen có 0,97g lysin; 0,31g metionin; 0,31g tryptophan; 1,16g phenylalanin; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lanxin; 1,11g izoleuxin;1,72g acginin và 0,75g histidin.
D. Công dụng và liều dùng.
Ngoài công dụng làm thực phẩm (nấu chè, thổi xôi), đậu đen được dùng trong đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm cho vị thuốc có màu đen. Theo đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.
Trên thực tế, người ta nhận xét thấy những người ăn chè đậu đen thường có nước tiểu trong và nhiều hơn. Người ta còn cho đậu đen có tác dụng bổ thận.
Liều dùng: Ngày 20-40g. Có thể hơn |