Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây rau ngổ dùng làm thuốc cầm máu thế nào?

Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào)

Tên khoa học Enydra Fluctuans Lour. (Hightsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume)

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

A. Mô tả cây:

Cây sống nồi hay ngập nước , dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn, phân cành nhiều, có mắt. lá mọc đối , không cuống , phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5cm, rộng 6-10mm. Cụm hoa hình đầu không cuống màu trắng, lục nhạt, 4 lá bắc hình trái xoan. Những hoa ở ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng chia 3 thùy, những hoa trong lưỡng tính , hình ống có tràng hoa xe 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn, ngắn. Bầu hình trụ cong .Quả bế, không có mào lông

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Ở nước ta . Còn thấy ở Ấn độ, Inđônêxya, Thái Lan, Trung Quốc. Thường hái là non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.

C. Thành phần hóa học

Trong rau ngổ có 93% nước, 2,1% protit; 1,2% gluxit, 2,1 xenluoza, 0,8% tro. Ngoài ra 0,72mg% caroten; 0,29% vitamin B; 2,11mg% vitamin C , một ít tinh dầu mùi thơm.

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống làm gia vị.

Làm thuốc, người ta dùng rau ngổ chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng , thổ huyết, băng huyết

Dùng giã nát đắp lên những nơi viêm tấy

Ngày dùng từ 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình