Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Cây Rau đắng dùng làm thuốc thông tiểu thế nào?

Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá.

Tên khoa học Polygonum aviculare L.

Thuộc họ Rau răm Polygonaceae

A. Mô tả cây

Cây cỏ nhỏ, mọc bò, thân và cành mọc tỏa tròn gần sát mặt đất, màu đỏ tím, đôi khi mọc cao tới 10-30cm. Lá nhỏ, mọc se le, có bẹ chìa. Phiến là dài 1,5-2cm, rộng 0,4cm. Hoa nhỏ, màu hồng tím, mọc tụ từ 1 đến 5, thường 3-4 hoa, ở kẽ lá. Quả ở cạnh, chứa một hạt đậu đen. Mùa hoa từ tháng 5-6, kéo dài suốt mùa hè (Hình 209)

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Theo A Pételot (1954) cây không thấy mọc ở Việt Nam mà chỉ thấy bán cây khô tại các hiệu thuốc đông y và nhập của Trung quốc. Nhưng thực tế đã phát hiện thấy mọc ở nhiều tỉnh Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang và ngay cả Hà Nội, tại những nơi ẩm như ruộng bỏ hoang, lòng suối cạn có người trồng một số ít quanh nhà dùng làm thuốc .

Trồng bằng hạt cây con.Thường người ta thu hái toàn cây (cả rễ) vào mùa xuân và mùa hạ. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Không phải chế biến gì đặc biệt.

C. Thành phần hóa học.

Trong rau đắng có 0,25% chất tanin, ngoài ra có vitamin C (tới 900mg% đối với cây khô kiệt), carotin (tới 39%) , flavonozit avicularin C20H18O11 khi thủy phân avicularin sẽ cho quexetin và 1 arabinoza.

Có tác giả cho rằng có ít ancaloit nhưng có tác giả cho rằng không có, trong vỏ có anthraglucozit.

Ngoài ra còn đường, tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.

D. Tác dụng dược lý

Theo A.D Turova và một số tác giả Liên Xô cũ nghiên cứu tác dụng dược lý của rau đắng mọc ở miền Bam Liên xô cũ phát hiện thấy tác dụng hạ huyết áp, tăng cường sự hô hấp.

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tăng lượng nước tiểu

Cũng ở Liên xô cũ, từ rau đắng người ta chế biến thành dạng thuốc mang tên avicularen (hỗn hợp đồng đều của dịch chiết rau đắng bằng cồn 700 và bã của cây sau khi đã chiết) Avicularen làm tăng thời gian đông máu của thỏ, nhưng không ảnh hưởng tới độ nhớt của máu thỏ. Cho avicularen vào tá tràng thỏ cái không gây mê thì biên độ và tần số sự có bóp tử cung tăng lên.

Avicularen không độc.

Tại Liên xô cũ avicularen được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, kết quả tốt đạt tới 60%.

E. Công dụng và liều dùng

Trong tài liệu cổ : Rau đắng (biển súc) có vị đắng, tình bình, không độc. Vào hai kinh vị và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu , thông lâm, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, nhiễm trùng, ác thương.

Trong nhân dân rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da.

Ngày dùng 6 đến 12 g(khô) dưới dạng thuốc sắc . Có thể dùng tươi sao khô rồi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc có rau đắng

1. Độc vị rau đắng : Ngày uống 12g rau đắng phơi hay sấy khô, dưới dạng thuốc sắc. Chữa tiểu tiện khó khăn, đái buốt, đái ra sỏi sạn.

2. Đơn thuốc gồm nhiều vị: Rau đắng khô 12g, hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia ba lần uống trong ngày. Chữa viêm bàng quang viêm đường tiểu tiện, đái buốt.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình