Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây Trắc bách diệp dùng làm thuốc cầm máu thế nào?

Còn có tên là bá tử nhân

Tên khoa học Thuja orientalis L (Biota orientalis Endl)

Thuộc họ Trắc bách Cupressaceae.

Ta dùng cành và lá phơi hy sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp . Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae oreintalis) là nhân phơi hay sấy khô của trắc bách diệp

A. Mô tả cây

Trắc bách diệp là một cây có thể cao tới 6-8m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, hẹp hình vẩy. Nón hình trứng 6-8 vẩy dày. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hon ở phía dưới . Mùa hoa tháng 4. Mùa quả tháng 9-10 (hình 224, Hm 44,2)

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Còn mọc ở Trung quốc, Liên xô cũ (vùng Capcazơ) Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11, hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.

Hạt trắc bách diệp: Hái vào mùa thu, đông phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, lấy nhân phơi khô.

C. Thành phần hóa học

Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen, cariophylen. Có tài liệu nói Vitamin C. Theo sự phân tích của Phòng hóa học thực vật Viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc (Bắc Kinh), trắc bách diệp có phản ứng của glucozit chữa tim. Trong lá trắc bách diệp có những chất sau đây:

1. Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm fenchon C10H16O, campho

2. Các hợp chất flavon: quexetin, myrixetin C15H10O8 (Phytocehmistry 1970, 9, 575) hinokiflavon C30H18O10 axit sabinic C12H24O3 và 17% hexadecane 1, 16-diol. Các axit hữu cơ ở dạng estolide

Trong hạt trắc bách diệp có chất béo và 0,64% saponozit (Viện y học Bắc Kinh 1958)

D. Tác dụng dược lý

Năm 1962 Bộ môn dược lý trường đại học Y dược Hà nội có nghiên cứu tác dụng dược lý của trắc bách diệp trên súc vật. Kết quả như sau:

1. Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập (phương pháp Kravkov). Tiến hành 18 thí nghiệm trên thỏ chừng 2kg. Dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen , pha loãng với nước Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ 0,2% - 0,5% - 0,8% -1% đều có tác dụng co mạch. Nồng độ 5% - -10% thấy có tác dụng dãn mạch.

2. Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập còn lại dây thần kinh (phương pháp Nicôlaev tiến hành 4 thí nghiệm đều thấy tác dụng co mạch với liều 0,25/kg và 0,50/kg)

3. Thí nghiệm trên các yếu tố hữu hình và hóa học của máu:

Đo thời gian Quick: Thí nghiệm trên 9 chó, 15 thỏ, cho uống cumarin với liều 6mg/kg chia làm 3lô : Một lô đối chiếu, một lô cho uống nước trắc bách diệp 100% với liều 3g/kg, một lô cho uống vitamin K với liều 0,1g/kg cho chó và 0,25g/kg cho thỏ.

Kết quả nhận thấy nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K: làm giảm thời gian Quick tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu.

Nghiên cứu sức chịu đựng heparin ở ống nghiệm trên 3 con chó, đều thấy nước sắc trắc bách diệp làm tăng khả năng đông máu.

4. Thí nghiệm tác dụng trên tử cung

Trên tử cung cô lập của thỏ thấp nhịp độ co bóp tử cung mau hơm, biên độ rất cao so với mức bình thường. Tác dụng rõ rệt nhất với nồng độ 1%. Với nồng độ 5% trương lực cơ bóp rõ rệt.

Trên tử cung thỏ tại chỗ với liều 0,2g/kg, 0,4g/kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.

5. Liều độc. Đã thí nghiệm nước sắc trắc bách diệp sao vàng đen trên thỏ , khỉ và chuột lang, thấy: với thỏ liều 100g/kg một lần thỏ không chết sau 4 ngày theo dõi. Với khỉ liều 30g/kg không làm chết, sau nửa tháng theo dõi (dung dịch 200%) Với chuột lang theo dõi (dung dịch 400%) không thấy chết.

E. Công dụng và liều dùng.

Theo tài liệu cổ: Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn vào 3 phế kinh, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, không thấp nhiệt cấm dùng

Bá tử nhân: Vị ngọt, tình bình, vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dụng bổ tâm, tỳ định thần, chỉ hãn nhuận táo, thông tiện. Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hơi, táo bón. Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng.

Thường chỉ mới dùng trong y học nhân dân. Nhân dân dùng trắc bách diệp với liều 6-12g làm:

1. Thuốc cầm máu trong các trường hợp thổ huyết: Trắc bác diệp (sao cháy đen) 15g, ngải diệp 15g, can khương sao 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình